Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Đề Cập Có Đến Phong Trào Chống, Phá Ấp Chiến Lược Ở Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ

lược sẽ không dẫn đến việc thiết lập các “vùng trắng” ở Việt Nam như đã xảy ra ở Malaysia” [150, tr.82].

Trong luận văn Thạc sĩ Khoa học và Công nghệ của Peter Francis Lealy1 tại

Trường Đại học New South Wales (Australia) với đề tài Why did the strategic hamlet program fail?(Tại sao chương trình ấp chiến lược thất bại?), tác giả đã nêu ra những nguyên nhân làm cho chương trình ACL của Mỹ và chính quyền VNCH thất bại như: Thiếu một kế hoạch và chương trình hoàn thiện; Thiếu tài nguyên và vật lực; Thời gian triển khai chương trình thiếu thực tế; Địa điểm và vị trí xây dựng ACL; Thiếu đánh giá đầy đủ và khách quan trong quá trình triển khai; Hạn chế ở các địa phương khi xây dựng ACL; Phản ứng của nông dân; Vai trò của Tổng thống Ngô Đình Diệm - một con người theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng cũng là một vị quan phong kiến; Thiếu sự nỗ lực đoàn kết vì mục tiêu chung; Bộ máy điều hành không phù hợp với thực tiễn; Tác dụng của viện trợ Mỹ; Phản ứng của Việt cộng [151, tr.153-171]. Do góc nhìn của mình, tác giả cho rằng những yếu kém về kế hoạch triển khai, tiền bạc cùng với những bất cập của bộ máy chính quyền VNCH là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của chương trình ACL.

Công trình Vietnam – A History (Việt Nam – một câu chuyện lịch sử), (The Viking Press, New Youk, 1983) của nhà báo Stanley Karnow – chuyên viết về chiến tranh Việt Nam, đã chỉ rõ thực trạng của ACL:

“Trong thực tế, nó là một thảm họa…người nông dân đã bị buộc phải ra khỏi làng của họ, nơi có nguồn gốc và phần mộ của tổ tiên và thế là mô hình xã hội truyền thống của họ bị gián đoạn, vì lý do họ không thể hiểu được. Tệ hơn nữa, hai mươi ngàn nông dân đã được huy động để xây dựng một dự án mà chỉ có thể phục vụ khoảng sáu ngàn người. Như vậy, mười bốn ngàn người đàn ông và phụ nữ đã bị buộc phải từ bỏ các loại cây trồng và công việc của họ mà không được trả công xứng đáng” [154].

Nhìn chung, hầu hết những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã phản ánh rõ nét âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc thực hiện chương trình ACL. Qua đó, các tác giả muốn phản ánh sự phi nghĩa của


1 Peter Francis Lealy hiện nay là Giáo sư tại Trường Đại học Canberra, nguyên là Trung tướng chỉ huy trưởng Quân đội Hoàng gia Australia từ năm 2002 đến năm 2008.

cuộc chiến tranh ở Việt Nam do người Mỹ gây ra và rút ra bài học cảnh tỉnh cho người Mỹ về việc phải tôn trọng các nền văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc khi âm mưu thống trị toàn cầu. Những công trình này tuy có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá khác nhau nhưng những dữ liệu mà các nhà nghiên cứu sử dụng ở bên ngoài Việt Nam đã cung cấp cho giới nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam một cái nhìn khách quan, toàn diện, đầy đủ hơn về giai đoạn quân và dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH với trọng tâm là “quốc sách ấp chiến lược”.

1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập có đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Bộ Tư lệnh Quân khu V đã biên soạn và xuất bản công trình Khu V, 30 năm chiến tranh giải phóng gồm 3 tập (Bộ Tư lệnh Quân khu V, 1989). Công trình đã tái hiện khá rõ nét các giai đoạn lịch sử chiến tranh cách mạng ở Khu V; đồng thời công trình đã nêu bật vai trò lãnh đạo của Khu ủy V trong việc đưa phong trào cách mạng phát triển từ thấp lên cao, từ chiến tranh du kích tiến lên tác chiến tập trung với quy mô lớn và giành nhiều chiến thắng quan trọng. Phong trào chống, phá ACL trong giai đoạn 1961 – 1965 được đề cập trong Tập 2 (1989). Trong tập này đã đưa ra một số đánh giá khái quát về ưu điểm và hạn chế của phong trào đấu tranh chống phá bình định trên địa bàn nói chung, phong trào chống, phá ACL nói riêng. Về hạn chế, công trình chỉ rõ khuyết điểm của ta lúc đầu phá ACL là không dựa vào dân nên không thành công. Bộ đội và du kích về phá ACL, chúng bắt dân làm lại. Một vấn đề được rút ra là chỉ có nhân dân được Đảng Lao động Việt Nam phát động, đoàn kết đứng lên, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang mới phá được ACL [55].

