Mô Hình Hoạt Động Của Trung Tâm Cơ Sở Dữ Liệu Tích Hợp Về Vthkcc

mạng lưới tuyến. Do đó, trong thời gian tới cần xây dựng hệ thống CSDL tích hợp về VTHKCC (Trung tâm CSDL tích hợp về VTHKCC thuộc Cơ quan quản lý GTCC). Các dữ liệu được thu thập và tập trung về Cơ quan quản lý GTCC của thành phố để khai thác và xử lý, phục vụ công tác quản lý, điều hành và kết nối, chia sẻ thông tin theo nhu cầu để phối hợp thực hiện với các đơn vị liên quan. Hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp về VTHKCC cần tập hợp các nguồn dữ liệu chính sau:

- Hệ thống phục vụ công tác QLNN;

- Bản đồ số mạng lưới xe buýt sử dụng công nghệ GIS và GPS;

- Cơ sở dữ liệu về CSHT và phương tiện xe buýt;

Người sử dụng dịch vụ VTHKCC

Trung tâm cơ sở dữ liệu tích hợp về VTHKCC

- Các thông tin hỗ trợ hành khách và dữ liệu khác có liên quan.


Doanh nghiệp VTHKCC

Cơ quan quản lý VTHKCC


Thông tin về cơ sở hạ tầng giao thông

Thông tin giám sát và điều hành

Thông tin vé và thanh toán điện tử

Thông tin về mạng lưới tuyến

Thông tin dự báo nhu cầu giao thông

Thông tin phục vụ và dịch vụ hỗ trợ

Thông tin về xử lý sự cố giao thông

Thông tin về phương tiện VTHKCC

Thông tin truyền thông về VTHKCC


Hình 4.9 - Mô hình hoạt động của Trung tâm cơ sở dữ liệu tích hợp về VTHKCC

Một chức năng vô cùng hiệu quả của Trung tâm cơ sở dữ liệu tích hợp về VTHKCC là truyền thông, quảng bá để khuyến khích cho VTHKCC thông qua liên kết các kênh truyền thông trực tuyến. Đây là công cụ hiệu quả để thông tin về VTHKCC cho hành khách về dịch vụ, hướng dẫn chuyến đi, quyền lợi và trách nhiệm của hành khách đi xe, bao gồm:

+ Các kênh cá nhân: Trang web, mạng xã hội như facebook, zalo, fanpage, các ứng dụng di động, công cụ tìm kiếm Google Transit, Google Map.

+ Các kênh truyền thông xã hội: Tiếp thị và quảng cáo trực tuyến.

+ Kênh truyền thông chính thức: liên kết báo chí điện tử, đài phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở.

* Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và vận hành xe buýt: Một số công nghệ mới giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống xe buýt cần được áp dụng vào quản lý và vận hành:

- Sử dụng thẻ thông minh tích hợp vé - giá vé các loại PTCC để di chuyển, xem xét sử dụng vé điện tử (E-ticket) thay vé giấy và áp dụng hệ thống thu vé tự động để kiểm soát vé và doanh thu. Bên cạnh đó, cần cải tiến đối với hệ thống vé tháng để hành khách có thể chuyển tuyến dễ dàng. Vé phải được tích hợp trên toàn mạng lưới tuyến để có cơ cấu vé thống nhất. Ứng dụng các hình thức thanh toán hiện đại, online như: internet banking, Ipay, quét mã QR…

- Đối với phương tiện xe buýt, cần đầu tư, lắp đặt hệ thống GPS trên toàn bộ phương tiện để kiểm soát phương tiện đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Đồng thời, triển khai lắp đặt camera giám sát tại các bến xe, điểm trung chuyển và trên phương tiện xe buýt để giám sát lái xe và phương tiện đang hoạt động.

- Đầu tư các phần mềm quản lý chuyên dụng, ứng dụng công nghệ GPS và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để thành lập Bản đồ số mạng lưới xe buýt, cung cấp thông tin về CSHT, hỗ trợ ra quyết định bao gồm thu thập, xử lý các thông tin về hoạt động của phương tiện và xử lý sự cố xảy ra.

- Xây dựng các trang Web, phần mềm ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động thông dụng hiện nay (trên nền hệ điều hành iOS, Android) để mua vé online, cung cấp thông tin dịch vụ VTHKCC cho hành khách.

* Kiểm soát và hạn chế sử dụng PTCN: Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy, để đảm bảo phát triển VTHKCC bền vững, mục tiêu trong trung hạn và dài hạn là Thành phố phải kiểm soát và hạn chế được sự gia tăng PTCN.

Về hạn chế sự tiếp cận đối với PTCN: Hạn chế tiếp cận từng khu vực cụ thể (thường là trung tâm thành phố). Các bãi đỗ xe cho PTCN được bố trí xa khu vực văn phòng và hệ thống VTHKCC được cung cấp miễn phí gần bãi đỗ xe để tiếp tục di chuyển. Một số khu vực, tuyến đường được dành riêng cho người đi bộ, người đi xe đạp, phương tiện VTHKCC, và các loại xe được phép hoạt động. Đồng thời, xem xét xây dựng các quy định về quyền tiếp cận các khu vực đô thị cho từng loại phương tiện và người dân đô thị theo thời gian nhất định trong ngày hoặc trong tuần hoặc dựa trên mức độ bảo vệ môi trường của phương tiện: các phương tiện ít gây ra ô nhiễm, thân thiện với môi trường sẽ được phép tiếp cận các khu vực đầu mối giao thương hoặc các khu đông dân cư. Ngược lại, các phương tiện gây ô nhiễm môi trường sẽ bị hạn chế tiếp cận hoặc bị cấm.

Về hạn chế sở hữu PTCN: Kiểm soát sở hữu PTCN bằng cách thiết lập Hệ thống định mức phương tiện (tức là Giấy chứng nhận đủ tư cách pháp lý của phương tiện với các điều kiện ràng buộc xác định) và các chi phí sở hữu khác bao gồm: phí đăng ký bổ sung, thuế môn bài...Hạn chế sở hữu PTCN bằng cách thu các loại phí hàng năm khi lưu hành phương tiện như: phí đường bộ khi bắt đầu sử dụng phương tiện và khi lưu thông, phí đỗ xe tại nơi làm việc và các địa điểm xác định, phí ùn tắc đối với những khu vực trong trung tâm, phí môi trường đối với các loại PTCN gây ô nhiễm. Các mức phí sẽ không khuyến khích người sử dụng PTCN một cách thường xuyên (Giá vé luôn cao hơn giá vé đi bằng phương tiện VTHKCC). Doanh thu từ các loại phí này là các nguồn tài chính được dùng để tái đầu tư phát triển VTHKCC.

4.3.7. Giải pháp phát triển đoàn phương tiện xe buýt hiện đại và bảo vệ môi trường

* Đầu tư phương tiện xe buýt hiện đại, thân thiện với môi trường: Thành phố cần căn cứ vào năng lực của CSHT trên mạng lưới tuyến để bố trí phương tiện có kết cấu và sức chứa phù hợp. Các loại xe buýt cũng cần sử dụng các gam màu sáng, những màu sắc bắt mắt, vừa góp phần thu hút hành khách vừa thân thiện với môi trường, đồng thời lựa chọn đưa vào sử dụng một số loại xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch như:

- Xe buýt chạy bằng khí nén thiên nhiên CNG, khí hóa lỏng LPG: Các loại nhiên liệu này có nguồn gốc từ dầu mỏ nên khi đốt không giải phóng nhiều khí độc như NOx, COx... và không làm phát sinh bụi bẩn.

- Xe buýt điện EV: Loại xe buýt này sử dụng năng lượng từ nguồn điện của pin hoặc ắc quy được lắp đặt trên xe với nhiều chủng loại từ Minibus tới các loại xe có sức chứa 80 chỗ (B80).

- Xe buýt đa động lực Hybrid: Loại xe buýt này sử dụng động cơ tổ hợp gồm cả động cơ đốt trong và động cơ điện để tăng hiệu suất và giảm phát thải.

Các loại xe buýt này có nhiều ưu điểm như nhẹ, thiết kế sang trọng và hiện đại, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả. Theo các nghiên cứu gần đây, các loại xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch thường không phát thải khi chạy không tải hoặc phát thải với mức phát thải khí tối thiểu thấp hơn 20% tiêu chuẩn thế giới, tương ứng với lượng giảm phát thải khí nhà kính khoảng 700 tấn CO2/năm.

(Nguồn: http://www.hino.co.jp)

Hình 4.10 - Phương tiện xe buýt điện và xe Hybrid thân thiện với môi trường

* Tăng cường kiểm soát tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn của phương tiện: Theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thì xe buýt gắn động cơ diesel sẽ phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro IV kể từ ngày 01/01/2018. Các phương tiện không đạt yêu cần an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn khí thải sẽ không được cấp chứng nhận kiểm định lưu hành phương tiện. Từ đó có thể quy định vùng hoạt động của phương tiện theo các mức yêu cầu an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn khí thải bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Đồng thời, hướng đến nâng mức tiêu chuẩn khí thải đối với các loại xe ô tô, trong đó có xe buýt đang lưu hành và đã qua sử dụng nhập khẩu. Một số thành phố lớn trong nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã nâng tiêu chuẩn khí thải của xe buýt lên mức EURO IV theo quy định. Tác giả đề xuất áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện xe buýt cho giai đoạn đến 2025 và giai đoạn 2025 - 2030 tại TP Hải Phòng như sau:

Bảng 4.9 - Đề xuất tiêu chuẩn khí thải phương tiện xe buýt cho giai đoạn Đến 2025 và giai đoạn 2025 - 2030

STT

Loại phương tiện

Sức chứa

(HK)

Loại nhiên

liệu sử dụng

Tiêu chuẩn khí thải

Đến 2025

2025 - 2030

1

Xe buýt lớn

80

CNG

EURO IV,V

EURO V, VI

2

Xe buýt trung bình

45 - 60

CNG/Diesel

EURO IV

EURO V, VI

3

Xe buýt nhỏ

17 - 35

CNG/Diesel

EURO III, IV

EURO IV, V

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững - 21

(Nguồn: tác giả đề xuất)

Bên cạnh đó, phương tiện phải được bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm trong tình trạng tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường. Chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động và bảo dưỡng sửa chữa phải được thu gom và xử lý. Ngoài ra, mọi loại phương tiện, trong đó có xe buýt khi vận hành phải được kiểm soát để không tạo ra mức ồn vượt quá mức độ ồn tối đa cho phép. Các phương tiện xe buýt nhập khẩu mới hay đã qua sử dụng khi tiến hành đăng kiểm phương tiện để đưa vào khai thác cũng phải đáp ứng các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn để tránh các tác hại gây ra đối với môi trường và sức khỏe của người sử dụng.

* Phương tiện xe buýt hỗ trợ người khuyết tật: Ngoài các loại phương tiện đường sắt, đường thủy, đường hàng không có những quy định riêng về vận chuyển NKT thì đa số phương tiện xe buýt hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và dịch vụ vận chuyển dành cho NKT. Thông tin cũng chưa đảm bảo sự nhận biết dễ dàng cho NKT, đặc biệt là những người khiếm thị và khiếm thính. Do đó, trong thời gian tới, Thành phố cần quan tâm đầu tư, cải tạo phương tiện xe buýt đáp ứng Quy chuẩn QCVN 82:2019/BGTVT để người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Trên xe cần bố trí cửa lên xuống phù hợp, bố trí chỗ ngồi ưu tiên cho NKT bằng cách tháo bớt một số ghế trên xe để tăng diện tích cho xe lăn ở gần cửa lên xuống và có dán biển chỉ dẫn cho hành khách, lắp đặt thang nâng, dây đai an toàn cho NKT. Hiện nay, tại các nước phát triển, xe buýt có thiết kế sàn thấp với đường dốc tiếp cận trực tiếp với sàn xe và xe buýt có bậc lên xuống thấp là các phương tiện GTCC phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng cần lắp đặt trên xe buýt hệ thống Bảng LED, thông tin bằng chữ điện tử cỡ to, thông báo đầy đủ thông tin về: lộ trình tuyến, số hiệu tuyến, các thông tin hỗ trợ khác...cả bên trong và bên ngoài xe. Đồng thời, lắp đặt hệ thống thông báo hành trình bằng giọng nói để người khiếm thị nắm bắt được thông tin.

