đầu tiên nghiên cứu về “quốc sách ấp chiến lược” và những cải tổ hành chánh xã ấp thời VNCH. Các công trình trên đã cung cấp cho tác giả luận án có góc nhìn đa chiều về “quốc sách ấp chiến lược”.
Công trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) của Trần Thị Thu Hương (Nxb CTQG, Hà Nội, 2003) đã phản ánh một cách chân thật, sinh động cuộc đấu tranh đầy khó khăn, ác liệt của quân và dân miền Nam chống lại âm mưu thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của Mỹ và chính quyền VNCH trong quá trình thực thi chương trình ACL trên toàn miền Nam. Công trình phát triển từ luận án thuộc mã ngành Lịch sử Đảng nên chủ yếu tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt của TW Đảng, TW Cục và Đảng bộ các địa phương ở miền Nam đối với phong trào; Hơn nữa không gian là cả miền Nam nên chưa có điều kiện phản ánh quá trình hình thành, phát triển cũng như đánh giá vai trò của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ một cách đầy đủ [78].
Công trình Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược (1963 – 1964) của Nguyễn Công Thục (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006). Bằng những nguồn sử liệu phong phú, tác giả đã làm sáng tỏ quá trình đấu tranh chống, phá ACL của quân dân miền Nam trong những năm 1963 – 1964 và rút ra một số nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm về xây dựng cơ sở Đảng và quần chúng, lực lượng, phương thức tiến hành đấu tranh của phong trào chống, phá ACL ở miền Nam [128]. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu là cả miền Nam nên công trình chưa có điều kiện phản ánh chi tiết phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Tác giả luận án đã kế thừa và phát triển có chọn lọc những công trình chuyên khảo của hai tác giả trên để nghiên cứu làm sáng tỏ hơn phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.
Trong nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở từng vùng miền cụ thể có thể kể đến luận án Tiến sĩ Sử học “Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 – 1965) của tác giả Huỳnh Thị Liêm (2006). Luận án đã phục dựng có hệ thống và tương đối toàn diện về phong trào chống, phá ACL quyết liệt, mạnh mẽ, rộng khắp của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong
giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Luận án đã phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên, vấn đề giành và giữ dân nhằm khơi dậy sức mạnh của phong trào quần chúng yêu nước chống, phá ấp chiến lược [80].
Gần đây nhất, Phạm Đức Thuận (2017) đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với nhan đề: Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961
– 1965). Luận án cũng đã cung cấp cho người đọc bức tranh tổng thể về phong trào chống, phá ACL ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án đã phân tích những chủ trương đúng đắn của Đảng bộ các địa phương trong việc đề ra các biện pháp đấu tranh đúng đắn trên cơ sở xác định đúng âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công, sử dụng nhiều cách đánh sáng tạo, đoàn kết với các dân tộc trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - chính quyền VNCH [129].
Nghiên cứu về ACL được công bố trên các Tạp chí khoa học. Tiêu biểu, tháng 07 – 1963, Duy Nghĩa có bài viết “Ấp chiến lược, trại tập trung dân và cứ điểm quân sự của Mỹ - Diệm” đăng trong Tạp chí Học tập. Bài viết đã phân tích rõ âm mưu và khái quát một số nội dung cơ bản kế hoạch xây dựng chương trình ACL và lên án hành động dồn dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH [86]. Tác giả Phạm Quang Toàn với bài viết “Hậu quả 20 năm bình định tàn bạo và thâm độc của Mỹ ngụy đối với nông thôn miền Nam Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 171, 1976) đã trình bày rõ nét các chính sách bình định nông thôn của Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam, trong đó có đề cập đến việc xây dựng ACL [131].
Nguyễn Công Thục với bài “Ấp chiến lược, một biện pháp bình định chủ yếu trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam” (Tạp chí Lịch sử quân sự, 04 – 1999) [127, tr.27-31]. Vũ Thúy Hiền có bài viết “Phụ nữ Việt Nam tham gia đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ 1961 – 1965” được đăng trong Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 07 – 2000 [70]. Các bài viết nêu trên đều làm rõ âm mưu của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc dồn dân lập ACL, những nỗ lực nhằm thực hiện cho bằng được “quốc sách” ACL, đồng thời cũng làm rõ vai
Có thể bạn quan tâm!
- Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 1
- Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 2
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phong Trào Chống, Phá Ấp Chiến Lược Ở Miền Nam Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ, Cứu Nước
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Đề Cập Có Đến Phong Trào Chống, Phá Ấp Chiến Lược Ở Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Truyền Thống Yêu Nước Và Đấu Tranh Cách Mạng Của Nhân Dân Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Quân Và Dân Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Đấu Tranh Chống, Phá Ấp Chiến Lược Từ Năm 1961 Đến Năm 1963
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
trò lãnh đạo kịp thời, nhạy bén của TW Đảng, TW Cục miền Nam trong việc phát động quân dân miền Nam đấu tranh chống, phá ACL, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu của các công trình trên, nhiều vấn đề quan trọng về chương trình ACL của Mỹ và chính quyền VNCH, các Nghị quyết và Chỉ thị của TW Đảng, TW Cục miền Nam, các Khu ủy lãnh đạo phong trào chống, phá ACL… đã được đề cập cơ bản. Những công trình trên cũng giúp cho tác giả luận án có cách nhìn toàn diện về phong trào chống, phá ACL ở miền Nam cũng như có cơ sở để so sánh, đối chiếu những điểm giống và khác nhau giữa phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với phong trào ở các vùng khác.
* Ngoài nước
Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) và nhất là giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, khi Mỹ và chính quyền VNCH thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam với trọng tâm là “quốc sách ấp chiến lược” đã được rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Trong Bản báo cáo của Lầu Năm Góc với nhan đề The Strategic Hamlet Program 1961 – 1963 tạm dịch là Chương trình ấp chiến lược 1961 – 1963 (Boston, 1971) đã đề cập tương đối đầy đủ về các nguồn viện trợ, về âm mưu, quá trình tổ chức, thực hiện quốc sách ACL của Mỹ. Bản báo cáo cho thấy rõ mục đích, vai trò của ACL; đó là:
“Chương trình ấp chiến lược có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với việc xây dựng các ấp chiến lược cho nông dân gia nhập. Nó có vai trò loại bỏ những phần tử nổi loạn từ một khu vực và bảo vệ dân chúng ở nông thôn, tiến triển thông qua việc thành lập các cơ sở hạ tầng và từ đó dẫn đến việc cung cấp các dịch vụ mà qua đó nông dân xác định sẽ trung thành với chính phủ của họ. Các chương trình ấp chiến lược trong ngắn hạn là một nỗ lực của chiến lược chống nổi dậy. Mục tiêu là chính trị mặc dù các phương tiện để thực hiện nó là một hỗn hợp của quân sự, biện pháp kinh tế và chính trị tâm lý xã hội” [155].
Robert Thompson (1989) - người được xem là chuyên gia quân sự hàng đầu
trong chương trình bình định nông thôn của Anh và Mỹ và cũng chính là người trực tiếp thi hành các kế hoạch chống nổi dậy ở nông thôn Malaysia hiệu quả, đã xuất bản hai công trình quan trọng về ấp chiến lược với nhan đề: Make for the Hills: Memories of Far Eastern Wars - No Exit From Vietnam (Leo Cooper, London), tạm dịch là Nhớ về cuộc chiến tranh ở phương Đông - Cuộc chiến không lối thoát ở Việt Nam [153] và công trình Defeating communist insurgency: The lesson of Malaysia and Vietnam (tạm dịch là Đánh bại sự nổi dậy của cộng sản: Bài học của Malaysia và Việt Nam) Chatto & Windus Press, London [152]. Với hai công trình này, tác giả đã diễn giải về mục đích, cách thức cũng như quá trình xây dựng ACL ở Malaysia và miền Nam Việt Nam trong “cái nhìn đối sánh”. Từ đó chỉ ra nguyên nhân thất bại của chương trình ACL ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn “Chiến tranh đặc biệt”. Tuy nhiên, do góc nhìn phiến diện nên tác giả cho rằng sự thất bại của chương trình ACL ở Việt Nam chủ yếu là do vai trò của cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu, đã phạm phải những sai lầm hết sức nghiêm trọng như quá “nôn nóng” trong việc thực hiện chương trình này nên “đã áp đặt kiểm soát chính trị từ trên xuống chứ không phải giành được sự ủng hộ từ dân chúng,… quá đề cao vai trò của Thanh niên Cộng hòa gây nên sự xung đột giữa hai thế hệ già trẻ trong cộng đồng,…không hiểu được nguy cơ ngày càng tăng của Cộng sản”. Ngoài ra, R. Thompson còn mắc sai lầm trong việc lấy “chương trình ấp chiến lược” ở Malaysia làm khuôn mẫu áp dụng ở miền Nam Việt Nam vì cuộc đấu tranh của những người cộng sản ở Malaysia phần lớn các nhóm là người gốc Hoa nên có thể phân biệt với người Malaysia bản địa bên trong ACL, trong khi đó ở nông thôn miền Nam Việt Nam thì không thể phân biệt đâu là những người cộng sản, đâu là những người nông dân đơn thuần.
Cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara được Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thủy, Minh Nga dịch sang tiếng Việt với nhan đề: Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995). Trong cuốn sách này, McNamara đã thừa nhận sự sai lầm của chính quyền Mỹ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965 và
ông cho rằng sự thất bại của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là do chính quyền Mỹ đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó; sự thiếu hiểu biết cơ bản về lịch sử, văn hóa, chính trị về một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước [123].
Gabriel Kolko (1994), Anatomy of a War, Vietnam, the United States anh the Modern Historical Experience, (The New Press, New York, 1985, tái bản năm 1994). Năm 2003, Nguyễn Tấn Cưu dịch sang tiếng Việt với nhan đề: Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Công trình này đã đề cập một số vấn đề liên quan đến giai đoạn 1961 – 1965 khi Mỹ và chính quyền VNCH thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “quốc sách ấp chiến lược”. Công trình cho thấy chính quyền VNCH muốn có một kết quả nhanh chóng nên huy động toàn bộ quân đội để ép tạo ra những ACL… Khi nhân dân không chịu vào ACL thì quân đội VNCH dùng phi pháo để buộc họ phải chạy vào ấp để tránh. Kết quả có thể thấy trước được đó là việc những người đến tuổi nhập ngũ trốn ra ngoài để tham gia các lực lượng của Mặt trận; đó là một làn sóng bất bình rộng lớn, lần này vượt quá các vấn đề ruộng đất để đòi quyền sở hữu và đòi một xã hội nông thôn ổn định [69, tr.160-161].
Công trình nghiên cứu của Gabriel Kolko đã phân tích rất nhiều các khía cạnh của cuộc chiến tranh. Những nhận xét, đánh giá của tác giả về việc dồn dân lập ACL của chính quyền VNCH đã cung cấp cho người đọc những kiến giải mới mẻ, thực chất về “quốc sách” này và nêu ra được phần nào nguyên nhân thất bại của nó.
Công trình nghiên cứu của Neil Sheehan, A Bright Shining Lie - John Paul Vann and America in Vietnam được xuất bản năm 1988, dịch giả Đoàn Doãn dịch với nhan đề: Sự lừa dối hào nhoáng - John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003). Là người trong cuộc, tác giả đã có những nhận xét xác đáng về thái độ của nông dân miền Nam đối với ACL:
“Có hai nhóm nông dân căm tức. Trước hết là những người buộc phải di chuyển để tách khỏi Việt Cộng, phải tự mình xây dựng nhà trong ấp mới, những ngôi nhà kém xa nhà cũ, sau đó lại bị bom và napalm thiêu trụi… Nạn dịch tha hóa tham nhũng của chế độ càng làm dân chúng nặng gánh. Những
người có trách nhiệm ở địa phương bán lại cho nông dân những tấm tôn và vật liệu mà lẽ ra Hoa Kỳ cho không họ. Nhóm nông dân thứ hai gồm những người vẫn giữ được nhà ở nhưng bây giờ phải sống chung trong thôn ấp đông dân…” [84]. Cả hai nhóm nông dân này cùng căm phẫn với chính quyền VNCH vì bắt họ phải làm những ngày lao động nghĩa vụ dài ngày để đào hầm hố, chôn cột giăng dây thép gai, dựng chỗ ở cho cảnh sát, chặt tre vót nhọn làm chông... Trong khi đó, những nông dân giàu có lo lót để được miễn làm việc, càng dồn gánh nặng lên những người nghèo.
Đồng thời tác giả cũng thừa nhận:
“Nếu ở lại Việt Nam chúng ta phải trả giá gánh nặng thường xuyên về tài chính. Nhất là chúng ta đã nhức nhối dai dẳng bởi vết thương tinh thần khi cố thống trị một dân tộc không bao giờ chấp nhận chúng ta. Người Việt Nam chẳng bao giờ chấp nhận một sự thống trị nào hết của nước ngoài. Lịch sử chứng tỏ họ không ngừng chiến thắng, đẩy lùi quân xâm lược dù là người Trung Hoa, Mông Cổ, Mãn Châu, Pháp và dĩ nhiên cả người Mỹ” [84].
Với kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, tác giả đã cho người đọc nhận thức được bản chất thật sự về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, nhất là trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965 với sự thất bại của chương trình ACL. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự bất tài, tham nhũng của quan chức chính quyền VNCH, sự bi quan của Mỹ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và ý chí kiên cường, bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Nguyên Giám đốc CIA William Colby - người đầu tiên vạch ra chương trình
ACL ở miền Nam Việt Nam, đã thực hiện thí điểm ACL ở Buôn Ênao, một buôn nhỏ cách Buôn Ma Thuột khoảng mười kilômét, đã xuất bản cuốn sách với nhan đề Một chiến thắng bị bỏ lỡ (Nguyễn Huy Cầu dịch, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007) đã nêu lên sự bất cập về mục đích và phương thức lập ACL:
“Chương trình này do Nhu đích thân chỉ đạo chính thức và chịu trách nhiệm trong thực hiện. Để đưa nó ra, ông triệu tập các quan chức cao cấp về hành chính và quân sự các cấp đến dự những cuộc thảo luận bất tận, trong đó ông giải thích cho họ về những căn cứ chính trị và trừu tượng của khái niệm. Run
sợ với ý nghĩ và con đường công danh của mình và phụ thuộc vào thái độ làm hài lòng ông em Tổng thống của họ, các quan chức đều cố gắng tìm cho ra trong cái mớ rối rắm những ý tưởng cao siêu của Nhu những gì mà họ cho rằng phải làm đúng để thực hiện được chương trình…” [147].
Tác giả đã cung cấp những tư liệu quý giá về những kế hoạch của người Mỹ trong việc thực hiện chương trình ACL, sự dối trá của các quan chức VNCH cùng với sự thất bại nặng nề của chính quyền VNCH trong việc dồn dân lập ACL.
Khi phân tích sự thất bại của Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1963, Edward Miller trong công trình Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States and the Fate of South Vietnam, do Minh Thu, Trọng Minh, Kim Thoa dịch với nhan đề: Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) đã dựa trên quan điểm, lập trường và những nguồn tư liệu khai thác được, ông đã phác họa rõ nét và đa chiều về sự bất đồng, xung đột giữa Mỹ với Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1954 – 1963. Trong đó chỉ ra rằng:
“Trong những tháng cuối năm 1961, Nhu bắt đầu tổng hợp những nghiền ngẫm lý thuyết của mình thành một sáng kiến mới và quan trọng của Việt Nam Cộng hòa có tên gọi Chương trình ấp chiến lược… Quan điểm của Nhu coi ấp chiến lược như một “hệ thống phòng thủ thu nhỏ”, là một sự khởi đầu quan trọng trong quan điểm chính thức của Việt Nam Cộng hòa về hoạt động chống nổi dậy và cải cách điền địa. Bằng việc tổ chức để người dân nông thôn tự bảo vệ mình, Chương trình ấp chiến lược còn hướng tới các mục tiêu vượt ra ngoài phạm vi những biện pháp kiểm soát dân mà các chính phủ trước đây đã dựa vào… Diệm và Nhu một mực cho rằng, Chương trình ấp chiến lược không chỉ đơn thuần là một chiến lược quân sự, mà còn là phương tiện để đi đến mục tiêu cuối cùng là hiện thực hóa cuộc cách mạng nhân vị đã hứa hẹn từ lâu” [66, tr.315-319].
Qua công trình nghiên cứu của mình, ông đã cho người đọc thấy rõ vai trò của người Mỹ trong việc thực hiện chương trình ACL, quan điểm của anh em Diệm
- Nhu về viện trợ Mỹ, từ đó phản ánh một cách chân thật mối quan hệ đầy thăng
trầm giữa Mỹ với chính quyền Diệm và cả số phận chính quyền VNCH, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày 01 – 11 – 1963.
Công trình America’s Longest War: The United States and Vietnam, 1950 – 1975 của George C. Herring (Nxb Mc Graw-Hill, New York) đã được Phạm Ngọc Thạch dịch với nhan đề: Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ (1950 – 1975) với 4 lần tái bản tại nước Mỹ. Tác giả đã nói lên góc nhìn của mình về ACL:
“Các ấp chiến lược ở Việt Nam bị dựng lên để chống lại chính người dân, những người đã sống ở các làng mạc với nhiều thế hệ…. Mỹ đã chi rất nhiều tiền để tổ chức các dịch vụ tại các ấp chiến lược, nhưng do bất lực hoặc tham nhũng, phần lớn số tiền này không đến đúng địa chỉ. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiếu những người có năng lực để làm việc theo chương trình và nhiều quan chức bất tài và tham nhũng lại đại diện cho chương trình ở cấp xã. Trong mọi tình huống, Diệm và Nhu coi chương trình này chủ yếu là biện pháp để mở rộng kiểm soát đối với vùng nông thôn…” [58].
Qua công trình này, George C. Herring đã cung cấp nguồn sử liệu phong phú về việc Mỹ và chính quyền VNCH đã bỏ nhiều công sức, tiền của để thực hiện chương trình ACL, từ đó, người đọc có thể hình dung được quá trình thiết lập ACL và bản chất thật sự của ACL. Theo ông, chính sự độc tài, hoang tưởng, tự cao, tự đại, đi ngược lại với những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam của Mỹ và anh em Diệm – Nhu; sự bất tài, tham nhũng của các quan chức chính quyền VNCH là nguyên nhân chính làm cho chương trình ACL thất bại.
Trong luận văn Thạc sĩ khoa học quân sự của James M. Higgin với đề tài The Misapplication of the Malayan Counterinsurgency Model to the Strategic Hamlet Program (Sai lầm của chiến lược chống nổi dậy của người Malaya trong chương trình ấp chiến lược) (Đại học Massachusetts, 1989) khi liên hệ với ACL ở Việt Nam, tác giả nhận xét:
“Diệm, người Mỹ và người Anh không bao giờ có thể giành chiến thắng trong dân cư nông thôn với sự nghiệp này. Điều đó có nghĩa là Việt Cộng đã nắm giữ các sáng kiến về xây dựng nông thôn chiến đấu và nông dân nông thôn Việt Nam không đứng về chính quyền Diệm. Các chương trình ấp chiến