Hai công trình quan trọng liên quan trực tiếp đến phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là công trình Nam Trung Bộ kháng chiến (1945

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 5

– 1975) của Viện Lịch sử Đảng (Nxb Chính trị Quốc gia, 1995) [73] và Lịch sử Khu VI - (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ, 1954 – 1975 của Bộ Tư lệnh Quân khu V (Nxb Quân đội nhân dân, 1995) [56]. Những công trình này đã trình bày có hệ thống quá trình quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975); Các tác giả đã nêu bật

được quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trên các mặt quân sự, chính trị và binh vận, trong đó có phong trào chống, phá ACL. Trong hai công trình này, các tác giả đã khẳng định đế quốc Mỹ và tay sai tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với kế hoạch dồn dân lập ACL rất tàn bạo,... Nhưng nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta trên cả ba vùng (rừng núi, đồng bằng, đô thị), lại được sự chi viện quan trọng của TW Đảng và miền Bắc, quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vượt qua khó khăn, chiến đấu ngoan cường, đẩy địch lùi từng bước, cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của địch.

Cả hai công trình này đều nêu bật được sự chỉ đạo của Quân Khu ủy VI đối với phong trào chống, phá ACL, đó là cần phải tập trung mọi lực lượng, liên tục tổ chức tiến công phá ACL, mở rộng vùng căn cứ giải phóng, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, nỗ lực xây dựng lực lượng ta về mọi mặt. Trong đánh phá ACL phải dùng cả ba thứ quân kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và binh vận.

Trong những công trình này, các tác giả đã phần nào tái hiện phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

Vấn đề chống, phá ACL còn được thể hiện trong các công trình lịch sử kháng chiến của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như: Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930 – 1975)[6]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 – 1975)[7]; Quảng Ngãi – lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 – 1975)[12]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (1930 – 1975)[2]; Phú Yên – 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 – 1975)[11]; Phú Yên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)[10]; Lịch sử Đảng bộ Khánh Hòa (1930 – 1975)[4]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 – 1975)[5]; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (1930 – 1975)[3]… Nội dung chủ yếu của các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh toàn diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ dưới sự lãnh đạo của TW Đảng, TW Cục miền Nam, các Khu ủy V, VI và của Tỉnh ủy các tỉnh. Các công trình đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng về

phong trào chống, phá ACL trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Đây cũng là một kênh tham thảo quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.

Ngoài ra, nội dung về phong trào chống, phá ACL cũng đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu lịch sử các huyện, thị trên địa bàn như: Lịch sử Đảng bộ huyện Thăng Bình, Lịch sử Đảng bộ thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Tịnh, Lịch sử Đảng bộ huyện Mộ Đức, Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), Lịch sử Đảng bộ huyện Hoài Nhơn, Lịch sử Đảng bộ thị xã An Nhơn, Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Cát (Bình Định), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Tuy Hòa, Lịch sử Đảng bộ huyện Sông Cầu (Phú Yên), Lịch sử Đảng huyện Diên Khánh, Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa)… Đây là những nơi mà chính quyền VNCH lập nhiều ACL, nhất là các “ấp chiến lược kiểu mẫu” và cũng là nơi phong trào chống, phá ACL diễn ra một cách mạnh mẽ, quyết liệt nhất. Những công trình nghiên cứu này cung cấp nguồn tư liệu phong phú về phong trào chống, phá ACL ở các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đều chưa nghiên cứu sâu và toàn diện về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ phân tích từng sự kiện riêng lẻ ở mỗi địa phương trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh và cũng chưa làm rõ được những đặc điểm, ý nghĩa cũng như rút ra một số kinh nghiệm trong phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo vô cùng quý giá, bổ ích cho tác giả trong việc thực hiện luận án của mình.

1.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

1.3.1. Kết quả nghiên cứu

Kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài của luận án là rất quan trọng, mà trước hết là cung cấp nguồn tư liệu quý giá và vô cùng bổ ích cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án của mình. Trong luận án “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung

Bộ (1961 – 1965)”, tác giả đã có sự kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước một số nội dung sau:

- Phương pháp nghiên cứu về ấp chiến lược, phong trào chống, phá ấp chiến lược, có những tham chiếu thực tế, so sánh giữa các vùng.

- Những vấn đề có tính lý luận của phong trào chống, phá ấp chiến lược như: Sự chỉ đạo của TW Đảng, TW Cục miền Nam trong phong trào chống, phá ACL; bối cảnh lịch sử, sự vận dụng hiệu quả và sáng tạo của quân dân miền Nam với phương châm “bốn bám”, phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi” để chống, phá ACL trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.

- Quá trình chống, phá ấp chiến lược tại các địa phương trên địa bàn Nam Trung Bộ.

Với nguồn tư liệu phong phú về phong trào chống, phá ACL ở mỗi tỉnh có sự khác nhau, giúp tác giả có cái nhìn tổng quan để phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra những đặc điểm riêng về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm có thể kế thừa và vận dụng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hiện nay.

