Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Phát Triển Của Kinh Tế Tư Nhân


trạng độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực chỉ có kinh tế nhà nước tham gia, có lợi cho công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay.

1.3.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh tế tư nhân

Trong các Văn kiện của Đảng, việc xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó thành phần kinh tế tư nhân từ chỗ bị phủ nhận đã được thừa nhận là một thành phần kinh tế tồn tại song song với nhiều thành phần kinh tế khác. Hơn nữa, hiện nay kinh tế tư nhân được khẳng định là có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đại hội VI và VII của Đảng khẳng định các thành phần kinh tế của Việt Nam bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân; trong đó kinh tế tư nhân được coi là: “sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động” và được phát triển chủ yếu trong “lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước” (trích văn kiện Đại hội VI). Đại hội VIII của Đảng xác định: các thành phần kinh tế của Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX xác định: các thành phần kinh tế của Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, và kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài. Sự khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển được thể hiện khá rõ trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ V khóa IX: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực đất nước trong hội nhập quốc tế” (trích văn kiện hội nghị Trung


ương V khóa IX). Như vậy cho đến nay, về mặt quan điểm, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sự có mặt của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là một sự tồn tại khách quan mà còn là sự cần thiết để huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, đi đúng hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.

1.3.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

1.3.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân

- Quy mô và hình thức sở hữu đa dạng;

- Bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và năng động. Hoạt động của bộ máy gắn chặt với những biến động cung – cầu trên thị trường, trước áp lực của cạnh tranh, họ buộc phải tính toán tìm ra cách sử dụng một cách có hiệu quả yếu tố đầu vào;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Sử dụng lao động và công nghệ rất linh hoạt và hiệu quả;

- Lĩnh vực đầu tư thường tập trung vào khu vực thương mại và dịch vụ;

Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 3

- Mục đích kinh doanh là rõ ràng với tôn chỉ bất biến: tối đa hóa lợi nhuận;

- Phương thức huy động vốn của kinh tế tư nhân cũng rất linh hoạt, nguồn vốn đa dạng.

1.3.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân

- Đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Đóng góp ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển;

- Đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước;

- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống kinh tế;


- Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động;

- Góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân

Trước hết đó là những vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Kinh tế tư nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp. Môi trường kinh doanh của kinh tế tư nhân là nền kinh tế thị trường. Vì vậy, tạo môi trường thực sự cho kinh tế tư nhân phát triển cũng đồng nghĩa với phát triển kinh tế thị trường. Cụ thể:

1.3.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy tính năng động, độc lập tự chịu trách nhiệm và có khả năng khai thác tối đa mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Một môi trường kinh doanh không đảm bảo tự do cho doanh nghiệp sẽ là môi trường méo mó, biến dạng, dễ nảy sinh tiêu cực, bất công. Một thực tế khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là những doanh nghiệp nào có quan hệ cá nhân thân mật với cơ quan quản lý nhà nước thì làm ăn thuận lợi. Trái lại, những doanh nghiệp chỉ biết làm ăn chân chính, theo đúng luật lại thường gặp khó khăn, bị kìm hãm, rất khó hoạt động. Như vậy, nhà nước cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách bình đẳng. Đây thực chất là tạo cơ chế tự do nhập ngành của các nhà cung ứng hàng hoá. Sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường sẽ góp phần loại bỏ được những ưu thế giả tạo cho các chủ thể khác.

1.3.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển

Cạnh tranh lành mạnh thể hiện:


Thứ nhất, cạnh tranh không loại trừ hợp tác, cạnh tranh tạo điều kiện hợp tác. Cạnh tranh là cơ chế để doanh nghiệp tồn tại được trong cơ chế thị trường. Hợp tác là để cho hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mạnh hơn.

Thứ hai, kết quả cạnh tranh là sự thắng lợi của một cách thức sản xuất tối ưu, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những doanh nghiệp mạnh đã loại bỏ được những doanh nghiệp yếu hơn trên thị trường. Doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp có phương thức tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Như vậy, nguyên tắc “mạnh thắng yếu”, vốn là quy luật khắt khe của kinh tế thị trường vẫn hoàn toàn đúng. Doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả phải bị loại bỏ, cho dù đó là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào, thuộc quy mô gì. Những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả phải được xã hội tôn vinh, kính trọng. Nhà nước cần tạo điều kiện cho những doanh nghiệp như vậy phát triển. Ngược lại, bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả cũng cần phải bị xoá bỏ một cách kiên quyết.

Quan hệ giữa nhà nước và nền kinh tế được phản ánh thông qua quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp. Quan hệ này về thực chất là quan hệ giữa cơ quan quản lý điều tiết và đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cần có sự quản lý của nhà nước, sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước là cần thiết khách quan. Vì thế, quan hệ này luôn xuất hiện và cần được giải quyết hợp lý. Song, trong lịch sử phát triển kinh tế, quan hệ này rất dễ bị vi phạm, do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

Để có quan hệ hợp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp cần phải xác định đúng vị trí và nhiệm vụ của từng chủ thể trong quan hệ này. Nhiệm vụ của Nhà nước là quản lý, điều tiết nền kinh tế, nhằm duy trì trật tự trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh, nhiệm vụ của họ là tổ chức sản xuất -


kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua tín hiệu của thị trường. Đây là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp và cũng là nhiệm vụ mà nền kinh tế trao cho họ.

Một vấn đề cũng rất quan trọng, mà các doanh nghiệp trông đợi từ phía nhà nước là sự bình đẳng. Nhà nước cần phải đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trên mọi phương diện. Vì sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, Nhà nước phải đóng vai trò “trọng tài” chứ không phải là một chủ thể đứng về một doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Do đó, không được đồng nhất nhà nước với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cùng tồn tại. Song dù là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào thì doanh nghiệp vẫn có nhiệm vụ hoàn toàn khác với nhiệm vụ của Nhà nước và đều bình đẳng với nhau trước pháp luật.

1.3.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế rất cần có sự hỗ trợ, điều tiết của Nhà nước. Kinh tế tư nhân cũng vậy, trong quá trình phát triển, nhà nước giữ vai trò định hướng, vạch ra chiến lược, chính sách cho kinh tế tư nhân phát triển. Song, nếu điều đó là đương nhiên đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì đối với kinh tế tư nhân vấn đề này thường bị xem nhẹ. Thái độ này đối với kinh tế tư nhân cũng lại xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp và chỉ có các doanh nghiệp cụ thể, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, luôn là những chủ thể thực hiện những mục tiêu mà chính phủ luôn theo đuổi. Đó là sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Chính vì vậy, giữa nhà nước và doanh nghiệp cần có mối quan hệ đồng thuận vì mục tiêu chung. Các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp tư


nhân và đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, phải được xây dựng trên nguyên tắc trước hết là đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển.

Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp tư nhân rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt như vốn, công nghệ, đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường và nhất là một môi trường xã hội, ở đó có sự thừa nhận, tôn vinh khu vực kinh tế tư nhân. Đây là một vấn đề không đơn giản ở những quốc gia đã từng có những nhận thức chưa đúng về vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Để đạt được điều này, vai trò hỗ trợ của nhà nước là hết sức quan trọng, thậm chí đóng vai trò quyết định.‌

1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của các nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955- 1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.

Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế, công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 42.480 USD (2008). Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản được đánh giá là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.

Để khuyến khích kinh tế tư nhân, trước hết chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hỗ trợ các công ty tư nhân chọn lựa phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực,


hướng về xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so sánh của Nhật Bản. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu là sự ưu tiên hàng đầu của chính sách hỗ trợ.

Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong suốt quá trình hoàn thiện sự hỗ trợ và tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực tư nhân chính là xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản đã giữ vai trò quan trọng trong việc khơi thông thị trường quốc tế. Để thực hiện tốt xúc tiến thương mại – xuất khẩu, Nhật Bản cho phép thành lập các cơ quan phi chính phủ, được phân thành hai nhóm chính:

- Nhóm thứ nhất gồm các liên minh doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Nhật Bản, hoạt động phi lợi nhuận trên cơ sở hội phí của các thành viên. Đây là những tổ chức có quy mô lớn, bao gồm cả viện nghiên cứu, các quỹ hợp tác phát triển. Hoạt động của các cơ quan này mang tính “trung gian”, vừa vận động hành lang cho chính phủ vừa đấu tranh gây ảnh hưởng với chính phủ trong việc định hướng chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp.

- Nhóm thứ hai gồm các phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành. Các cơ quan thuộc nhóm này hoạt động chủ yếu thiên về dịch vụ trên cơ sở hội phí, lệ phí dịch vụ và về đại diện quyền lợi cho các doanh nghiệp.

Nhìn chung, các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ Nhật Bản là đơn vị phi lợi nhuận, là cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, trực thuộc chính phủ và không phải là bộ máy quản lý. Các cơ quan này nhận được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau gồm: ngân sách nhà nước cấp theo các dự án phát triển kinh tế và nguồn thu khác (phí hội viên, lệ phí dịch vụ và các hoạt động có thu khác…). Các cơ quan xúc tiến thương mại có mạng lưới rộng khắp trong và


ngoài nước. Chẳng hạn như JETRO (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) có 37 văn phòng trong nước và 75 văn phòng ở nước ngoài. Nhiệm vụ của các văn phòng này là theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng, sức cạnh tranh, thăm dò, tìm kiếm đối tác tiềm năng ở thị trường nước ngoài, rồi chuyển về nước phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu, và nhằm thành lập các phòng trưng bày, triển lãm ở nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu.

Để tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến thành lập các Hiệp hội và tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chương trình: bảo lãnh tín dụng, tư vấn, tạo thị trường cho các doanh nghiệp (thông qua các hợp đồng gia công giữa các công ty lớn với các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường viện trợ và ký kết các Hiệp định kinh tế - thương mại với các chính phủ nước ngoài để mở đường cho doanh nghiệp Nhật Bản thâm nhập thị trường thế giới); linh hoạt hóa thị trường lao động, đổi mới giáo dục nhận thức và đào tạo nghề cho công nhân, cải thiện môi trường pháp lý văn hóa và kinh doanh phù hợp với những cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Có thể nói phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân của Nhật Bản là: “Chính phủ ít can thiệp thô bạo vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ giữa chính phủ và khu vực tư nhân phải minh bạch”. Thành công của các công ty tư nhân Nhật Bản trên khắp thế giới là một điển hình về hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia này.

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Là quốc gia đầu tiên thuộc nhóm nước NICs, nằm trong khối ASEAN, sự phát triển của đảo quốc nhỏ bé này được xem là hình mẫu cho các nước trong khu vực. Chính phủ Singapore coi kinh tế tư nhân là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã tiến

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí