Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 2


- Dự báo xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình, xu hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

- Thời gian: sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986) đến thời điểm hiện nay (nửa đầu năm 2010).

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó chú trọng sử dụng phương pháp thống kê nhằm phân tích số liệu thông qua các bảng số liệu…

5. Tên và kết cấu của khóa luận

- Tên khóa luận: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp.

- Kết cấu của khóa luận: Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các bảng và biểu đồ thì nội dung khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 2

Do khả năng và điều kiện còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ của người viết nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè có quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn.


Nhân đây người viết xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô vì những chỉ bảo giúp đỡ trong suốt những năm tháng học đại học và nhất là cô giáo, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – người đã giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình người viết thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.


NỘI DUNG‌‌

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN


1.3. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân

1.3.1. Khái niệm kinh tế tư nhân

1.3.1.1. Sở hữu tư nhân

Thuật ngữ “kinh tế tư nhân” luôn gắn liền với vấn đề sở hữu. Vì vậy, muốn tìm hiểu về thuật ngữ này, trước hết cần tìm hiểu về sở hữu mà đặc biệt là sở hữu tư nhân.

Sở hữu là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa có bản chất của kinh tế chính trị học. Nếu chiếm hữu là hoạt động có tính tự nhiên của con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên để tạo ra của cải, thì sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu. Có thể hiểu phạm trù sở hữu qua cách diễn đạt sau:

Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải, sự phát triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Nội dung của sở hữu luôn được xét trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa chủ sở hữu và đối tượng sở hữu và quan hệ người với người trong quá trình sản xuất.

Về mối quan hệ thứ nhất, chủ thể sở hữu chủ yếu tồn tại trên hai loại hình: một cá nhân (tư hữu) hoặc nhiều người (công hữu); còn đối tượng sở hữu bao gồm những sản phẩm vật chất, phi vật chất, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng… trong đó sở hữu tư liệu sản xuất là có ý nghĩa hơn cả. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua quyền lực của chủ thể đối với đối tượng sở hữu và được luật hóa thành quyền sở hữu. Ở đây chủ sở hữu thường phải có các quyền căn bản như:


quyền sử dụng, quyền hưởng lợi, quyền định đoạt, quyền thừa kế… những mối quan hệ này cũng chính là nội dung pháp lý của vấn đề sở hữu.

Về mối quan hệ thứ hai, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội. Mối quan hệ này khẳng định đối tượng sở hữu, đặc biệt là tư liệu sản xuất, thuộc về ai, từ mối quan hệ đó quy định các hình thức phân phối và quản lý tài sản, sản phẩm, thu nhập, giá trị giữa họ, mối quan hệ này được biểu hiện thành nội dung kinh tế của phạm trù sở hữu.

Theo điều 211 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. Theo khái niệm trên thì sở hữu tư nhân được hiểu là: sở hữu các tư liệu tiêu dùng cá nhân thường được coi là sở hữu cá nhân và sở hữu tư liệu sản xuất thường được hiểu là sở hữu tư nhân.

Như vậy, sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất – kinh doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất – kinh doanh đó. Sở hữu tư nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời kinh tế tư nhân.

1.3.1.2. Kinh tế tư nhân

Trên thực tế, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến những khái niệm khác nhau về kinh tế tư nhân.

Ở các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới hiện nay, mọi hoạt động không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân.

Ở một số nước khái niệm về khu vực kinh tế tư nhân cũng rất phức tạp.

Như ở Trung Quốc, khu vực tư nhân cùng lúc được hiểu là:

- Khu vực phi Nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước, cả trong công nghiệp lẫn nông nghiệp.


- Khu vực phi Nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp.

- Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp tập thể.

- Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các hộ kinh doanh cá thể (có ít hơn 8 công nhân).

Trong những trường hợp cụ thể khi sử dụng những khái niệm trên, số liệu thống kê thường chênh lệch nhau rất lớn. Và cho tới ngày nay tại Trung Quốc vẫn có sự phân biệt hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân với ranh giới được ấn định là 8 công nhân.

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân:

- Theo nghĩa rộng, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dân doanh bao gồm các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn. Cách hiểu trên sẽ đánh giá tương đối chính xác tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, tuy nhiên thường gặp khó khăn trong thống kê, khi không phân biệt được phần vốn góp của Nhà nước trong các liên doanh cũng như các công ty cổ phần mà Nhà nước góp vốn.

- Theo nghĩa hẹp: khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu thông kê thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).


Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế ngoài quốc doanh nhưng không bao gồm kinh tế tập thể.

Từ những cách hiểu trên ta có thể đi đến một nhận thức về kinh tế tư nhân như sau: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dước hình thức hộ kinh doanh các thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

Các loại hình kinh doanh của kinh tế tư nhân đều có điểm chung là dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm hiện hành ở nước ta, kinh tế tư nhân có hai loại hình như sau:

- Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cở sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình.

- Hai là, kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất với quy mô lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Trên thực tế, việc phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay là không đơn giản, bởi sự vận động biến đổi và phát triển không ngừng của chúng. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, các loại hình doanh nghiệp được quy định như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.


- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

1.3.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân

1.3.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân

Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan; xuất phát từ những luận cứ sau đây:

- Một là: Do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay trình độ lực lượng sản xuất còn lạc hậu, kém phát triển, không đồng đều giữa các ngành, các vùng trong nội bộ từng vùng. Vì vậy, không thể ngay từ đầu xây dựng được một kiểu quan hệ sản xuất thống trị, thuần nhất trên cơ sở công hữu. Do đó, việc duy trì một hệ thống sở hữu đa dạng trong đó có sở hữu tư nhân để từ đó hình thành kinh tế tư nhân là một tất yếu, phù hợp


với quy luật kinh tế khách quan, với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

- Hai là: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là có sự đan xen tồn tại giữa các thành phần kinh tế cũ và mới. Các thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại như kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, các thành phần kinh tế này vẫn có những vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn… Và một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước.

- Ba là: Thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy: kinh tế thị trường sẽ và chỉ phát triển lành mạnh trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội, thừa nhận và tạo điều kiện môi tường phát triển kinh tế tư nhân, qua đó tạo ra khả năng to lớn trong việc huy động tiềm lực vật chất và tinh thần cho phát triển kinh tế. Các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân sẽ cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nâng cao về chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng người tiêu dùng, tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với sản phẩm của mình khi đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Bốn là: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường gắn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, đồng thời khắc phục tình

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí