Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những quan điểm sai trái nhằm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và cuộc đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái này.

- Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quan điểm tiêu biểu phủ nhận về lý luận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ 1986 đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; kế thừa những thành tựu lý luận về đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ CNXH.

Luận án sử dụng phương pháp chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ góc độ chính trị - xã hội, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh... để nghiên cứu đề tài này.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về lý luận, góp phần nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, về CNXH và xây dựng CNXH, góp phần bảo vệ chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.

Về thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ đó nâng cao “sức đề kháng”, tăng cường niềm tin cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân vào mục tiêu XHCN và con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 2

Luận án trình bày một cách có hệ thống về những nội dung cơ bản, mục tiêu, thủ đoạn truyền bá các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với cuộc đấu tranh này và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phê phán, góp phần bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong tình hình mới.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương, 9 tiết, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này

1.1.1 Nhóm thành tựu nghiên cứu chính diện về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đấu tranh chống những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Cuốn sách “Quá trình hình thành con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, của Đào Duy Tùng, Nxb.CTQG xuất bản 1994, được xem như một trong những tổng kết đầu tiên của cá nhân về vấn đề CNXH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Cuốn sách đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn bản chất cách mạng và khoa học của quá trình hình thành đường lối đổi mới toàn diện, hợp quy luật, hợp lòng dân, đưa nước ta vượt qua những thử thách và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN.

“Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam”, GS.TS Dương Phú Hiệp (chủ biên) Hà Nội 2001. Cuốn sách là sản phẩm của đề tài KX.01.04, tập trung tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn của kiểu phát triển bỏ qua CNTB, từ đó luận chứng khả năng, điều kiện và đặc điểm của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Sách gồm ba nội dung: một, trình bày lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN; hai, những bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực tiễn của một số nước XHCN trước đây; ba, trình bày điều kiện và đặc điểm của con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam - đây là nội dung đáng chú ý nhất của cuốn sách này. Các tác giả đã phân tích những điều kiện chủ yếu cần thiết để bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta và cho rằng, nó có


những nội dung vật chất khách quan và bản thân nó cũng tồn tại hiện thực trong lịch sử và cùng vận động, biến đổi chứ không tĩnh tại.

“Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam” Nxb CTQG, Hà Nội 2001, PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên). Cuốn sách đã chứng minh, sức sống và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong việc tìm ra con đường cứu nước theo phương hướng XHCN, đi lên CNXH là xu hướng vận động tất yếu của thời đại, với Việt Nam để định hướng XHCN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các tác giả chỉ ra rằng, phải thực hiện và đảm bảo các điều kiện như: giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, xây dựng Đảng Cộng sản ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường. Cuốn sách còn phân tích, trong quá trình bảo vệ, phát triển sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, phải trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, con đường đã chọn, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”.

GS.TS Lê Hữu Nghĩa, “Thời đại chúng ta và sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lênin” Nxb CTQG, Hà Nội 2002, cuốn sách đã cung cấp những nội dung và đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay từ đó dự báo xu thế phát triển của thời đại, tác giả đã khẳng định những giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lênin, và yêu cầu bổ sung phát triển học thuyết ấy trong thời đại mới và tiếp tục kiên định ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo cách mạng XHCN ở Việt Nam.

Năm 2002 Hội đồng Lý luận Trung ương đã biên soạn cuốn sách “Vững bước trên con đường đã chọn”, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, đó là tập hợp những bài viết của nhiều cán bộ, đảng viên và các nhà khoa học, một mặt các tác giả đã phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, mặt khác các tác giả đã trình bày những quan điểm chính diện về những vấn đề mà chúng ta


cần nắm vững như: kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của chúng ta; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của chúng ta; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để phát triển dân chủ; trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường phải giữ vững và định hướng xã hội chủ nghĩa; tiến lên chủ nghĩa xã hội là lôgic, xu thế phát triển và là triển vọng tất yếu của thời đại ngày nay.

“Góp phần nhận thức thế giới đương đại” GS.TS Nguyễn Đức Bình, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Trần Hữu Tiến (đồng chủ biên); Nxb CTQG, Hà Nội 2003, là một tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, vừa mang tính phương pháp luận vừa phân tích về hiện trạng, vấn đề và xu hướng của thế giới đương đại. Các tác giả đều khẳng định xu thế thời đại đi lên CNXH vẫn là xu thế chủ đạo của chính trị đương đại; nó hấp dẫn nhiều quốc gia - dân tộc vào dòng chảy của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền kinh tế quốc gia, công bằng trong phát triển và hướng tới CNXH.

“Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI” PGS.TS Đỗ Lộc Diệp, TS. Đào Duy Quát, PGS.TS Lê Văn Sang (đồng chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội 2003 là một công trình nghiên cứu và phân tích những mâu thuẫn nội tại của CNTB, làm rõ khả năng thích ứng, tiềm năng phát triển, đặc điểm vai trò, điểm mạnh, điểm yếu từ đó dự báo về CNTB hiện đại, triển vọng của nó trên một số phương diện và đề xuất những quan điểm cho các giải pháp chiến lược trong phát triển của đất nước ta.

Cuốn sách “Lẽ phải của chúng ta” do Nxb CTQG xuất bản năm 2004, đã cung cấp cho chúng ta những nội dung như: Giữ vững nền tảng tư tưởng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới; chúng ta cần kiên định mục tiêu, lý tưởng đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối đúng đắn, là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;


phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề bảo đảm dân chủ và nhân quyền trong điều kiện nước ta hiện nay.

Sách “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta 1986- 2005” của các tác giả PGS,TS Tô Huy Rứa - GS,TS Hoàng Chí Bảo - PGS,TS Trần Khắc Việt - PGS, TS Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) Nxb Lý luận Chính trị ấn hành năm 2005; sách gồm những chuyên đề khảo cứu về những chủ đề, lĩnh vực thuộc nhận thức của Đảng ta trong những năm đổi mới, qua đó cung cấp cho người đọc có thể hình dung đầy đủ, sâu sắc về quá trình đổi mới, hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng ta từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay. Đáng lưu ý là chuyên đề “Một số vấn đề cơ bản trong lý luận về mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam cần tiếp tục làm rõ hơn”

“Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, GS. Nguyễn Đức Bình (chủ biên) Tổng quan đề tài KX 01- 01, Hà Nội, 2006. Cuốn sách này là khái quát khá toàn diện về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, cung cấp nhiều luận cứ để làm rõ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ; sách gồm ba phần: Phần một, gồm hai chương trình bày tương đối chi tiết cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp xâm lược trong đó nhấn mạnh quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với khẳng định cuối cùng về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc chỉ có thể là cách mạng vô sản. Phần hai, gồm hai chương tổng kết nhận thức và hoạt động thực tiễn quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam theo mô hình và cơ chế cũ; khái quát cơ b ản những thành tựu và cả những sai lầm trên cả hai phương diện nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn và nhu cầu cần đổi mới toàn diện. Phần ba, gồm hai chương trình bày nội dung cốt lõi của đề tài, cụ thể là: “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đánh giá về tình hình hiện nay và công cuộc đổi mới đất nước quá độ lên CNXH; về kiên định con đường xây


dựng CNXH trong giai đoạn mới; về phương hướng và nội dung cơ bản của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Sách “Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của TS. Nguyễn An Ninh. Nxb CTQG H, 2007. Cuốn sách đã phân tích những yếu tố tác động đến triển vọng của CNXH trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI như: những biến đổi của thế giới đương đại, bản thân của CNXH hiện thực, các phong trào đấu tranh vì mục tiêu của thời đại, từ đó tác giả đưa ra những dự đoán: sẽ có bước tiến mới đầy tính đột phá cả về thực tiễn và lý luận xây dựng CNXH; đồng thời không loại trừ khả năng có thêm những nước gia nhập vào quá trình phát triển theo định hướng XHCN và cảnh báo có thể có cả hiện tượng chệch hướng, nếu như đổi mới và cải cách vượt tầm kiểm soát.

Sách “Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và nhận thức lý luận” của tác giả PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG Hà Nội 2007, tác giả đã lý giải một cách hệ thống quá trình đổi mới ở Việt Nam, đề cập nhiều vấn đề mang tính lý luận: tư duy chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, tư duy kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt cuốn sách đã khái quát khá rõ nét những chặng đường, bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - đây chính là sự thể nghiệm những vấn đề liên quan đến con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

GS,TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Nxb CTQG, Hà Nội, 2008. Cuốn sách là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Mã số: ĐTĐL - 2003/18). Cuốn sách đã tổng kết và đánh giá khái quát những thành tựu, hạn chế của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong hai mươi năm qua trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, cuốn sách đã phân tích làm rõ những nhận thức, đặc trưng của CNXH và phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở


nước ta, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần bổ sung, phát triển đường lối đổi mới vì CNXH ở Việt Nam.

GS. Nguyễn Đức Bình, trong cuốn “Vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa” Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, đã lý giải độc lập dân tộc gắn liền CNXH là đòi hỏi và là lựa chọn khách quan của cách mạng nước ta, từ đó phải tiếp tục kiên định, vận dụng sáng tạo theo con đường XHCN và về triển vọng của CNXH.

PGS,TS.Vũ Văn Phúc, “Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Nxb CTQG, Hà Nội, 2009. Đây là tập hợp các công trình nghiên cứu của tác giả về thời kỳ quá độ lên CNXH với nhiều hướng tiếp cận phong phú. Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như tính chất quá độ của nền kinh tế, sở hữu nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở Việt Nam. Đã nêu những nguyên tắc cơ bản trong lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN: trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới; phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; xây dựng CNXH đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội.

“C.Mác, V.I.Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay”, PGS, TS Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009. Cuốn sách là một phần sản phẩm nghiên cứu của công trình khoa học cấp nhà nước KX.04.04/06-10 (giai đoạn 2006 - 2010) “Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam.” Bằng phương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022