Tổng Số Ấp Chiến Lược Được Lập Ở Các Tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ Tính Đến Ngày 13 – 12 – 1962

những bàn chông di động làm bằng sắt để ban đêm đặt vào những chỗ cần thiết. Mỗi cổng ra vào đều có bót kiểm soát, có chòi gác cao từ 3 đến 4 mét, có kẻng báo động, điện thoại nối về trụ sở ấp, có kẻng báo động khi phát hiện được cách mạng. Trong ấp, ngoài bộ máy tề ngụy, chính quyền VNCH tiến hành thực hiện cái gọi là “xây dựng hàng rào nhân tâm” bằng việc phát triển các đoàn thể: “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Phụ nữ liên đới”, “Thanh niên cộng hòa”, thường xuyên có lính bảo an và thanh niên chiến đấu canh gác.

Tại tỉnh Ninh Thuận: trong hội nghị Ủy ban xây dựng ấp chiến lược ngày 14 – 08 – 1962 , tỉnh trưởng Nguyễn Kim Khánh cho biết đã thiết lập xong 98 ấp, sẽ tổ chức thêm 17 ấp trước cuối 1962, còn 8 ấp nữa sẽ thực hiện tiếp vào năm 1963, trong đó 3 quận Bửu Sơn, An Phước, Du Long đã tổ chức xong ACL. Đến giữa năm 1963, chính quyền VNCH đã làm xong 125 trong tổng số 127 ACL, với gần 99% dân số nên chúng gọi là tỉnh kiểu mẫu về xây dựng ấp chiến lược [5, tr.305].

Ở tỉnh Bình Thuận: từ tháng 11 – 1961, quân đội VNCH bắt đầu hình thành các khu tập trung trọng điểm ở Lương Sơn, Giồng Thầy Ba, Long Phú, Long Hoa và xây dựng thành ACL. Theo báo cáo của tỉnh trưởng Nguyễn Quốc Hoàng tại Hội nghị Liên bộ Ấp chiến lược ngày 05 – 10 – 1962, thì tính đến ngày 30 – 09 – 1962, đã xây dựng xong 73 ACL với dân số 68.877 người, đồng thời huy động nhân dân trong 4 xã Tân Phú Xuân, Đại Nẩm, Tường Phong, Phú Hội thuộc khu vực Bắc Phan Thiết đào 1 đường hào liên xã dài 7.400 thước (mặt rộng 4 thước, sâu 2 thước, đáy 2 thước 50) trong thời gian 10 ngày nhằm thí điểm cho việc thực hiện một trận tuyến liên xã ở những vùng khó kiểm soát.

Theo thống kê của chính quyền VNCH tính đến ngày 13 – 12 – 1962, tổng số ACL được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như sau (Bảng thống kê 2.6):

Bảng 2.6: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 13 – 12 – 1962


STT

Đô thị và tỉnh

Số ACL

dự trù

Số ACL

hoàn thành

Số ACL

đang thực hiện

Dân số toàn tỉnh

Số dân trong

ACL

Tỷ lệ dân vào ACL

(%)

1

Quảng Nam

537

102

127

572.975

128.000

22,3

2

Đà Nẵng

27

2

4

110.630

2.252

2,1

3

Quảng Ngãi

400

332

13

651.016

489.234

75,1

4

Quảng Tín

134

61

63

348.724

50.276

14,4

5

Bình Định

675

268

31

822.746

319.667

38.9

6

Phú Yên

242

162

72

331.092

234.145

70,7

7

Khánh Hòa

281

202

3

271.753

174.987

64,4

8

Ninh Thuận

123

115

4

134.375

130.167

96,9

9

Bình Thuận

230

118

46

234.264

171.844

73,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 9

Nguồn: Ủy ban Liên bộ Đặc trách xây dựng ấp chiến lược, Bản báo cáo và giải trình, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, hồ sơ số 293.

Thống kê của chính quyền VNCH, tính đến ngày 11 – 04 – 1963, tổng số ACL được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Bảng thống kê 2.7)

Bảng 2.7: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 11 - 04 - 1963


STT


Đô thị và tỉnh

Số ACL

dự trù

Số ACL

hoàn thành

Số ACL

đang thực hiện

Dân số toàn tỉnh

Số dân

trong ACL

Tỷ lệ dân

vào ACL (%)

1

Quảng Nam

537

145

179

573.742

175.101

30,5

2

Đà Nẵng

69

54

15

134.000

109.975

82,1

3

Quảng Ngãi

419

386

4

648.353

544.417

83,9

4

Quảng Tín

309

201

80

348.724

188.694

54,1

5

Bình Định

675

452

223

784.766

519.884

66,2

6

Phú Yên

242

209

27

331.092

276.777

83,6


7

Khánh Hòa

301

214

67

221.718

184.265

83,1

8

Ninh Thuận

127

122

2

134.375

132.731

98,8

9

Bình Thuận

180

153

27

234.264

202.370

86,4

Nguồn: Ủy ban Liên bộ Đặc trách xây dựng ấp chiến lược, Biên bản cuộc nói chuyện của Ngô Đình Nhu tại Trung tâm Suối Lồ Ô ngày 17-4-1963, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, hồ sơ số 1582.

Như vậy, với việc Mỹ và chính quyền VNCH đẩy mạnh triển khai chương trình ACL, thực hiện biện pháp quân sự là chủ yếu, tăng cường đàn áp và buộc nông dân miền Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng phải bỏ ruộng vườn của mình để vào sinh sống trong các ACL nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng đang dâng cao. Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy chính quyền và quân đội VNCH ngày càng tăng cường dồn dân vào ACL với quy mô ngày càng lớn.

2.2.1.2. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ấp chiến lược

* Chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI

Ngày 24 – 01 – 1961, Bộ Chính trị nhận định: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu” [61, tr.153]. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Bộ Chính trị đã khẳng định Mỹ và chính quyền VNCH sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và đây chính là thời cơ thuận lợi cho cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của nhân dân để lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam. Vì vậy, Bộ Chính trị xác định phương châm của cách mạng miền Nam là:

“So sánh lực lượng giữa ta và địch, tình hình cụ thể ở mỗi vùng mà đề ra phương châm công tác và hình thức đấu tranh cho thích hợp: ở các vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu và đề ra nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch để mở rộng thêm căn cứ và xây dựng lực lượng của ta. Ở các vùng đồng bằng, đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự có thể ngang nhau, tùy tình hình cụ thể ở từng nơi ở đồng bằng mà cân nhắc mức độ giữa hai hình thức và mức độ tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch. Ở các vùng đô thị thì lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, gồm cả hai hình thức hợp pháp và không

hợp pháp” [60, tr.513-514].

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, tháng 02 – 1961, hội nghị Liên Khu ủy V đã đề ra nhiệm vụ: “làm chủ rừng núi, củng cố và xây dựng căn cứ địa, giành lại đồng bằng, tiêu diệt sinh lực địch” [73, tr.295]. Về phương châm đấu tranh ở ba vùng chiến lược, Nghị quyết xác định: “vùng căn cứ rừng núi đấu tranh vũ trang là chủ yếu, vùng đồng bằng đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang có thể ngang nhau, vùng đô thị đấu tranh chính trị là chủ yếu” [73, tr.295]

Tháng 05 – 1961, Bộ Chính trị quyết định tổ chức chiến trường Nam Trung Bộ thành hai khu và lập Bộ Tư lệnh Quân khu. Khu V gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum do Võ Chí Công (Ủy viên TW Đảng) làm Bí thư Khu ủy. Khu VI gồm các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Tuyên Đức, Lâm Đồng do Trần Lê (Liên khu ủy viên Khu V) làm Bí thư Khu ủy. Về chỉ đạo, Khu ủy V trực thuộc BCH TW Đảng, Khu ủy VI trực thuộc TW Cục miền Nam15.

Tháng 10 – 1961, căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương khác nhau, TW Cục miền Nam đề ra 4 mức phá ACL:

- Mức thấp nhất là phá lỏng, tức là đẩy mạnh đấu tranh để nhân dân trong ấp có thể đi ra đi vào dễ dàng, mặc dầu vẫn còn hàng rào, đồn bốt.

- Mức cao hơn là phá banh, tức là phá ngầm các hàng rào, tuy vẫn còn đồn bốt nhưng tạo điều kiện cho nhân dân và lực lượng cách mạng có thể bí mật đi, về.

- Mức thứ ba là phá dứt điểm, bao gồm diệt tề, giải tán dân vệ, nhổ đồn bốt mà thực chất là phá hoàn toàn ấp đó.



15 Ngày 14 – 03 – 1961, TW Đảng gởi điện mật số 28/ĐM cho Xứ ủy Nam Bộ. Ngày 27 – 03 – 1961, BCH TW Đảng ra Chỉ thị nhân sự TW Cục miền Nam như sau:

1. Nguyễn Văn Linh, Ủy viên BCH TW Đảng – Bí thư TW Cục

2. Phan Văn Đáng, Ủy viên BCH TW Đảng – Phó Bí thư TW Cục

3. Phạm Văn Xô, Ủy viên

4. Phạm Thái Bường, Ủy viên

5. Võ Văn Kiệt, Ủy viên

6. Trần Lương, Ủy viên

7. Nguyễn Đôn, Ủy viên

- Mức cao nhất là giữ nguyên ấp nhưng tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp của đối phương, biến ấp chiến lược của địch thành ấp chiến đấu của ta. [8, tr.255]

Tháng 02 – 1962, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về công tác cách mạng miền Nam với chủ trương:“…kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức phá kế hoạch Xtalây - Taylo” [62, tr.652].

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam họp Đại hội lần thứ nhất (từ 16 – 02 đến 03 – 03 – 1962) đã nhất trí thông qua Nghị quyết, trong đó công tác số 1 là chống ấp chiến lược và gom dân.

Hội nghị Khu ủy VI (02 – 1962) đề ra hai nhiệm vụ lớn: “Xây dựng và mở rộng căn cứ địa, phát động quần chúng nổi dậy giành nông thôn đồng bằng, phá ấp chiến lược của địch” [73, tr.306].

Nhằm chống phá chương trình lập ACL, đồng thời đẩy mạnh củng cố phát triển lực lượng cách mạng, tháng 04 – 1962, TW Cục miền Nam ra Nghị quyết về chống, phá ACL. Nghị quyết đã phân tích tình hình và âm mưu của Mỹ - chính quyền VNCH trong chương trình lập ACL. Từ đó, TW Cục miền Nam xác định ba nhiệm vụ trọng tâm trước mắt:

- Tích cực đẩy mạnh phong trào đấu tranh toàn diện rộng lớn ở khắp nông thôn đô thị, kiên quyết chống và phá kế hoạch khu ấp chiến lược và gom dân của địch.

- Ra sức xây dựng và mở rộng căn cứ địa vững mạnh toàn diện, tăng cường công tác quản lý nông thôn.

- Đẩy mạnh xây dựng các lực lượng vũ trang lớn mạnh, đủ sức chặn đứng và đánh lùi địch nhằm giành thắng lợi. [60, tr.728]

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra, TW Cục miền Nam đã chỉ đạo các Đảng bộ địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh, kiên quyết chỉ đạo, phải tập trung mọi lực lượng để chống, phá kế hoạch gom dân lập ACL một cách toàn diện; phải có sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các vùng, các khu, các tỉnh, huyện, xã; phải kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị bằng ba mũi giáp công; phải đẩy mạnh phong trào quần chúng xây dựng xã chiến đấu; tăng cường hoạt động du kích, bám sát địch, trừng trị bọn ác ôn, phá các

tuyến đường giao thông.

Tháng 07 – 1962, Hội nghị Khu ủy V nhận định và đưa ra chủ trương phá ACL: “Từ cuối năm 1961 đến nay,… địch đối phó quyết liệt, dùng quân cơ động đối phó nhanh, phát triển các lực lượng võ trang ở nông thôn, cải tiến trang bị, đóng thêm đồn bốt để xúc tiến xây dựng ấp chiến lược với tốc độ nhanh, nên gây khó khăn cho ta hơn trước trong việc mở rộng diện phát động quần chúng phá kìm kẹp và giữ vững những vùng đã giành được.” [73, tr.310].

Từ đó, Hội nghị xác định nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất là phải tập trung mọi lực lượng để chống, phá ACL.

Ngày 18 – 07 – 1962, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn gửi thư cho TW Cục miền Nam cho ý kiến chỉ đạo để chống lại việc lập ACL của chính quyền VNCH chủ yếu là lực lượng của quần chúng, lực lượng chính trị và quân sự. Đồng thời, phải biết tạo cho quần chúng những phương tiện, những thời cơ để chống địch, để phá ACL. Ông nhấn mạnh: “Căn cứ vào phương hướng phát triển của cách mạng miền Nam, xét cả hai phương diện quân sự và chính trị, quân đội nhân dân miền Nam cần phải nắm vững đường lối quân sự là phát động một cuộc chiến tranh du kích trường kỳ để chống địch và thắng địch” [60, tr.685].

Ngày 08 – 08 – 1962, TW Cục miền Nam ra Chỉ thị 21/CT về vấn đề đấu tranh phá ấp chiến lược, xã tự vệ và gom dân của địch. Trên cơ sở phân tích, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo đấu tranh đã đưa ra kết luận: Việc phá thành rào ACL sử dụng lực lượng bên ngoài đánh phá chỉ là một mặt, chủ yếu là phải phát động lực lượng bên trong và phải phá từ bên trong.

Trong năm 1961 và 6 tháng đầu năm 1962, phong trào chống, phá ACL giành được những thắng lợi rất quan trọng nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do lực lượng lãnh đạo các thôn ấp còn yếu; lực lượng vũ trang địa phương chưa được xây dựng nhiều, thiếu vũ khí, chưa có kinh nghiệm chống càn; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị; chưa tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực bám trụ dài ngày. Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho lực lượng vũ trang miền Nam phải đẩy mạnh các hoạt động quân sự, kết hợp với đấu tranh chính trị, bảo toàn và phát triển lực lượng để đập tan

mưu đồ gom dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH. Mặt khác, TW Cục miền Nam đã cử các cán bộ xuống các tỉnh trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh. Nhờ những chỉ đạo kịp thời của TW Cục miền Nam và Khu ủy V, phong trào cách mạng các tỉnh Nam Trung Bộ phục hồi nhanh chóng và giành nhiều thắng lợi mới.

Từ thực tiễn phong trào chống, phá ACL, ngày 20 – 11 – 1962, Thường vụ TW Cục miền Nam ra Chỉ thị Về đấu tranh chống phá ấp chiến lược và gom dân của địch, trong đó phân ACL ra làm 3 loại để có kế hoạch chống, phá hiệu quả:

- Loại ở vùng có vị trí chiến lược: thì phải phá lỏng thế kìm kẹp của địch, dần dần có điều kiện tiến tới phá nát. Quan trọng nhất là phải tuyên truyền, giáo dục quần chúng đấu tranh chính trị với mọi hình thức, ra sức xây dựng cơ sở.

- Loại ở vùng không có vị trí chiến lược: thì phải phá vỡ rồi tiến tới phá banh.

- Loại có gom dân: thì phải phá banh, ngăn chặn không cho địch gom dân lập ấp chiến lược.

Tháng 06 – 1963, Hội nghị tổng kết phong trào du kích chiến tranh chống địch lập ACL đã xác định:“Phải kết hợp chặt chẽ lực lượng bên trong và bên ngoài, bên trên và bên dưới, địa phương này và địa phương khác, kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công. Cần nhận rõ lực lượng chính trị quần chúng là cơ bản, lực lượng vũ trang kết hợp là đòn bẩy cực kỳ quan trọng” [146, tr.496].

Tháng 07 – 1963, TW Cục miền Nam ra Nghị quyết về công tác chống, phá khu, ấp chiến lược, gom dân. Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là: “quyết tâm đánh bại âm mưu lập khu, ấp chiến lược, gom dân của địch, âm mưu chủ yếu nhất của kế hoạch Xtalây - Taylo”.

Phương hướng chung là tiến lên phá tan toàn bộ khu, ấp chiến lược của địch.

Phương châm, hình thức chống phá là:

- Phải tập trung toàn lực vào chống địch, đánh địch, cũng như xây dựng ta một cách toàn diện ở bên ngoài cũng như bên trong khu, ấp chiến lược.

- Phải kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài, bên trên và bên dưới, địa phương này và địa phương khác. Kết hợp chặt chẽ ba mặt giáp công để chống phá khu, ấp chiến lược gom dân trong từng điểm một.

- Phải kết hợp chặt chẽ và đẩy mạnh cả hai mặt chống và phá, phá rồi lại tiếp

tục chống, kết hợp chống gom dân với phá ấp chiến lược, kết hợp chống lấn chiếm gom dân với mở rộng căn cứ, phá ấp chiến lược với mở rộng vùng, kết hợp chống phá từ trước mặt với chống phá sau lưng và trong lòng địch, kết hợp chống phá thường xuyên liên tục từng cái hay nhiều cái với phá từng đợt, kết hợp phá lỏng thế kìm kẹp trên một diện rộng với tập trung lực lượng phá rã, phá dứt điểm từng mảng khu, ấp chiến lược.

- Phải nắm vững phương châm chống, phá lâu dài, quyết liệt với địch.

- Phải nắm vững yêu cầu phá kìm kẹp bên trong là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ phá rào.

- Phải nắm vững phương châm ba vùng, so sánh lực lượng ta và địch trong từng nơi, từng lúc cụ thể mà đặt yêu cầu chống phá cho phù hợp… Ở những vùng chưa phá thế kìm kẹp mà địch gom dân lập ấp chiến lược thì kết hợp chống phá gom dân lập ấp chiến lược với phá thế kìm kẹp của địch.

* Chủ trương của Đảng bộ các địa phương về chống, phá ấp chiến lược từ năm 1961 đến năm 1963)

Quán triệt chỉ đạo của BCH TW Đảng, TW Cục miền Nam và Khu ủy V, Khu ủy VI, các Đảng bộ ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nhanh chóng nghiên cứu và đề ra các phương thức đấu tranh cụ thể cho từng địa phương nhằm đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH với trọng tâm là chương trình ACL.

Ở Quảng Nam – Quảng Đà: Cuối năm 1962, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức hội nghị cán bộ tại Nà Cau (Tiên Phước, Quảng Nam) nhằm rút kinh nghiệm hoạt động mở ra làm chủ nông thôn. Hội nghị chủ trương:“Tiếp tục phát động quần chúng tại chỗ nổi dậy phá ấp chiến lược, diệt tề giành quyền làm chủ và giải phóng toàn bộ nông thôn, xây dựng làng chiến đấu chống địch bằng ba mũi giáp công, giữ thế hợp pháp cho quần chúng” [6, tr.431-432].

Ở Quảng Ngãi: tháng 03 – 1961, Tỉnh ủy Quảng Ngãi họp tại Nước Xoay (Trà Bồng) nhằm quán triệt Nghị quyết Khu ủy V. Hội nghị đề ra kế hoạch “phát động toàn dân nổi dậy phá ấp chiến lược, diệt ác, phá kìm và giành quyền làm chủ” [7, tr.184].

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí