Tổng Kết Công Tác Lập Ấp Chiến Lược Đến Trung Tuần Tháng 4 – 1963

các Vùng chiến thuật, các đại diện chính phủ có trách nhiệm liên lạc thường xuyên với Tư lệnh vùng chiến thuật để được đáp ứng yêu cầu hỗ trợ về quân sự và an ninh. Các đơn vị quân đội cấp sư đoàn đóng tại các vùng chiến thuật có nhiệm vụ hỗ trợ về quân sự cho quá trình dồn dân lập ACL tại nơi đóng quân. Theo Sắc lệnh số 152- NV ngày 12 – 07 – 1962, chính quyền VNCH lập ở mỗi khu chiến thuật 11, 12, 22, 23, 31, 32, 33 một “Ủy ban đặc trách ấp chiến lược khu” do Tư lệnh Khu chiến thuật làm Chủ tịch, các tỉnh trưởng và đại diện các cơ quan khác làm Ủy viên. Ở cấp tỉnh và tương đương, phải có một “Ủy ban xây dựng ấp chiến lược tỉnh” do Tỉnh trưởng làm Chủ tịch, Phó tỉnh trưởng phụ trách nội an, Chỉ huy trưởng bảo an và dân vệ làm Phó chủ tịch, các Trưởng ty Thông tin, Thanh niên, Công chánh, y tế, Cảnh sát và Trưởng đoàn cán bộ bình định làm Ủy viên. Ở cấp Quận và tương đương, có “Ủy ban xây dựng ấp chiến lược quận” do Quận trưởng làm Chủ tịch, Phó Quận trưởng làm Phó Chủ tịch và một số nhân vật đứng đầu các cơ quan an ninh, cảnh sát, … cấp Quận làm Ủy viên. Ở cấp xã, tổ chức ra “Ủy ban xây dựng ấp chiến lược xã”, lập “Đoàn cán bộ xây dựng ấp chiến lược”. Cụ thể, chính quyền VNCH đã sử dụng 7 loại lực lượng để phối hợp bao gồm: chủ lực, bảo an, dân vệ, cảnh sát, thám sát, phòng vệ dân sự và cán bộ xây dựng nông thôn. Mỗi ACL có một Ban trị sự ấp, đứng đầu là những ấp trưởng, ấp phó và lực lượng thanh niên chiến đấu, cảnh sát, mật vụ. Chính quyền VNCH chia nhân dân ra làm 3 loại để kiểm tra, giám sát:

“loại 1: là gia đình cách mạng hay có cảm tình với cách mạng để theo dõi, bắt bớ, đàn áp nếu có hiện tượng liên hệ với cách mạng;

loại 2: là những gia đình lưng chừng dễ mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, ly gián; loại 3: là những hộ gia đình có công với chính quyền Sài Gòn, chúng có chính sách ưu đãi và sử dụng họ để theo dõi, khống chế nhân dân trong ấp” [78, tr.51].

Để thực hiện từng bước chương trình ACL trên toàn miền Nam, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu chỉ thị: ấp chiến lược phải được lập dựa trên nguyên tắc trước hết là ở vùng an ninh (vùng do chính quyền VNCH kiểm soát), tiếp theo là vùng bán an ninh (vùng tranh chấp), sau đó là vùng mất an ninh (vùng do cách mạng kiểm soát) thì chưa làm.

Bảng 2.3: Tổng kết công tác lập ấp chiến lược đến trung tuần tháng 4 – 1963


Tổng số dân chúng

14.076.336 người

Số ấp chiến lược dự trù

11.287 ấp

Số ấp chiến lược đã hoàn thành

6.151 ấp (54,5%)

Số dân vào ấp

8.190.010 người (58,5%)

Số ấp chiến lược đang thực hiện

2.172 ấp (19%)

Số dân đang vào ấp

1.607.154 ấp (11,5%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 8

Nguồn: Bộ Công chánh và Giao thông – Việt Nam Cộng hòa (1963), Biên bản số 45 phiên họp ngày 19 – 4 – 1963 về Ấp chiến lược, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, ký hiệu hồ sơ số 311.

Về kinh phí xây dựng ACL, theo Nguyễn Bá Cẩn: “Ngân sách ấp chiến lược là ngân khoản bằng tiền mặt hoàn toàn của viện trợ Hoa Kỳ, xài trước, chứng minh sau, để yểm trợ các ấp. Bên cạnh còn có một cái kho cai quản vật dụng do viện trợ Hoa Kỳ yểm trợ từ kẽm gai, cọc sắt, xi măng, bột mì, đường cát,…” [57, tr.147]. Qua bảng thống kê 2.3, có thể thấy rằng trong năm tài khóa 1961 – 1962, viện trợ Mỹ chiếm hơn 50% nguồn ngân khoản xây dựng ACL, nếu tính thêm viện trợ khoảng 10% của Úc và Tây Đức thì nguồn viện trợ của nước ngoài để xây dựng ACL chiếm hơn 60%. Đến tài khóa 1962 – 1963, chính quyền VNCH đã tăng ngân sách Quốc gia lên gấp ba lần để thấy được ưu tiên của chính quyền VNCH trong việc thực hiện quốc sách ACL. Mỹ và chính quyền VNCH coi năm 1963 là năm có tính chất quyết định trong chương trình lập ACL nên tăng cường đầu tư cho chương trình ACL năm 1963 lên tới 7.617 triệu đồng tiền VNCH, tăng gấp 8 lần so với năm 1962 [146, tr.490].

Bảng 2.4: Thống kê ngân khoản xây dựng ấp chiến lược trong những năm 1961 - 1962 và 1962 - 1963

Đơn vị tính: đồng VNCH


Ngân khoản xây dựng ấp chiến lược

Tổng số tiền

1. Ngân khoản đang thực hiện


Ngân sách Quốc gia (Tài khóa 1961 – 1962)

100.000.000 đồng

Các đoàn thể tư nhân tự nguyện đóng góp quỹ ACL Trung

ương

44.716.192 đồng


Viện trợ Hoa Kỳ (Tài khóa 1961 – 1962)

730.000.000 đồng

Quỹ đối giá cấp cho các chiến dịch Bình Minh và Hải Yến và

những ACL, ACĐ thuộc các tỉnh bị thiệt hại trong trận bão lụt

58.353.470 đồng

Tổng

933.069.662 đồng

2. Ngân khoản chưa sử dụng


Ngân sách Quốc gia (Tài khóa 1962 – 1963)

300.000.000 đồng

Viện trợ Úc

40.000.000 đồng

Viện trợ Đức

131.250.000 đồng

Tổng

471.250.000 đồng

Nguồn: Ủy ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược (1963), Tình hình công tác xây dựng ấp chiến lược đến trung tuần tháng 10/1963, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, ký hiệu hồ sơ số 116.

Dựa vào địa thế từng khu vực, đặc điểm dân cư nên chính quyền VNCH sử dụng ba biện pháp chủ yếu sau: Một là, cắm đất, khoanh dân, lập ấp tại chỗ theo địa bàn từng xóm, từng ấp, thậm chí từng xã. Hai là, cắm đất, khoanh dân tại chỗ là chính, đồng thời dồn thêm một bộ phận dân cư ở các vùng rải rác khác hoặc những cư dân có thành phần “thân Cộng” đến sinh sống xen kẽ để dễ bề kiểm soát. Ba là, dùng lực lượng quân đội, cảnh sát tổ chức hành quân càn quét, đốt phá cửa nhà, tàn phá ruộng vườn, hoa màu, dồn dân đến lập ACL trong các khu vực dự định.

Quan điểm của chính quyền VNCH về việc phòng thủ ACL là:

“Công cuộc phòng thủ Ấp chiến lược phải được đặt trong khuôn khổ một cuộc chiến đấu cách mạng, áp dụng chiến thuật du kích và phản du kích với hai mặt: Mặt nổi: phòng thủ trên mặt đất, do những đơn vị võ trang đảm đương; Mặt chìm: du kích bí mật phải dùng những hình thức bí mật của tổ chức địa thế và do những cán bộ chính trị nồng cốt và trung kiên đảm đương.

Tổ chức địa thế có thể thay đổi tùy theo tính cách chiến lược của Ấp. Trong vùng bất an ninh hoặc trong vùng xôi đậu, phải xây dựng đầy đủ hệ thống công sự phòng thủ, Trong vùng an ninh, chỉ cần một hàng rào chiến lược và vài công sự cần thiết để điều động tổ chức nhân dân võ trang khi hữu sự.” [144, tr.1]

Để xây dựng ACL, chính quyền VNCH lập ra kế hoạch tổ chức địa thế và chia thành 3 giai đoạn:

“Giai đoạn 1: Quan sát địa thế, đặt kế hoạch tổ chức địa thế, tổ chức nhân dân để thi hành kế hoạch học tập, chuẩn bị dụng cụ và vật liệu.

Giai đoạn 2: xây dựng các công sự theo kế hoạch đã được nghiên cứu. Giai đoạn 3: củng cố hoàn bị công tác" [144, tr.2].

Để hoàn thành một ấp chiến lược, chính quyền VNCH đưa ra 8 tiêu chuẩn cần phải đáp ứng:

- Đã thanh toán Cộng sản nằm vùng và đã phối hợp với cảnh sát, hội đồng xã, trưởng ấp để kiểm tra nhân lực - vật lực tại ấp chiến lược.

- Đã phối hợp với Công dân vụ, thông tin để vận động quần chúng tổ chức thành đoàn thể nhân dân.

- Đã hướng dẫn phân công mọi tầng lớp nhân dân về bổn phận của họ lúc bình thường và khi có biến.

- Đã hoàn thành rào, chông, giao thông hào, hầm kín trong mỗi nhà.

- Đã tổ chức “mật” hai tiểu tổ đặc công cho mỗi ấp chiến lược.

- Đã tổ chức bầu “kín” ban trị sự và thiết lập hương ước.

- Đã huấn luyện và vũ trang thanh niên chiến đấu.

- Đã tổ chức hệ thống thông tin và liên lạc để xin tiếp viện [79, tr.48-49].

Theo R. Thompson, tính đến tháng 08 – 1963, tổng số ấp chiến lược đã được lập trên toàn miền Nam như sau: [152, tr.138] (Bảng 2.5)

Bảng 2.5: Tổng số ấp chiến lược được lập trên toàn miền Nam tính đến 8-1963


Tháng

Số ACL hoàn thành

Số ACL tăng mỗi tháng

7 – 1962

2.559

-

8 – 1962

2.661

102

9 – 1962

3.089

428

10 – 1962

3.225

136

11 – 1962.

3.550

325

12 – 1962

4.080

530


1 – 1963

4.441

361

2 – 1963

5.049

608

3 – 1963

5.332

283

4 – 1963

5.787

455

5 – 1963

6.222

439

6 – 1963

6.872

646

7 – 1963

7.222

348

8 – 1963

8.095

875

Tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, đầu năm 1961, Mỹ và chính quyền VNCH đẩy mạnh việc bắt lính, tăng lực lượng quân cơ động lên 64.000 quân gồm 4 sư đoàn, tăng lực lượng bảo an lên

20.000 quân gồm 4 tiểu đoàn và 126 đại đội, lực lượng cố vấn Mỹ tăng lên 3.000 người. Cùng với việc tăng quân, Mỹ và chính quyền VNCH còn tăng mạnh vũ khí và các loại phương tiện chiến tranh, nhất là máy bay lên thẳng. Đến giữa năm 1961, Mỹ - chính quyền VNCH bắt đầu thực hiện kế hoạch “bình định” rào ACL ở đồng bằng và thông qua chương trình chống nổi dậy, tiến hành gom dân. Đến đầu năm 1962, quân đội VNCH tại đây tăng lên đến 155.000 (gần bằng ½ tổng số quân đội VNCH ở miền Nam) gồm 6 sư đoàn, 18 tiểu đoàn bảo an, 5.000 cố vấn Mỹ và dự trù xây dựng ở Vùng I chiến thuật 2.043 ACL, Vùng II chiến thuật là 2.956 [73, tr.304]. Mỹ và chính quyền VNCH xác định mỗi tỉnh đều có trọng điểm lập ACL, trong đó, Quảng Ngãi là một trọng điểm xây dựng ACL. Đích thân Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ huy xây dựng cho kì được hệ thống ACL ở Quảng Ngãi, trong đó có “ấp kiểu mẫu” Kim Sa (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh). Tại đây, chính quyền VNCH bắt hơn 10.000 dân bằng bất cứ giá nào cũng phải hoàn thành xây dựng ấp kiên cố theo kiểu “hai sông, ba núi” trong vòng 7 ngày (Ấp được rào bằng ba lớp với dây kẽm gai và cọc sắt, 2 dãy hào sâu ở giữa các lớp rào, dưới cắm chông dày đặc). Chính quyền địa phương nghiêm cấm nhân dân tụ tập, hạn chế việc đi lại, buộc nông dân không có ruộng đất phải kí khế ước lãnh canh của địa chủ.

Ở Quảng Đà – Quảng Nam14: từ giữa năm 1961, chính quyền VNCH đẩy mạnh việc dồn dân lập ACL với trọng điểm là vùng Tây các huyện dọc theo ranh núi. Kế hoạch ban đầu là tổ chức rào ACL theo địa hình nông thôn, chỉ tập trung vào các hộ gia đình có quan hệ với cách mạng, các hộ gia đình ở lẻ tẻ. Bước sang năm 1962, mở rộng địa bàn dồn dân lập ACL ra khắp vùng nông thôn, bắt dân hai, ba thôn vào một ACL, mỗi ấp bắt dân rào hai, ba lớp rào (chính quyền VNCH gọi là “hai sông, ba núi”). Mỗi ACL chỉ có một, hai cổng ra vào và được canh gác chặt chẽ cả ngày lẫn đêm. Trong ấp, chính quyền VNCH phân loại dân, sắp xếp những gia đình có quan hệ với cách mạng thì ở riêng khu vực sâu trong ấp, trước nhà có bảng danh sách, ai đi vắng phải xin phép. Tính đến cuối năm 1962, tại đây chúng đã lập được 200 ACL (riêng năm 1962 có 125 ấp) với gần 400.000 dân [6, tr.422].

Tại Quảng Ngãi: là một trong những khu vực trọng điểm xây dựng ACL của Mỹ và chính quyền VNCH nên chúng lập các khu giam giữ những người bị tình nghi có liên quan đến cách mạng, tăng cường kiểm soát gắt gao các vùng giáp ranh, nhất là các trục đường giao thông như Thạch Trụ (Mộ Đức) đi Ba Tơ, Đồng Ké (Sơn Tịnh) đi Sơn Hà …, quy định nông dân có dưới 3 sào ruộng mà không có lãnh canh của địa chủ thì buộc phải đi dinh điền hoặc vào các ACL. Với những thủ đoạn trên, đến cuối năm 1961, chính quyền VNCH đã dồn dân, lập được 216 ACL, gom

513.280 dân (chiếm hơn 64% số dân toàn tỉnh lúc bấy giờ) [7, tr.183]. Đến năm 1962, chính quyền VNCH đẩy mạnh cải tổ lực lượng địa phương quân, xây 12 khu dồn dân ở miền núi, nhiều nhất là huyện Minh Long, Sơn Hà. Trong 10 tháng đầu năm 1963, quân đội VNCH mở 375 cuộc càn quét, lớn nhất là chiến dịch “Phượng hoàng”, “Trung nghĩa” đánh phá ác liệt vào các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long, Sơn Tịnh, Đức Phổ. Với các thủ đoạn đánh phá quyết liệt, trong năm 1963, chúng đã lập được 525 ACL với 446.000 dân (miền núi có 51 ấp) [7, tr.194].

Ở Bình Định: để dồn dân vào ACL, Mỹ và chính quyền VNCH liên tiếp mở


14 Cuối năm 1962, hội nghị tỉnh ủy mở rộng chia Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 tỉnh gồm tỉnh Quảng Nam tương ứng với tỉnh Quảng Tín của CQSG (địa giới Quảng Nam từ huyện Quế Sơn đến giáp giới tỉnh Quảng Ngãi) và tỉnh Quảng Đà (địa giới tỉnh Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên, Hội An đến giáp giới tỉnh Thừa thiên Huế, bao gồm luôn Đà Nẵng)

các cuộc càn quét như trận càn “Đồng tiến” (3 – 1962) đánh vào Vĩnh Hiệp, An Sơn, Hoài Nhơn, Hoài Mỹ, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Cát Hiệp, Cát Hanh hòng cưỡng bức dân vào ACL; trận càn “Dân tiến” (9 – 1962) chà đi xát lại một vùng rộng lớn từ Tây Bắc Hoài Nhơn lên Hoài Ân, An Lão và Đông Bắc Vĩnh Thạnh; trận càn “Dân thắng” (6 – 1963) sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” để càn quét vùng An Lão – Vĩnh Thạnh – Vân Canh. Tính đến tháng 07 – 1963, chính quyền VNCH đã xây dựng 460 ấp ở đồng bằng, trong đó có 180 ấp “hai sông ba núi” với số dân

513.588 người (toàn tỉnh có khoảng 800.000 dân) [2, tr.76]. Ngoài ra, quân đội VNCH còn lập một số cụm “ấp chiến lược liên hoàn” tại những vùng xung yếu: An Đỗ (Hoài Sơn), Kim Sơn (Ân Nghĩa), Thạch Bàn, Long Định (Cát Sơn, Cát Hiệp) để chặn các hướng tiến công của cách mạng xuống đồng bằng, đẩy mạnh xây dựng lực lượng ứng chiến tại chỗ (dân vệ, thanh niên chiến đấu), hòng biến ACL thành pháo đài để tiến hành “cuộc chiến tranh giành dân”.

Ở Phú Yên: Từ tháng 07 – 1961 đến cuối năm 1962, chính quyền VNCH lập được 157 ACL theo kiểu “hai sông, ba núi”, xung quanh có công sự ngầm, mỗi ấp đều có lực lượng dân vệ, xung quanh ấp địch bắt dân chặt cây rào kín, bên trong cho đào giao thông hào, đặt gác canh để kiểm soát và kìm kẹp quần chúng [11, tr.193]. Để chống phá cách mạng, chính quyền VNCH ra sức tăng cường củng cố bộ máy kìm kẹp ở nông thôn và tổ chức ở mỗi xã một trung đội thanh niên cộng hòa, một trung đội dân vệ; ở những xã lớn thì có một đại đội bảo an để tiến hành các cuộc càn quét, khủng bố đồng bào. Chính quyền VNCH cho xây dựng một số ACL ở những vùng có vị trí chiến lược quan trọng như: ACL Hòn Lúp (xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa), ấp Phú Hội (Xuân Phước) và ấp Lãnh Xuân (Xuân Lãnh, Đồng Xuân), ấp Mùa Cua, Mỹ Lương (Xuân Thọ, Sông Cầu), ấp Núi Miếu (Hòa Quang, thị xã Tuy Hòa). Đi đôi với việc dồn dân lập ACL, Mỹ và chính quyền Diệm thi hành chính sách tam hoang “đốt sạch, giết sạch, cướp sạch”. Đến đầu tháng 05 – 1962, quân đội VNCH huy động một lực lượng lớn gồm: Trung đoàn chủ lực 47, một tiểu đoàn biệt động, một tiểu đoàn công binh, 4 đại đội biệt kích, 17 đại đội bảo an, 81 tổng đoàn dân vệ, 40 trung đội thanh niên chiến đấu, một chi đoàn xe M113 (20 xe), một đại đội trọng pháo với 4 khẩu 105 ly, 2 khẩu 155 ly, một chiến đoàn

Bình Phú, 2 đội hải thuyền, 45 máy bay các loại mở chiến dịch “Hải Yến” đánh vào địa bàn huyện Tuy Hòa, vùng căn cứ miền Tây Sơn Hòa, miền Tây các huyện Tuy An, Đồng Xuân dồn hơn 30.000 dân vào các ACL Hòn Lúp, Xuân Lãnh, Núi Miếu. Sau gần 1 tháng tiến hành chiến dịch Hải Yến, Tỉnh trưởng Phú Yên đã báo cáo trong Hội nghị ấp chiến lược ngày 30 – 05 – 1962 tại Nha Trang:

“Việc thành lập ấp chiến lược ở Phú Yên nằm trong khuôn khổ được mệnh danh là “chiến dịch Hải Yến đã chia tỉnh Phú Yên ra thành ba vùng. Vùng đỏ là vùng do Việt Cộng kiểm soát, vùng xanh là vùng tranh chấp, vùng vàng là vùng quốc gia kiểm soát như Đồng Tre, La Hai, Sông Cầu, Phú Tân, Tuy Hòa, Phú Lâm, Củng Sơn, Đức Bình và những vùng phụ cận. Hiện nay quốc gia còn kiểm soát được 148.610 người, Việt Cộng kiểm soát 126.543 người, vùng xanh là vùng tranh chấp có 87.234 người. Tình hình xây dựng ấp chiến lược ở Phú Yên tính đến ngày 30 - 5 - 1962, quận Tuy Hòa dự định xây dựng 30 ấp mới hoàn thành được 2 ấp, quận Tuy An ấn định 36 ấp mới hoàn thành 5 ấp, quận Sông Cầu ấn định xây dựng 19 ấp mới xây dựng được 5 ấp, quận Đồng Xuân ấn định 10 ấp mới xây dựng được 5 ấp” [59, tr.151].

Từ tháng 08 – 1962, quân đội VNCH chuyển trọng tâm càn quét sang Tuy Hòa 1 và Sơn Hòa. Riêng ở huyện Sơn Hòa, quân đội VNCH đã đốt hơn 15.000 nóc nhà, bắn giết và cướp hơn 10.000 con trâu bò. Sau chiến dịch “Hải Yến”, quân đội VNCH mở chiến dịch “Dân thắng” tập trung đánh phá sâu vào vùng căn cứ cách mạng, lấn chiếm vùng giáp ranh và các trục đường giao thông, cưỡng bức nhân dân bỏ làng mạc, ruộng vườn vào sống trong các ACL. Tính đến tháng 10 – 1963, chính quyền VNCH đã lập được 228 ACL (nhiều hơn năm 1962 là 37 ấp) [83, tr.226].

Tại Khánh Hòa: theo báo cáo của tỉnh trưởng Khánh Hòa trong Hội nghị ấp chiến lược ngày 30 – 05 – 1962 thì tính đến năm 1962 đã lập 281 ấp trong tổng số 326 ấp ở 77 xã [4, tr.382]. Tùy theo tình hình cụ thể ở từng nơi, chúng bắt dân xây dựng theo các mô hình: 1 sông 1 núi hay 2 sông 2 núi, có nghĩa là 1 đường hào và 1 vòng hào hoặc 2 đường hào và 2 vòng hào kết song song nhau chạy bao bọc xung quanh ấp. Rào cao trung bình 2 mét, hào sâu trung bình 1,5 mét, rộng 2,5 mét trở lên [4, tr.383]. Dưới hào và mép hào bên trong đều cắm chông. Ngoài ra còn có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023