1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết

Từ kết quả nghiên cứu về ACL và phong trào chống, phá ACL ở miền Nam trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, xuất phát từ yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ của luận án, nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ trong luận án:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc triển khai “chương trình ấp chiến lược” ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

- Làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của TW Đảng, TW Cục miền Nam và các Khu ủy, Tỉnh ủy các địa phương đối với phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với phương châm “bốn bám” (Đảng bám dân, dân bám đất, du kích và bộ đội bám địch, cấp trên bám cấp dưới), phương thức đấu tranh kết hợp “hai chân” (quân sự, chính trị), “ba mũi” (quân sự, chính trị, binh vận).

- Tái hiện một cách khách quan, toàn diện, có hệ thống quá trình chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965, làm rõ những thắng lợi và hạn chế của phong trào.

- Đánh giá khách quan vai trò, khái quát những đặc điểm nổi bật của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đặt trong “cái nhìn đối sánh” với các phong trào chống, phá ACL các địa phương khác ở miền Nam Việt Nam; rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Chương 2

PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1963


2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội

Theo phân vùng địa lý tự nhiên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố sau: thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, địa giới hành chính theo phân chia của chính quyền cách mạng thì vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Nam – Đà Nẵng (từ năm 1962 là Quảng Nam, Quảng Tín), Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Từ năm 1961, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thuộc Vùng I và Vùng II chiến thuật, được chính quyền VNCH chia thành 3 Khu chiến thuật bao gồm: Khu chiến thuật 12 (sở chỉ huy đặt tại Tam Kỳ) gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín và đặc khu Quảng Nam - Đà Nẵng do Sư đoàn 2 phụ trách gọi là Bắc Trung Phần; Khu chiến thuật 22 (sở chỉ huy đặt tại Quy Nhơn) gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn do Sư đoàn 22 phụ trách và Khu chiến thuật 23 (sở chỉ huy đặt tại Buôn Ma Thuột) gồm các tỉnh

Đắk Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận do Sư đoàn 23 phụ trách gọi là Cao nguyên và duyên hải Nam Trung phần2.

Về phía chính quyền cách mạng, từ năm 1961 đến năm 1965, theo chỉ thị của


2 Ngày 13 – 04 – 1961, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 98/QP thiết lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa thành 3 vùng chiến thuật gồm: Vùng I chiến thuật từ vĩ tuyến 17 đến hết tỉnh Quảng Ngãi; Vùng II chiến thuật gồm các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; Vùng III chiến thuật gồm các tỉnh còn lại. Từ ngày 27 – 11 – 1964, chính quyền VNCH lập Vùng IV chiến thuật gồm Khu chiến thuật Định Tường, Khu chiến thuật 41 và Khu chiến thuật 42.

BCT, BCH TW Đảng, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về tổ chức hành chính quân sự, trực thuộc Quân Khu V (mật danh T5) và Quân Khu VI (mật danh T6).

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2,

chiếm 13,4% diện tích cả nước, là dải đất hẹp ngang hình cong, chạy dọc từ Bắc đến Nam, kẹp giữa một bên là biển Đông ở phía Đông và một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây, trải dài gần 6 vĩ độ từ 10033‟B đến 160B (kéo dài từ Bình Thuận ra đến Đà Nẵng), phía Tây giáp Tây Nguyên, Lào; phía Đông là vùng biển rộng với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ; phía Nam giáp Đông Nam Bộ. Địa hình có sự phân hóa từ Tây sang Đông: Gò đồi ở phía Tây, hướng địa hình cong ra biển, núi dốc đứng về phía Đông có những dải núi chạy sát

ra biển chia cắt dải đồng bằng ven biển. Bờ biển dốc khúc khuỷu tạo nên nhiều vũng vịnh nước sâu, nhiều bán đảo, quần đảo và đảo ven bờ. Vì vậy, nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, dịch vụ... Với vị trí địa lý và kinh tế như trên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế và an ninh quốc phòng. Địa bàn này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên, là cầu nối của Nam Bộ với các tỉnh phía Bắc, quan trọng hơn cả Nam Trung Bộ được xem là cơ sở hậu cần để khai thác kinh tế biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển Đông. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ ra sức bình định nông thôn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nhằm kiểm soát vùng đất quan trọng này.

Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đất nông nghiệp thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như: bông vải, mía đường; vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; diện tích rừng liền một khối với rừng Tây Nguyên với hơn 1,77 triệu ha; có hệ thống sông ngòi rất phong phú, chủ yếu bắt nguồn từ dãy Trương Sơn và đổ ra biển Đông như sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Côn, sông Lại Giang, sông Đà Rằng, sông Cái,… Đây là những tuyến đường sông giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí, nhân lực lên chiến trường Tây Nguyên; đồng bào vùng tạm chiếm nhờ những dòng sông này để tiếp tế thuốc men, quần áo, súng đạn, lương thực cho các khu căn cứ cách mạng. Đây lại là một địa bàn chiến lược quan

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí