Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------------------------


PHẠM THỊ YẾN


Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------------------------


PHẠM THỊ MAI HƯƠNG


Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông


Chuyên ngành: VĂN HỌC Mã số: 5.04.33


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS: LÊ VĂN LÂN


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: 10

NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG

..............................................................................................................10

1.1. Đời sống lao động nông nghiệp 10

1.2 Đời sống chiến đấu 22

1.3 Đời sống tình cảm 35

CHƯƠNG 2 51

NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH TRONG THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 51

2.1.1. Xu hướng khái quát trong thơ Hoàng Trung Thông trước hết được thể hiện ở ngay trong một đề tài ở mỗi giai đoạn phát triển của cách mạng đều được nhận thức lại và nâng cao hơn 53

2.1.2. Tuỳ theo đối tượng thẩm mỹ, khả năng khám phá mức độ suy nghĩ, tính khái quát được thể hiện ở nhiều khía cạnh: ở câu chữ, ở đoạn thơ, ở hình ảnh hoặc hình tượng thơ, ở kết cấu chủ đề toàn bài 60

2.2 XU HƯỚNG CHÍNH LUẬN 64

2.2.1. Cảm hứng lấy tư duy làm điểm tựa 65

2.2.2 Triết luận trong thơ Hoàng Trung Thông 68

CHƯƠNG 3 78

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG 78

3.1. Giọng điệu 78

3.1.1. Khái quát về giọng điệu 78

3.1.2. Đặc sắc trong giọng điệu thơ Hoàng Trung Thông. 79

3.2. Thể thơ 82

3.2.1. Sự thay đổi cấu trúc ngữ pháp của câu thơ. 84

3.3. Hình ảnh, mô típ. 91

3.3.1. Hình ảnh 91

3.3.2. Mô típ: Kẻ thù tàn ác, dã man, hèn hạ và tư thế hiên ngang của người dân yêu nước 101

C. PHẦN KẾT LUẬN 105


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:


Hoàng Trung Thông sinh ra trong một gia đình tiểu thương ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Quê hương ông vốn có truyền thống hiếu học và cách mạng, nổi danh với nhiều nhà khoa bảng yêu nước. Tiếp thu truyền thống của quê hương,Hoàng Trung Thông rất chịu khó học và ông cũng tham gia cách mạng từ rất sớm, khi ông còn là học sinh trường tỉnh. Năm 1945, ông tham gia giành chính quyền ở địa phương rồi đi theo kháng chiến. Ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam năm 1946. Năm 1948 ông tham dự lớp bồi dưỡng khoá 2 Văn hoá kháng chiến Liên khu IV. Trong thời gian, này ông sáng tác tác phẩm đầu tay Bài ca vỡ đất. Bài thơ mang phong cách chân thực, khỏe khoắn, phù hợp với không khí kháng chiến nên được nhiều người ưa thích. Từ đây sự nghiệp sáng tác của Hoàng Trung Thông bắt đầu. Sáng tác của ông chủ yếu là thơ, ngoài thơ trữ tình ông còn viết thơ châm biếm và thơ đả kích.

Hoàng Trung Thông thuộc thế hệ cầm bút trưởng thành trong kháng chiến. Ông đã gặt hái được nhiều thành công ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Thơ ông giàu tính thời sự, gắn bó với từng giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thơ ông ghi nhận sự đổi mới của đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương và con người Việt Nam. Nhà thơ đã khẳng định được bản sắc riêng biệt độc đáo, tạo ra dấu ấn trong phong cách nghệ thuật của mình. Hoàng Trung Thông là một nhà thơ, nhưng không chỉ vậy ông còn là một nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu phê bình văn học. Với tầm hiểu biết rộng và sâu nhất là văn học Trung Quốc, ông đã dịch và giới thiệu nhà thơ lớn của Trung Quốc cũng như của nhân loại như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Maiacôpxky, Pêtôphi, Adam Mickievich, Henrich Hainơ…. Ngoài ra, những


tập tiểu luận phê bình sắc sảo của ông cũng dành không ít cho sự nghiệp nghiên cứu văn học.

Hoàng Trung Thông từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh Nghệ An, ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương, Giám đốc Nhà Xuất Bản Văn học, thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ, thư ký tòa soạn báo Văn nghệ, vụ trưởng Vụ văn nghệ trung ương, ủy viên thường vụ Hội nhà văn, viện trưởng Viện Văn học, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học…

Từ vai trò và vị thế nói trên, chúng tôi chọn đề tài: Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông nhằm mục đích tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện sự đóng góp của Hoàng Trung Thông cho thơ ca và cố gắng chỉ ra những dấu hiệu thuộc tính riêng trong nội dung và nghệ thuật của thơ ông, để khẳng định những phương diện cơ bản nhất, bản chất nhất thuộc phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông.


2. Lịch sử vấn đề:

Ngay từ sáng tác đầu tay Bài ca vỡ đất (1948) thơ Hoàng Trung Thông đã được dư luận quan tâm, đánh giá nồng nhiệt trong cả giới nghiên cứu phê bình và sáng tác. Sự nghiệp thơ văn Hoàng Trung Thông ngày càng dày dặn thì các ý kiến đánh giá về thơ ông cũng ngày càng sôi nổi.

Năm 1964 đã có những cuộc trao đổi về vấn đề phong cách thơ Hoàng Trung Thông. Tác giả Hồ Tuấn Niêm trong bài viết: Hoàng Trung Thông và Những cánh buồm, in trong Tạp chí Văn học số 8 - 1964 đã dành hẳn một mục bàn về “Vấn đề phong cách của thơ Hoàng Trung Thông. Tác giả viết “Với Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông đã có một phong cách thơ chưa? Vấn đề này đã từng được đem trao đổi trong một số ít anh chị em làm


công tác phê bình văn học. Qua cuộc trao đổi phần đông đều nghiêng về câu trả lời khẳng định”. [38,tr.22]

Rõ ràng, vấn đề phong cách thơ Hoàng Trung Thông đã được chú ý và được một số nhà phê bình đánh giá từ rất sớm. Hồ Tuấn Niêm cho rằng: “Tôi nghĩ rằng anh đang tiến dần đến một phong cách thơ chứ chưa phảỉ đã có một phong cách hoàn chỉnh… Tuy nhiên, căn cứ vào những bài thành công nhất trong thơ Hoàng Trung Thông, chúng ta có thể thấy trước dấu hiệu của một phong cách mới, đó là cái chắc, cái khoẻ được thể hiện qua những câu thơ rắn rỏi bình dị như cách ngôn, tục ngữ ”. [38,tr.23]

Mấy năm sau cũng chính tác giả Hồ Tuấn Niêm lại tiếp tục bàn về phong cách thơ Hoàng Trung Thông. Trong bài “Hai mươi năm ấy…” (Nhân đọc tập thơ “Đầu sóng” của Hoàng Trung Thông) cũng đã dành riêng một mục một phong cách thơđể bàn về phong cách thơ Hoàng Trung Thông. Theo đánh giá của tác giả này thì phong cách thơ Hoàng Trung Thông là “Phong cách thực tiễn và chiến đấu. Về nội dung bài nào cũng nhằm một yêu cầu cụ thể. Về hình thức, Hoàng Trung Thông thường dùng những ngôn ngữ được rút ra từ cách nói giản dị, chắc thật của quần chúng. Tuy nhiên, phong cách của anh vẫn còn nghèo”. [29,tr.79]

Nhà nghiên cứu phê bình văn học Hà Minh Đức trong “Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975” xuất bản năm 1983 nhận định rằng phong cách thơ Hoàng Trung Thông là “phong cách thơ ca chân thực, khoẻ khoắn bám sát từ trong cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta”, ông còn nhận xét “Thơ Hoàng Trung Thông khoẻ và có khí thế” [60,tr.156]. Nhận xét của Hà Minh Đức nói trên đã quan tâm đến cả lĩnh vực nội dung và nghệ thuật trong phong cách thơ Hoàng Trung Thông, tuy nhiên, những nhận xét này mới ở mức khái quát chung chung.


Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại” với bài Hoàng Trung Thông, nhà nghiên cứu phê bình văn học Mã Giang Lân nhận xét: “Điều quan trọng ở nhà thơ Hoàng Trung Thông là thơ anh có những nét riêng không lẫn với ai. Đó là một phong cách thơ giàu chất liệu sống, đôn hậu, chắc khoẻ. Thơ anh ít dùng tứ. Cái còn lại trong thơ anh là những xúc động tươi sáng chân thành”. [61,tr.299]

Phong Lan trong bài: “Nhân đọc Trong gió lửa, tập thơ thứ tư của Hoàng Trung Thông cũng đã có nhận định: “Có thể nói, ở thơ Hoàng Trung Thông, tư tưởng và cảm xúc luôn khoẻ khoắn và trong sáng. Anh nhìn nhận, bình giá thực tế bằng con mắt cách mạng và xây dựng cảm hứng thơ ca trên sự đồng điệu giữa tâm trạng và hiện thực của đời sống. Nhờ vậy, thơ anh chân tình, cởi mở. Mặt khác, những điều anh viết thường được rút ra từ những sự kiện, cảnh ngộ của đời sống thực nên thơ anh mang nét dân dã, gần gũi của một hồn thơ chân chất mộc mạc” [29,tr.91]. Nhận xét trên của Phong Lan chính là những nhận xét, bình giá về bình diện phong cách thơ Hoàng Trung Thông mặc dù còn dè dặt, khái quát.

Nhà phê bình văn học Thiếu Mai khi bàn về thơ Hoàng Trung Thông có viết: “Thơ Hoàng Trung Thông có đặc điểm khá dễ nhận dạng, nghĩa là thơ có bản sắc, một tiếng thơ khỏe, chắc nịch, nhiều nghĩ suy, và nhìn chung thì ít bị nồng cay, song không phải là không có những phút giây mà cảm hứng bừng lên mãnh liệt trong thơ” [30,tr.96]. Bà còn viết: “Nhìn chung suốt cả quá trình hơn 40 năm sáng tác của Hoàng Trung Thông, quả là khó phân biệt rạch ròi từng giai đoạn với những đặc điểm rõ rệt. Tuy nhiên, cũng có một vài nhận xét về đại thể để thấy rõ hơn phong cách thơ anh. Thơ Hoàng Trung Thông khỏe, gân guốc. Cái khỏe, cái gân guốc ở đây không phải do từng câu từng chữ mà cả trong suy nghĩ, cảm hứng của nhà thơ. Mặt khác người ta cũng thấy thơ anh khô và không phải không ít người nghĩ rằng vì khỏe nên khô.


Tôi không nghĩ vậy. Theo ý tôi, nhiều bài thơ của anh có phần khô là do cảm xúc chưa đủ mạnh, chưa cân bằng với lý chí vốn rất mạnh của anh” [30,tr.99]. Ý kiến của Thiếu Mai cũng góp phần chỉ rõ phong cách thơ Hoàng Trung Thông trên nhiều bình diện biểu hiện, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của thơ Hoàng Trung Thông.

Nhà thơ Nguyễn Bao cũng có nhận xét về nghệ thuật biểu hiện của thơ Hoàng Trung Thông: “Cách nói khỏe khoắn, dung dị, hình ảnh mộc mạc chân chất nhưng phía sau là những xúc cảm có thật và hết sức chân tình, là bản lĩnh và tri thức, là tính cách một vùng đất…, tất cả tạo nên một “Hoàng Trung Thông - thi sĩ” của xứ Nghệ không dễ lẫn lộn, không hề pha trộn với những phong cách khác” [5,tr.6]

Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Phan Ngọc nhận xét: “Hoàng Trung Thông chỉ là học giả trong các bài nghiên cứu. Còn trong thơ không ai mộc mạc bằng anh. Anh không thích cái gì bí hiểm triết lý, anh thích cái đơn giản. Toàn từ đơn tiết thuần việt, toàn những hình ảnh mộc mạc. Tôi hiểu mánh khóe này. Với cuộc đời có khi phải đóng kịch. Nhưng với nghệ thuật ta phải chân thành” [40,tr.129]. Đây cũng là một nhận xét nghiêng về phương diện nghệ thuật biểu hiện trong thơ Hoàng Trung Thông.

Nhà nghiên cứu văn học Mai Hương cũng khẳng định một phong cách độc đáo trong thơ Hoàng Trung Thông: “Với những bài, những từ, những câu thơ vừa vạm vỡ, chắc khỏe, vừa hồn hậu, phóng khoáng, giản dị, tựa vững trên nền của hiện thực đời sống Hoàng Trung Thông đã tạo được một phong cách thơ độc đáo, một dấu ấn riêng không pha trộn và góp phần đáng kể tạo dựng diện mạo mới cho nền thơ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.[22,tr.137].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023