Hình 4 11 Xe buýt có sàn thấp và có bậc lên xuống thấp 4 3 8 Giải pháp phát 1Hình 4 11 Xe buýt có sàn thấp và có bậc lên xuống thấp 4 3 8 Giải pháp phát 2

Hình 4.11 - Xe buýt có sàn thấp và có bậc lên xuống thấp

4.3.8. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI tiếp tục khẳng định thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đấy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, xây dựng Hải Phòng trở thành trọng điếm phát triến KHCN biến của cả nước. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn khả dụng. Vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề nóng, đã và đang được đặt ra đối với Việt Nam. Yếu tố về con người hay nói chính xác hơn là nguồn nhân lực là trung tâm của sự PTBV, nguồn nhân lực có chất lượng tốt mới đảm bảo cho quá trình phát triển VTHKCC tại TP. Hải Phòng theo hướng bền vững. Do đó, nhiệm vu cần tiến hành thường xuyên và liên tục là phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực VTHKCC.

Thứ nhất, phải xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao: Nhiệm vụ đầu tiên là phải rà soát lực lượng lao động trong toàn ngành VTHKCC, xây dựng tiêu chuẩn lao động làm công tác quản lý, điều hành và lao động trực tiếp là lái xe và nhân viên phục vụ. Đồng thời, kiện toàn bộ máy quản lý và điều hành VTHKCC, tinh giản về số lượng, nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo gọn nhẹ và linh hoạt. Áp dụng công nghệ để xây dựng linh hoạt các mô hình quản trị trực tuyến. Song song với đó là kiểm soát chất lượng nhân lực ngay từ đầu vào. Đối với nguồn nhân lực làm công tác quản lý cần đảm bảo các điều kiện về bằng cấp, kinh nghiệm. Đối với nguồn nhân lực làm công tác phục vụ hành khách cần đảm bảo các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp, chứng nhận đảm bảo sức khỏe và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, lao động phải thường xuyên được kiểm tra đánh giá và nâng cao trình độ, kết hợp với việc tuyển chọn, sắp xếp, sử dụng lao động hợp lý, ưu tiên các ứng viên có trình độ và được đào tạo bài bản đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thành phố cần tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ cho lao động, trong đó chú trọng đào tạo kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong vận hành, khai thác VTHKCC và kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử.

Thứ hai, phải có chương trình và các cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng: Xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng, bao gồm 6 nhóm: Lái xe, nhân viên phục vụ, công nhân bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, nhân viên điều hành vận tải, nhân viên kiểm tra - giám sát, đội ngũ lãnh đạo quản lý. Các hình thức đào tạo cần được mở rộng, đặc biệt là đào tạo nâng cao nhận thức về PTBV. Từ đó, biến nhận thức thành hành động, tích cực truyền thông quảng bá cho mục tiêu PTBV trong cộng đồng. Các cơ sở đào tạo phải đi trước một bước trong việc ứng dụng KHCN nhằm đổi mới chương trình, học tập kinh nghiệm từ các nước có hệ thống VTHKCC phát triển. Bên cạnh đó là khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ, nghiệp vụ gắn với tiếp thu kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động quản lý và điều hành cũng như công tác phục vụ hành khách. Điều này cần có sự phối hợp giữa Chính quyền và các Trường có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến đào tạo trong lĩnh vực GTVT để nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Các cơ sở đào tạo phải được cấp chứng nhận về nhiệm vụ đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động trực tiếp trong lĩnh vực VTHKCC.

Thứ ba, xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ VTHKCC: Trong lĩnh vực VTHKCC, ngoài việc đào tạo lực lượng lao động tại chỗ, cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các thành phần kinh tế ở trong và ngoài thành phố để phục vụ phát triển VTHKCC, đặc biệt là đội ngũ nhân lực được đào tạo tại các cơ sở uy tín của nước ngoài. Nguồn nhân lực này cần được thu hút về cơ quan quản lý VTHKCC và các Doanh nghiệp VTHKCC. Thành phố cần ban hành chính sách cụ thể trong việc bố trí và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ thanh niên trẻ để phục vụ phát triển VTHKCC nói riêng và mục tiêu PTBV nói chung. Ngoài chính sách đối với cán bộ làm công tác quản lý VTHKCC, cần có chính sách riêng có tính định hướng, hỗ trợ các Doanh nghiệp trong việc việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân lực. Đối với những vị trí cần chuyên môn sâu, cần tuyển dụng nguồn lao động từ các trường

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí