Phát Huy Thế Trận Lòng Dân, Tiến Hành Chiến Tranh Nhân Dân Để Chống Lại Âm Mưu Và Thủ Đoạn Của Kẻ Thù

Từ thực tiễn của tình hình, Đảng bộ các địa phương ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã từng bước nhận thức được âm mưu thâm độc và vai trò chương trình ACL trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ và chính quyền VNCH, đồng thời thấy được điểm yếu của chính quyền VNCH trong việc dồn dân lập ACL, đã tách nông dân ra khỏi mảnh ruộng của họ nên làm cho mâu thuẫn giữa nông dân miền Nam với Mỹ - chính quyền VNCH ngày càng sâu sắc, trong khi lực lượng quân đội VNCH phải dàn mỏng để đóng giữ và mở rộng ACL nên đây là cơ hội để phong trào chống, phá ACL thắng lợi. Vì vậy, các cấp ủy Đảng kịp thời chỉ đạo cho quân và dân địa phương lấy phá ACL là nhiệm vụ hàng đầu có tính cấp bách, lâu dài. Đồng thời, yêu cầu quân và dân các địa phương đấu tranh quyết liệt, phát triển lực lượng vũ trang cùng với lực lượng chính trị cách mạng ngày càng lớn mạnh thì mới giành thắng lợi.

Khi chính quyền VNCH dùng sức mạnh quân sự cùng với phương tiện chiến tranh hiện đại để mở các cuộc hành quân càn quét hỗ trợ cho việc dồn dân lập ACL, các cấp ủy Đảng đã xác định kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công với các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với thực tiễn từng vùng để giành thắng lợi.

Thực hiện chỉ đạo của các Khu ủy V và VI nên ngay từ đầu năm 1962, các cấp ủy địa phương ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa đã bám sát tình hình địa phương, lãnh đạo nhân dân nổi dậy vận dụng phương châm “hai chân”, “ba mũi” với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang; Chính vì vậy mà bước đầu đã hạn chế được kế hoạch phát triển ACL của chính quyền VNCH trên địa bàn. Điển hình là Hội nghị Khu ủy V (07 – 1962) đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là tập trung mọi lực lượng và khả năng vào chống, phá ACL nên trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1963, mặc dù quân đội VNCH tập trung một lực lượng lớn liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh phá các căn cứ địa cách mạng ở Nà Niêu, Đỗ Xá, nhưng các căn cứ địa miền núi vẫn được giữ vững, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đồng bằng, góp phần xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực của Khu, tạo điều kiện cơ bản để đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ.

Khi Mỹ và chính quyền VNCH thay ACL bằng ATS và đưa ra một số chính sách cụ thể để lấy lòng dân (cung cấp một số giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ

sâu, vật nuôi cho nông dân, xây dựng trường học, giảm số lượng đồn bốt, tháp canh, rào chắn xung quanh ấp tân sinh,…), dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp, quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã nhận thức được bản chất của nó vẫn không thay đổi với mức độ xảo quyệt hơn, tinh vi hơn. Nhờ dự đoán chính xác tình hình nên Đảng bộ, quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện cần thiết để tiếp tục chống phá “ấp tân sinh” với quy mô rộng lớn hơn, giải phóng thêm nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở đồng bằng. Bước sang năm 1964, do kịp thời nắm bắt được tình hình địch rút 2 Sư đoàn 9 và 25 ở Bình Định, Quảng Ngãi vào tăng cường cho đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ nên Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V đã quyết định chọn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên là trọng điểm giành dân, đánh phá ACL; nhanh chóng triển khai các kế hoạch chỉ đạo và tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công, giành những thắng lợi lớn ở Kỳ Sanh, An Lão, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân nơi đây nổi dậy phá vỡ hàng loạt ATS, góp phần vào thắng lợi chung của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong phong trào chống, phá ACL.

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, với việc đánh giá đúng về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH ở từng thời điểm cụ thể, dự đoán chính xác khả năng sẽ diễn ra, các cấp bộ Đảng đã đề ra chủ trương, phương pháp đấu tranh phù hợp, chuẩn bị đầy đủ về lực lượng và phương tiện để lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và chính quyền VNCH.

Các Đảng bộ địa phương đã biết “lựa cơm gắp mắm”, thực hiện tốt phương thức “hai chân”, “ba mũi” với phương châm “bốn bám” trong phong trào chống, phá ACL. Đảng bộ các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng mà còn thể hiện khả năng dự đoán chính xác những thay đổi trong tình hình mới; trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn, phù hợp với từng địa phương. Đảng bộ các địa phương đã liên hệ chặt chẽ với nhân dân, gắn bó với nhân dân, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân để tạo ra sức mạnh áp đảo kẻ thù, buộc chúng phải thừa nhận “ưu thế hơn hẳn của chiến tranh cách mạng Việt Nam là nằm trong thế chủ động chiến lược, còn người Mỹ thì phải “nhảy theo nhạc điệu” chiến lược chủ động đó” [128, tr.212].

4.2.2. Phát huy thế trận lòng dân, tiến hành chiến tranh nhân dân để chống lại âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù

Ấp chiến lược được Mỹ và chính quyền VNCH xác định là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nên đã tập trung mọi khả năng về quân sự, chính trị, xã hội … để quyết thực hiện cho kỳ được mục tiêu đề ra. Do đó, để đánh bại chương trình ACL, ta cũng phải huy động sức mạnh của toàn dân, kết hợp chặt chẽ “ba mũi giáp công”. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau như: Kinh, Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê, Chăm, Mơ- nông, Mạ, Chu-ru, H‟rê,…Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong quá trình đấu tranh chống, phá ACL, nơi nào, địa phương nào phát huy được thế trận lòng dân, kết hợp tốt phương châm “hai chân”, “ba mũi” thì kết quả chống, phá ACL đạt kết quả cao và bền vững; ngược lại nơi nào kết hợp không thực hiện tốt hoặc không biết kết hợp "3 mũi giáp công" thì nơi đó thu được kết quả thấp; nhiều ACL phá rồi lại bị địch lập lại.

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965 đã giành được những thắng lợi quan trọng, góp phần làm thất bại kế hoạch dồn dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Thắng lợi đó chính là nhờ sự phát huy được thế trận lòng dân, thực hiện tốt chiến tranh nhân dân thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ “ba mũi giáp công” quân sự, chính trị và binh vận ở cả ba vùng chiến lược. Sự kết hợp đó đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp, trong đó tấn công quân sự là “đòn xeo” để hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng quần chúng bên trong ấp nổi dậy kết hợp với binh vận phá vỡ ACL, góp phần phá vỡ từng mảng lớn ACL, mở rộng căn cứ địa, phá vỡ thế phòng ngự của quân đội VNCH, giành quyền chủ động trên chiến trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã chứng minh cho thấy nơi nào chỉ tập trung sử dụng lực lượng vũ trang từ bên ngoài phá ACL hoặc huy động nhân dân vùng căn cứ đến phá mà không phát động quần chúng nổi dậy từ bên trong thì có thu được kết quả cũng không bền vững; khi lực lượng vũ trang rút đi thì quân đội VNCH nhanh chóng bắt dân tái lập lại ACL, điển hình như ở Bình Định, Quảng Ngãi chỉ trong 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10 năm

1963) nhân dân đã phá đi phá lại 1.876 ACL, có ấp bị phá đến 4 đến 5 lần, nhất là ở Hoài Ân (Bình Định), Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Vì vậy, lực lượng quân sự địa phương, nhất là lực lượng du kích và tự vệ địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc diệt ác, trừ gian và hỗ trợ quần chúng xây dựng cơ sở để nổi dậy đấu tranh phá banh, phá dứt điểm các ACL.

Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 1961 – 1965 - 19

Để tạo cơ sở cho việc tiến hành “ba mũi giáp công” giành thắng lợi, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã thực hiện tốt phương châm “bốn bám”17. Đây là biểu hiện rất cơ bản trong mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân trong việc tổ chức và phát triển lực lượng ngày càng lớn mạnh. Trong những năm 1964 – 1965, trên chiến trường Nam Trung Bộ, những thắng lợi quân sự ở Kỳ Sanh (Quảng Nam), An Lão, Dương Liễu - Đèo Nhông (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), … không những hỗ trợ quần chúng trên địa bàn nổi dậy phá ACL như ở các huyện Hoài Nhơn, Hoài

Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước (Bình Định), Quế Sơn và Thăng Bình (Quảng Nam) mà còn giành được thế chủ động tấn công bằng “hai chân”, “ba mũi giáp công” ở cả ba vùng chiến lược, phát triển chiến tranh nhân dân, chuẩn bị thế và lực mới để bước vào cuộc chiến đấu trực tiếp với quân Mỹ. Việc quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vận dụng “ba mũi giáp công” một cách linh hoạt, sáng tạo đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trên địa bàn.

Từ thực tiễn của phong trào chống, phá ấp chiến lược cũng cho thấy sự cần thiết phải tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, nhất là lực lượng vũ


17 Thứ nhất là “Đảng bám dân” để lãnh đạo nhân dân chống địch. Đây là vấn đề cơ bản nhất: ở đâu có Đảng lãnh đạo nhân dân và cùng nhân dân đánh địch, ở đó có phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược sôi nổi, mạnh mẽ và giành được thắng lợi.

Thứ hai là “dân bám đất” để giữ thế hợp pháp đấu tranh không chỉ địch phân tuyến, phân vùng và tạo thế cho du kíc, bộ đội chủ động đánh địch.

Thứ ba là “du kích và bộ đội bám địch” để chống phá các cuộc càn quét, cướp bóc, trừng trị những tên ác ôn ngoan cố, những toán “cán bộ bình định”, bảo vệ dân, tạo thế cho quần chúng bám đất đấu tranh với địch.

Thứ tư là “cấp trên bám cấp dưới” để nắm tình hình, kịp thời nghiên cứu, phát hiện các thủ đoạn đánh phá của địch, cùng bàn bạc, thảo luận với cấp dưới đề ra những chủ trương, phương thức đối phó phù hợp với địch ở từng vùng, từng địa phương trong từng thời gian cụ thể.

trang địa phương với sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ trên xuống đến cơ sở để làm nồng cốt cho phong trào; đồng thời phải biết kết hợp phát huy thế trận lòng dân để bảo vệ thành quả đạt được.

4.2.3. Vận dụng linh hoạt các phương thức, biện pháp trong quá trình đấu tranh

Nhận rõ âm mưu và thủ đoạn của chính quyền VNCH trong việc gom dân lập ACL ở miền Nam, Đảng bộ các địa phương ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã sớm nhận thức được rằng: “Chống lại việc lập ấp chiến lược của địch phải là lực lượng quần chúng, lực lượng chính trị và quân sự. Nếu không lấy lực lượng quần chúng là chính để chống lại việc lập ấp chiến lược của địch thì nhất định không thể phá được ấp chiến lược” [78, tr.103].

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ cho thấy để chống, phá ACL thành công cần phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh, phải biết gắn bó với nhân dân để phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, phải kết hợp đấu tranh vũ trang ở bên ngoài với nổi dậy của quần chúng ở bên trong.

Dựa vào thế trận lòng dân, lực lượng vũ trang phải là nòng cốt trong việc đánh trả các cuộc gom dân lập ấp của quân đội VNCH với mọi hình thức. Bên cạnh đó, quần chúng nhân dân kết hợp nhiều phương pháp phá ấp chiến lược sáng tạo và độc đáo. Ví như khi bị địch cưỡng bức đi làm hàng rào bảo vệ ấp thì nhân dân chỉ cắm cây mà không buộc dây hoặc buộc sơ sài nên hàng rào chỉ khoảng 15 ngày đã hỏng để bộ đội du kích ra vào dễ dàng. Những ACL nào địch kìm kẹp chặt chẽ thì ta thủ tiêu những tên cầm đầu, lôi kéo những tên còn lại, từng bước phá lỏng, phá rã ấp như ở Tịnh Bình, Tịnh Trung, Làng Trang (Quảng Ngãi). Song song với các hình thức đấu tranh quân sự và chính trị, quân và dân các địa phương còn đẩy mạnh công tác xây dựng làng, xã chiến đấu, biến các ACL thành nơi không những là căn cứ chống địch càn quét mà còn là địa bàn cho lực lượng du kích tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực, vũ khí, lực lượng bổ sung cho chiến trường, là bàn đạp mở các cuộc tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng “trong sáu tháng đầu năm 1963, toàn Khu đã biến 35 ACL xây dựng thành các thôn, xã thành làng chiến đấu” [52, tr.254], tiêu biểu là xã chiến đấu Hòa Hiệp (Tuy Hòa, Phú Yên).

Ở chiến trường Khu VI, những kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh chống, phá ACL cho thấy cần phải kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị và binh vận để diệt cơ sở hạ tầng của chính quyền VNCH thì mới giải phóng được dân, mở rộng căn cứ.

Kinh nghiệm chống, phá khu, ấp chiến lược, gom dân ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ cho thấy chỉ giành được thắng lợi khi nào:

“Ra sức đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đặc biệt là đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích, ra sức chống càn quét, chống phá khu, ấp chiến lược, tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã sinh lực địch đi đôi với khẩn trương xây dựng, củng cố và phát triển thực lực chính trị và vũ trang bên ngoài cũng như bên trong khu, ấp chiến lược, tập trung và kết hợp chặt chẽ mọi lực lượng, mọi mặt công tác nhằm tấn công địch để chặn đứng, đẩy lùi, làm thất bại từng bước, tiến lên làm thất bại hoàn toàn âm mưu xây dựng khu, ấp chiến lược gom dân của chúng” (60, tr.824-825).

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ còn cho thấy việc vận dụng “ba mũi giáp công” có liên hệ mật thiết với nhau, mũi này hỗ trợ cho mũi kia và ngược lại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Thực tiễn đã chứng minh đấu tranh quân sự ở cấp độ nào thì đấu tranh chính trị và binh vận cũng diễn ra với quy mô tương ứng.

4.2.4. Trong đấu tranh, phải bảo đảm sự liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng

Trong quá trình thực hiện “chương trình ấp chiến lược”, Mỹ và chính quyền VNCH liên tục sử dụng sức mạnh quân sự liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, phá hoại nhà cửa, mùa màng buộc nhân dân phải vào sống trong các ACL. Chúng còn sử dụng nhiều biện pháp xảo quyệt để dụ dỗ, mua chuộc và đe dọa nhân dân, đưa lối sống và văn hóa Mỹ vào nông thôn, lập ra các tổ chức thanh niên cộng hòa, phụ nữ cộng hòa, thiếu niên cộng hòa … để quản lý chặt chẽ nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo phong trào chống, phá ấp chiến lược, Khu ủy V đã xác định:“lực lượng vũ trang tại chỗ đóng vai trò trực tiếp, lực lượng bên ngoài kết

hợp là quan trọng. Lực lượng bên trong nổi dậy mới có khả năng chống phá ấp chiến lược triệt để, mạnh mẽ và liên tục, nhưng lực lượng bên ngoài kết hợp bao gồm cả vũ trang và chính trị là hết sức quan trọng” [128, tr.222], coi trọng việc phá thế kìm kẹp bên trong, kết hợp với phá rào, chòi canh, nên đẩy mạnh tăng cường củng cố các cơ sở đảng và tập hợp nhân dân vào các tổ chức quần chúng để huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh chống phá kế hoạch lập ACL. Từ năm 1963, quân đội VNCH liên tục đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét nhưng nhân dân các xã Điện Hòa, Hòa Hải (Quảng Đà), Bình Dương (Quảng Nam), Tịnh Khê, Phổ Cường (Quảng Ngãi), Hoài Thanh (Bình Định) vẫn bám trụ, giữ vững địa bàn, phát triển lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài ACL.

Lực lượng bên trong chính là nhân dân trong ACL được tổ chức thành các tổ dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng. Đây là lực lượng nồng cốt và quyết định trong việc nổi dậy diệt ác, phá kìm kẹp giành quyền làm chủ. Lực lượng bên trong phải được tổ chức vừa công khai, vừa bí mật; vừa hợp pháp, vừa bất hợp pháp. Cùng với đó là tổ chức đưa cán bộ cài cắm vào nội bộ chính quyền VNCH ở địa phương. Chính vì vậy mà tại nhiều địa phương vẫn duy trì được quyền làm chủ mặc dù những nơi đó là những vùng trọng điểm trong việc dồn dân lập ACL của chính quyền VNCH.

Thông thường, hệ thống ACL của chính quyền VNCH được xây dựng gắn liền với hệ thống đồn bốt, cụm chốt điểm liên hoàn, gần các căn cứ quân sự … nên bản thân lực lượng bên trong không đủ sức phá được ACL. Do đó, muốn phá được ACL cần phải có lực lượng bên ngoài hỗ trợ.

Lực lượng bên ngoài chủ yếu là lực lượng vũ trang địa phương của các huyện, tỉnh, đôi khi có sự hỗ trợ của lực lượng chủ lực của Quân khu, Miền. Đây chính là lực lượng giữ vai trò tấn công tiêu diệt các đồn bốt, các đơn vị bảo an, dân vệ, các căn cứ quân sự bảo vệ cho các ACL, chặn đánh các cuộc phản kích của quân đội VNCH, tạo điều kiện cho lực lượng bên trong nổi dậy phá ACL, xây dựng các ấp, xã chiến đấu, hình thành chính quyền cách mạng tại chỗ.

Tiểu kết chương 4

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, phong trào chống, phá ACL của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh mẽ và giành được những kết quả lớn, góp phần làm phá sản “quốc sách ấp chiến lược” được Mỹ và chính quyền VNCH xem là “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”. Kết quả đó cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của TW Đảng, TW Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các địa phương trong việc vận dụng một cách năng động, sáng tạo phù hợp với thực tiễn từng địa phương, kết hợp đúng đắn phương châm “hai chân”, “ba mũi”, “bốn bám” để giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại hoàn toàn các kế hoạch chiến tranh của kẻ thù. Đồng thời, kết quả đó cũng thể hiện sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong việc chống, phá ACL.

Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ diễn ra sớm, rất quyết liệt trên quy mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng phù hợp với thực tiễn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua phong trào có thể rút ra một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có những kinh nghiệm rất quan trọng như bài học về nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng để vận dụng một cách năng động, sáng tạo vào thực tiễn ở từng địa phương; Cần đánh giá đúng tình hình thực tiễn để trên cơ sở đó đề ra phương thức, biện pháp phù hợp và hiệu quả với điều kiện cụ thể ở từng địa phương, đảm bảo luôn giành thế chủ động trong lãnh đạo và tổ chức hoạt động, trong đấu tranh cách mạng, phải đảm bảo sự liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng; vận dụng linh hoạt các phương thức, biện pháp trong quá trình đấu tranh cách mạng; bài học về chăm lo đến đời sống nông dân, phát triển nông thôn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trên cơ sở hiểu dân, gần dân, xây dựng thế trận lòng dân để từ đó tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội về mọi mặt, mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023