Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thời khóa biểu thi hành kế hoạch tổ chức địa thế ấp chiến lược 45

Bảng 2.4: Thống kê ngân khoản xây dựng ấp chiến lược trong những năm 49

1961 - 1962 và 1962 - 1963 49

Bảng 2.5: Tổng số ấp chiến lược được lập trên toàn miền Nam tính đến 8-1963 51

Bảng 2.6: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 13 – 12 – 1962 57

Bảng 2.7: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 11 - 04 - 1963 57

MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã mở ra một cục diện mới cho cách mạng miền Nam - chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm cho chính quyền VNCH lâm vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng triền miên. Để tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đầu năm 1961, Mỹ buộc phải triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961

– 1965).

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 2

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được thực hiện chủ yếu với ba biện pháp chiến lược: Một là, tăng cường quân đội VNCH do các cố vấn Mỹ chỉ huy, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” để nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng còn nhỏ yếu; Hai là, giữ vững các thành thị, xây dựng bộ máy chính quyền VNCH thật mạnh để ngăn chặn và dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn bằng “bình định” và lập ấp chiến lược; Ba là, ra sức phong tỏa biên giới, kiểm soát vùng biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam nhằm cô lập cách mạng miền Nam. Trong các biện pháp trên, ACL được coi là “quốc sách”, là “xương sống” có ảnh hưởng đến sự thành bại của các kế hoạch chiến tranh, nhất là khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Mục đích của việc thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” là nhằm chiếm đất, giành dân, kiểm soát vùng nông thôn, đánh phá hậu phương và căn cứ cách mạng, tiến tới cô lập và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cách mạng, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.

Từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 01 – 11 – 1963, chính quyền VNCH được Mỹ giúp sức đã đổi tên ấp chiến lược thành ấp tân sinh. Thực chất của việc thay đổi tên gọi ACL thành ATS chỉ là hình thức “bình mới rượu cũ”. Do tính chất phản động và nham hiểm của “quốc sách ấp chiến lược” nên trong suốt quá trình Mỹ - chính quyền VNCH triển khai thực hiện đã vấp phải sự chống phá quyết liệt của các lực lượng cách mạng.

Phong trào chống, phá ACL bùng phát và lan rộng trên toàn miền Nam, trong đó có khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, xã hội vùng miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các địa phương, phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã diễn ra rất quyết liệt, sôi động với nhiều hình thức đấu tranh sáng tạo, độc đáo, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo của từng địa phương trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng Lao động Việt Nam vào phong trào chống, phá ACL.

Phong trào diễn ra tại đây vừa có nhiều điểm tương đồng với phong trào chống, phá ACL ở miền Nam nói chung, vừa có những điểm riêng, độc đáo và sáng tạo. Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã góp phần cùng với quân dân miền Nam đánh bại “quốc sách ấp chiến lược”, góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH, đưa thế và lực của cách mạng miền Nam phát triển lên một bước mới.

Trong quá trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ACL được công bố. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Nghiên cứu phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt:

Về ý nghĩa khoa học, luận án phục dựng một cách tương đối đầy đủ quá trình hình thành, phát triển, thành tựu, hạn chế, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần bổ sung cho bức tranh lịch sử của phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965. Qua đó, sẽ minh chứng quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ACL trong những năm 1961 – 1965. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài còn nhằm góp phần làm rõ và sâu sắc hơn lịch

sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Về ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đây còn là nguồn tài liệu cần thiết phục vụ trong việc xây dựng nông thôn mới; giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam hiện đại ở các trường đại học, cao đẳng và chương trình giáo dục lịch sử địa phương bậc trung học phổ thông ở các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) làm đề tài cho luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích

Phục dựng phong trào chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965 có tính hệ thống và toàn diện theo quan điểm khách quan; đúc rút một số kinh nghiệm để có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; các kết quả nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ.

- Phân tích làm rõ âm mưu và quá trình thiết lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Nam Trung Bộ.

- Khái quát những yếu tố tác động đến phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965.

- Tái hiện quá trình quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đấu tranh chống, phá ấp chiến lược.

- Khái quát một số kết quả nổi bật và chỉ ra những hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó, nêu lên đặc điểm và rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến nửa đầu năm 1965.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1961 đến giữa năm 1965. Đây là giai đoạn Mỹ và chính quyền VNCH triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam với “xương sống” là chương trình ấp chiến lược. Đây cũng là giai đoạn phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sôi nổi, quyết liệt, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH.

Về không gian nghiên cứu:

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, về tổ chức Đảng: Trung ương Đảng tổ chức chiến trường Trung và Nam Trung Bộ thành hai Khu ủy V và Khu ủy

VI. Khu ủy V trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu ủy VI chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam.

Về tổ chức quân sự: gồm Quân khu V và Quân khu VI.

Với cách tổ chức trên đây, trong giai đoạn 1961 – 1965, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, để có “cái nhìn đối sánh”, trong một chừng mực nhất định, không gian nghiên cứu của luận án có thể được mở rộng ra một số địa phương.

Về phạm vi nội dung, luận án tập trung làm rõ:

- Âm mưu, thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

- Chủ trương chống, phá ấp chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam.

- Quá trình, phương thức, biện pháp, lực lượng, kết quả, hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Nam Trung Bộ và so sánh với phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các địa phương khác.

- Đặc điểm và những kinh nghiệm được đúc kết từ phong trào chống, phá ấp chiến lược.

4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tài liệu

Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên những nguồn tài liệu sau đây:

- Các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, các tài liệu tổng kết của các địa phương lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Khoa học - Công nghệ Quân khu V, Trung tâm lưu trữ của Tỉnh ủy các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

- Tài liệu của Việt Nam Cộng hòa hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Tp. Hồ Chí Minh) bao gồm các báo cáo, biên bản họp, quyết định, tờ trình, sơ đồ, bản đồ và tranh ảnh của Phủ Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, Bộ Công chánh và Giao thông, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Bộ Đặc nhiệm Văn hóa Xã hội… Đây là những tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.

- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước, quân đội viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; các bài viết trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Quân sự, Lịch sử Đảng, kỉ yếu các hội thảo và hội nghị, các hồi kí và lời kể của các nhân chứng lịch sử từng hoạt động ở địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.

- Các tài liệu lưu trữ liên quan đến phong trào chống, phá ấp chiến lược hiện lưu trữ ở Phòng Khoa học quân sự các Quân khu V, VII và Trung tâm lưu trữ ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; các công trình tổng kết lịch sử của Khu ủy, các địa phương ở Nam Trung Bộ.

- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các tác giả nước ngoài. Các công trình nghiên cứu trong nước có đề cập đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Các luận án, luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Trên cơ sở này, luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, xuyên suốt về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965). Ngoài ra, công tác xác minh, điền dã, phỏng vấn, đánh giá, xử lý tư liệu cũng được quan tâm chú trọng để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu trong luận án.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- Luận án là công trình đầu tiên tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

- Làm rõ sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khái quát được một số kết quả nổi bật và đưa ra một số nhận xét, đánh giá tương đối khách quan cũng như những hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời đúc kết được một số đặc điểm và kinh nghiệm có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

- Luận án cung cấp một số tư liệu mới, góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy, học tập và giáo dục truyền thống lịch sử các địa phương ở Nam Trung Bộ.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (23 trang)

Chương 2. Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1963 (55 trang)

Chương 3. Phong trào chống, phá ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1964 đến nửa đầu năm 1965 (31 trang)

Chương 4. Một số nhận xét và kinh nghiệm (34 trang)

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) của nhân dân miền Nam đã làm lung lay tận gốc chính quyền VNCH ở nhiều vùng nông thôn thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; đồng thời làm thất bại hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ và chính quyền VNCH đã tốn bao công sức, tiền của xây dựng từ năm 1955, đẩy chính quyền VNCH lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền VNCH, từ giữa năm 1961, Mỹ quyết định thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, trong đó coi trọng việc dồn dân lập ACL. “Chương trình ấp chiến lược” được nâng lên thành “quốc sách” và được coi là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Chính quyền VNCH xác định:

Chính sách của Quốc gia, lấy ấp làm căn bản để vãn hồi trật tự, an ninh, thực thi dân chủ và bao trùm lên mọi kế hoạch chính trị, quân sự, kinh tế cũng như xã hội. Nếu chiến thuật thắng một trận thì chiến lược thắng cả cuộc chiến tranh. Ấp chiến lược theo ý niệm đó sẽ giúp ta chiến thắng trong cuộc chiến tranh hiện nay. Ý nghĩa chiến lược đó bao trùm lên ba lĩnh vực: an ninh quân sự, chính trị, kinh tế - xã hội. Quốc sách ấp chiến lược là một chiến lược trường kỳ và trọng đại của Việt Nam Cộng hòa, là một trách nhiệm của dân tộc trước lịch sử, đòi hỏi những công dân mới, những cán bộ mới, những chiến sĩ mới. Quốc sách ấp chiến lược đã cụ thể hóa đường lối nhân vị, cộng đồng và đồng tiến của Việt Nam Cộng hòa một cách rõ rệt và hữu hiệu nhằm mục đích: vãn hồi an ninh ở nông thôn và thực thi dân chủ … [105].

Ấp chiến lược mà Mỹ và chính quyền VNCH triển khai trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” chính là sự tiếp tục, biến hóa của các chính sách Dinh điền, Khu trù mật; là hình thức tập trung dân nhằm chống phá phong trào cách mạng. So với chính sách Dinh điền, Khu trù mật thì Ấp chiến lược có bước phát triển cao hơn,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023