Về Các Tài Liệu Chống Chủ Nghĩa Xã Hội, Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội


thế phát triển của CNXH những năm đầu thế kỷ XXI và củng cố niềm tin về con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.

Các tài liệu trên đây có giá trị rất lớn trong việc giúp nâng cao nhận thức và cung cấp những thông tin, luận cứ cho quá trình viết luận án này.

1.1.3 Về các tài liệu chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

“Bàn cờ lớn” của Zbigniew Brzezinski, do Nxb CTQG dịch và ấn hành năm 1999, sách đã phân tích tình hình thế giới thời hậu Liên Xô, phân tích về sự phân bố địa chính trị thế giới nhất là khu vực châu Âu - châu Á, qua đó, đề cao vai trò lãnh đạo của Mỹ, cuốn sách đã dự trù các kịch bản có thể xảy ra và định ra các “nước cờ” trên bàn cờ lớn của chính trị quốc tế, quyết không để xuất hiện một đối thủ nào trên thế giới có khả năng thách thức vai trò bá chủ của Mỹ. Thực chất đây còn là chủ đích ngăn chặn sự phát triển của CNXH hiện thực trên thế giới hiện nay.

“Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của tác giả Tân Tử Lăng, do Nxb Thư Tác Phường ấn hành ở Hồng Kông năm 2007 và được Thông Tấn xã Việt Nam dịch ra tiếng Việt, cuốn sách đã chỉ rõ: tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông; đánh giá những công lao và sai lầm của Mao Trạch Đông đối với đất nước Trung Quốc. Đáng chú ý là qua việc đề cập đến mô hình Thụy Điển tác giả tán dương những thành tựu của CNXH dân chủ, và cho rằng, đây là con đường phù hợp của CNXH ở Trung Quốc. Đây là một luận điểm gián tiếp phủ nhận con đường đi lên CNXH của Trung Quốc hiện nay.

Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, khi hệ thống XHCN thế giới tan rã sau sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô, đã dẫn đến sự hoang mang dao động của không ít những đảng viên cộng sản, có người đưa ra yêu cầu về đa nguyên chính trị. Trong “Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?” viết ngày 13.12.1989 [75] chúng tôi tìm lại và thấy còn được đăng tải trên mạng, tác giả


yêu cầu phải mở rộng dân chủ bằng cách cải tổ chính trị Việt Nam theo hướng đa nguyên song song với cải cách kinh tế. Quan điểm này đã bị phê phán.

Qua bài viết “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” [86] tác giả cho rằng: việc đưa giai cấp công nhân vào vị trí giai cấp lãnh đạo xã hội là việc làm mang tính đạo đức chứ không hề theo quy luật, và phải để cho trí thức - một lực lượng có trình độ trí tuệ cao hơn lãnh đ ạo xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Trong bài “Chia tay ý thức hệ” [87] tác giả xuyên tạc rằng: chủ nghĩa

Mác - Lênin là một kinh thánh, là một kiểu tư tưởng phong kiến, đã lỗi thời vì ý thức hệ đó chỉ phù hợp cho đấu tranh giành quyền tự quyết dân tộc, còn khi xây dựng đất nước thì phải từ bỏ ý thức hệ đó và đảng lãnh đạo xây dựng xã hội mới phải theo khuynh hướng dân chủ đa nguyên và “trở về thành một đảng có tính chất dân tộc, dân chủ”[87- tr. 103]

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 4

Có bài viết đã tập trung vào phê phán con đường đi lên CNXH ở Việt Nam bằng việc phủ nhận các nội dung kinh tế thị trường XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN và cho rằng: trên thế giới chỉ có nền kinh tế thị trường chứ không có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở các nước tiến bộ chỉ có khái niệm Nhà nước pháp quyền không hề có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…. [76]

Trong bài “Hậu quả của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nhân loại” [77] người viết đã xuyên tạc rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là sính bạo lực, xem thường trí tuệ và chuyên quyền độc đoán: “chủ nghĩa Mác - Lênin cho đấu tranh giai cấp là nguồn lực thúc đẩy xã hội, chính vì vậy mà những người cộng sản đã đấu tranh giai cấp như những kẻ mất trí, điên cuồng vậy” [77 - tr.01] Họ cho rằng “học thuyết đó là một học thuyết chiến tranh, giết người và tàn ác vô nhân tính” [77-tr.03]…

Có người xuyên tạc rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin là ý thức hệ được lựa chọn và chỉ phát huy giá trị cho mục tiêu giành độc lập, chống sự đô hộ của thực dân, “nó đã chứa đựng nhiều điều tích cực trong động lực lẫn phương


pháp tranh đấu” [78 - tr.02] còn trong xây dựng đất nước hệ tư tưởng đó không phù hợp: “Cuộc sống đã chứng minh khá đầy đủ rằng chủ nghĩa Mác- Lênin đã thuộc về quá khứ, mà không thuộc về hiện tại, lại càng không thuộc về tương lai” [78-tr.02]. Họ khuyên nên từ bỏ ý thức hệ cộng sản để biến mình hoàn toàn thành Đảng của dân tộc và chấp nhận đa đảng, rằng: “đổi mới Đảng, từ bỏ ý thức hệ cộng sản sẽ là phép màu san bằng rào cản” [80- tr. 27].

Trước thềm Đại hội X, Đảng ta cho đăng dự thảo Văn kiện để lấy ý

kiến góp ý rộng rãi trong xã hội; bên cạnh những ý kiến đồng tình, ủng hộ mục tiêu, con đường đi lên CNXH, cũng có những bài viết đề nghị xem lại mục tiêu này, và cho rằng thay đổi mục tiêu sẽ là giải pháp tốt cho Đảng, bài viết cho rằng: “suốt hai kỳ Đại hội Đảng (IV và V) chúng ta đã làm đúng theo luận điểm của Lênin về thời kỳ quá độ… kết quả là thất bại của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước thời kỳ từ 1975 -1985. Những việc làm đổi mới của Đảng ta lại khác hẳn với học thuyết Lênin về thời kỳ quá độ…kết quả: Đất nước phát triển, dân giầu lên” [79 - tr.02]. Từ đó đặt vấn đề: “Giá như Đảng ta công bố với toàn dân rằng… Chúng ta có nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa hay không? Chắc chắn đó sẽ như một liều thuốc “cải lão hoàn đồng cho Đảng ta” [79- tr.04].

Có quan niệm cho rằng quan điểm đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội của Mác đã không còn phù hợp: “Mác khẳng định mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, thúc đẩy sự vận động của lịch sử…Thực tế ngày nay, sự chênh lệch giàu nghèo giữa chủ và thợ vẫn còn nhưng mối quan hệ giữa chủ và thợ không căng thẳng như ngày xưa… Ở một số nước, tr ong thợ thuyền, có một số người giàu lên, có xe hơi, có nhà tầng, có tiền mua cổ phiếu khá nhiều, trở thành cổ đông” [81- tr.03]

Tác giả cho rằng: “mục tiêu xã hội, nội dung cuộc sống…mới là sự lựa chọn thực sự của nhân loại tiến bộ. Từ đó tác giả bài viết đưa đến kết luận: “cần luận thuyết mới cho Việt Nam phát triển không cần tên xã hội là gì, chỉ


đạt mục tiêu cuộc sống giàu mạnh là được và phải theo cơ chế tam quyền phân lập” [81- tr.04].

Có người lại công kích chúng ta khi đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin: “không ai đọc và hiểu Mác - Ăng ghen bằng người Đức, không ai đọc và hiểu Lê nin bằng người Nga, tại sao ở những nước đó họ đã từ bỏ tư tưởng của các ông không một chút hối tiếc, còn Việt Nam lại không xây dựng đất nước theo chủ nghĩa dân tộc của chính mình mà lại theo đuổi ý thức hệ cộng sản” [82]

Như vậy, đã có rất nhiều tài liệu gồm các bài viết, sách… về chủ đề chống phá CNXH đã xuất hiện vài thập niên gần đây. Về đại thể, chúng được tập trung vào bốn nội dung: phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam; phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân gắn với bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; phủ nhận kinh tế thị trường XHCN; phủ nhận chế độ dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN.

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ.

Hiện nay, trên thực tế, có khá nhiều mô hình và con đường xây dựng CNXH phản ánh những quan niệm và con đường - cách thức xây dựng khác nhau ở nhiều quốc gia. Điểm khá nổi bật là tất cả đều chưa thật sự hoàn thiện. Có lẽ, tính chưa hoàn thiện này cũng là một căn cứ để các thế lực thù địch dựa vào đó để xuyên tạc, phủ nhận… Nhận thức về con đường đi lên CNXH vì vậy, vẫn còn phải tiếp tục hoàn thiện qua nghiên cứu, tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH và thông qua cuộc đấu tranh trên bình diện lý luận tư tưởng.

Nhận dạng bản chất, mục tiêu, thủ đoạn, chủ thể...của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm rất cần thiết và phải làm thường xuyên. Sâu xa hơn nữa, trong bối cảnh của thế giới hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp về mặt tư tưởng - lý luận lại đang nổi lên như một mặt trận trực diện, quyết liệt và thường xuyên nhất. Thông qua cuộc đấu tranh này, chúng ta có thể mài sắc ý chí chiến đấu, nhận thức rõ hơn mục tiêu và con đường đã chọn, khẳng định lẽ phải của chúng ta, góp phần xây dựng đồng


thuận xã hội và, như Nghị quyết trung ương 4 khóa XI khẳng định: “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên”. [42 - tr.26].

1.3. Một số vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu

Một là, chỉ ra cơ sở khoa học của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và ý nghĩa việc nhận thức về vấn đề này. Chúng tôi nhận thức rằng, con đường đi lên CNXH có cơ sở khoa học từ việc nhận thức rõ quy luật tất yếu của lịch sử phát triển. Học thuyết Mác - Lênin chính là học thuyết đúng đắn về sự phát triển của nhân loại. Quy luật phát triển ấy đã được khẳng định trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân cùng nhiều thành tựu khoa học khác trong học thuyết Mác - Lênin. Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam cũng đã đư ợc Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra và dần làm rõ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là từ thực tiễn đổi mới gần đây. Thành tựu đổi mới tư duy lý luận về CNXH của Việt Nam đã giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn những vấn đề cơ bản của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam… Theo chúng tôi, đó chính là những cơ sở khoa học để chúng ta phê phán các quan điểm thù địch, sai trái hiện nay.

Hai là, nhận dạng, hệ thống hóa các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Trên thực tế của cuộc đấu tranh giai cấp về tư tưởng, những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã và đang diễn ra với “muôn hình, vạn trạng”. Kẻ thù tư tưởng khá thâm độc và không từ một thủ đoạn nào để xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ, bằng mọi công cụ và ở mọi thời điểm…Gần đây chúng ta cũng đã tăng cư ờng đấu tranh trên mặt trận này, song cần có được kết quả tốt hơn. Theo đó, để chiến thắng trong “cuộc chiến không có tiếng súng” này, thì vũ khí phê phán cần phải được mài sắc. Chỉ ra tính hệ thống, bản chất ngoan cố, các thủ đoạn thâm độc, sự liên kết của các thế lực phản động và tác động tương hỗ của “diễn biến hòa bình”


và hiện tượng “tự diễn biến” trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch đang phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết.

Ba là, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. để tăng tính chiến đấu, tính hiệu quả nhằm bảo vệ lẽ phải của chúng ta và giúp tăng cường sức mạnh từ sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân.


Chương 2

CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ NHẬN DẠNG CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐÓ


2.1. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.1.1. Cơ sở lý luận của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong tác phẩm Hệ Tư tưởng Đức các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác quan niệm: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra.” [13- tr.51] và trong Tập I - Bộ Tư Bản Mác viết: “sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.” [22 - tr. 21]

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, đi lên CNXH, CNCS là xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại được quy định từ những nguyên nhân kinh tế và chính trị - xã hội, đã chuẩn bị từ những điều kiện khách quan và chủ quan trong lòng xã hội TBCN. Trong Tuyên Ngôn Đảng cộng sản Mác viết: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một thể liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.” [14- tr.628]

Quá trình cách mạng XHCN theo các nhà kinh điển, được thực hiện qua hai bước:

Bước thứ nhất: là giành lấy chính quyền, “giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị”. Giành được quyền lực thống trị và giữ vững quyền lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cách mạng XHCN.


Bước thứ hai: giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã đư ợc tổ chức thành giai cấp thống trị và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.” [14- tr.626]. Nói cách khác, cuộc cách mạng đó gồm hai thời kỳ, một là thiết lập chế độ XHCN, và hai là dùng chuyên chính vô sản để cải tạo mọi mặt xã hội cũ xây dựng xã hội mới - xã hội CSCN.

Ngoài việc xác định giành chính quyền, giành lấy dân chủ, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác còn nêu ra những nội dung cần thực hiện trong quá trình xây dựng CNXH đó là:

Một là, để tiến lên CNXH phải trải qua một thời kỳ cải biến cách mạng, đó là thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô - ta, C.Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.” [19 - tr.47]

Trong tác phẩm Những nguyên lý của Chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen khẳng định tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ khi trả lời câu hỏi: Liệu có thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được không?:

Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu. [14- tr. 496]

Tán thành với C.Mác và Ph.Ăngghen, trong bài viết Chào mừng công nhân Hung ga ri V.I.Lênin viết:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022