Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 4


hành nhiều chính sách khuyến khích tư nhân trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài như:

- Miễn thuế 5 năm đối với các công ty kinh doanh ở những ngành mũi nhọn khi có vốn đầu tư từ 1 triệu USD Singapore.

- Chính phủ liên doanh hoặc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, khi có lãi cho phép nhà kinh doanh tư nhân mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp.

- Miễn, giảm thuế khi mở rộng sản xuất hoặc khi có nhiều hàng xuất khẩu, vay vốn nước ngoài, mới đầu tư và nghiên cứu khoa học.

- Các doanh nghiệp nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước không hạn chế số lượng cũng như không hạn chế về quy mô đầu tư.

- Ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại hóa bằng cách giảm 40% thuế thu nhập trong 10 năm.

Cũng như mô hình của Nhật Bản, Chính phủ Singapore đặc biệt coi trọng phát triển hệ thống xúc tiến thương mại. Ở Singapore, cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về xúc tiến thương mại là Cục Phát triển Thương mại thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp. Ngoài ra, các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Hoa, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Malaysia, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Ấn Độ… đều tiến hành công việc xúc tiến thương mại. Các cơ quan xúc tiến thương mại bán thông tin cho doanh nghiệp với giá rẻ, chỉ khoảng 30-50% chi phí (Singapore cho rằng cần bán thông tin, vì khi bỏ tiền ra mua thì doanh nghiệp mới biết quý trọng thông tin, nhưng phải bán “lỗ” vì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thông tin để điều chỉnh và mở rộng sản xuất).

Phát triển cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cũng được chính phủ Singapore hết sức coi trọng, đặc biệt là thuận tiện


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

hóa thủ tục hải quan. Từ năm 1989, Singapore đã xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hóa. Đây là một mạng máy tính nối liền giữa các cơ quan quản lý thủ tục Nhà nước về xuất – nhập khẩu với các doanh nghiệp và được nối mạng với một số nước khác, cho phép các doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ thủ tục xin giấy phép xuất – nhập khẩu qua mạng trong vòng 30 phút mà không cần đem chứng từ đến tận các cơ quan hải quan để xin phép (một số trường hợp đặc biệt vẫn xử lý theo mẫu in sẵn có bán rộng rãi trên thị trường, với toàn bộ quá trình, trung bình mất khoảng 4 tiếng). Nhờ vậy, một container đi qua cổng cảng Singapre chỉ mất 45 giây. Mỗi năm mạng Tradenet này tiết kiệm cho Singapore khoảng 1 tỷ USD Singapore chi phí thủ tục hành chính và những lợi ích không thể đo lường khác liên quan đến cung cấp thông tin thương mại giữa các đối tác tham gia trong mạng này.

Trong quá trình tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, chính phủ Singapore rất coi trọng vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm xuất

Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 4

– nhập khẩu, thông qua việc thực hiện chế độ bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Tham gia vào quản lý chất lượng hàng hóa, ngoài các cơ quan Nhà nước còn có hàng loạt công ty giám định chất lượng thế giới. Khi ký họp đồng ngoại thương, các doanh nghiệp có thể quy định việc sử dụng dịch vụ của các công ty giám định này trong hợp đồng.

Khi hỗ trợ phát triển cho kinh tế tư nhân, Chính phủ Singapore cũng tiến hành xây dựng nhiều xí nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Singapore xác định rằng kinh tế Nhà nước cũng chỉ nhằm bổ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Vì vậy, chính phủ sẵn sàng chuyển sang khu vực tư nhân khi có điều kiện bằng những chương trình tư nhân hóa khu vực quốc doanh.


1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc được xem là tiêu biểu cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân ở Trung Quốc so với các nền kinh tế thị trường truyền thống còn có những bước thăng trầm nhất định, sự nhìn nhận và các chính sách đối với kinh tế tư nhân đang còn nhiều vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện.

Sau khi thành lập năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhanh chóng hình thành một khu vực kinh tế nhà nước thông qua biện pháp quốc hữu hóa. Nếu năm 1949 doanh nghiệp tư nhân chiếm 63% sản lượng công nghiệp thì năm 1952 chỉ còn 39% và 56% sản phẩm đầu ra của khu vực kinh tế tư nhân là theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Ở Trung Quốc, trong giai đoạn từ khi cách mạng văn hóa 1966 bùng nổ cho đến năm 1979 khởi đầu cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng không có sự tồn tại của kinh tế tư nhân. Sự phát triển của hộ cá thể đầu những năm 1980 đã đặt nền móng vững chắc cho sự xuất hiện chính thức của doanh nghiệp tư nhân. Ước tính cuối năm 1988 có khoảng 500.000 hộ cá thể có thể coi là doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nghiệp tập thể nhưng thực chất là doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Đó là những “doanh nghiệp mũ đỏ”, với mục đích núp dưới danh nghĩa tập thể để tránh những ngăn cấm từ phía Chính phủ và những phân biệt về mặt tư tưởng.

Thay đổi quan trọng nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc là việc tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước vào những năm 1990. Các chương trình tư nhân hóa đều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan trọng nhất là số nợ của khu vực nhà nước đang lớn dần lên. Năm 1995, chính quyền trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa ra chính sách “nắm lớn


thả nhỏ”, theo đó Nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500 đến 1000 doanh nghiệp lớn và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Từ chính sách “thả nhỏ”, xuất hiện chính sách “thay đổi sở hữu” với nội dung bao gồm: giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng cho nền khinh tế Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy 71% GDP là của khu vực phi nhà nước, trong đó doanh nghiệp tập thể chiếm 30%, phần còn lại do khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp. Dù đạt được con số như trên, nhưng khu vực tư nhân chỉ sử dụng một lượng tài nguyên ít ỏi, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đó là một đặc điểm nổi bật của kinh tế tư nhân Trung Quốc.

Sau hơn 20 năm cải cách, kinh tế tư nhân Trung Quốc đã có được sự đối xử công bằng và được đặt đúng vị trí. Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực thực hiện môi trường kinh doanh khá bình đẳng, cùng với những chính sách khuyến khích phát triển. Có thể tóm tắt những điểm chủ yếu như sau:

- Ưu đãi đầu tư nước ngoài và từng bước xóa bỏ độc quyền kinh doanh của Nhà nước.

Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích đầu tư nước ngoài: quyết định giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập ở các đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nước ngoài – trước đó nộp 10% - và hoàn thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Việc thu hẹp và từng bước xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh và can thiệp trực tiếp của Nhà nước cũng được chú trọng. Đến đầu những năm 1990, Chính phủ chỉ còn độc quyền 7 mặt hàng nhập khẩu và 30 mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất, liên quan đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.


- Hỗ trợ xuất khẩu và đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương.

Để hỗ trợ xuất khẩu, ngay từ năm 1982, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện hoàn thuế công thương ở khâu sản xuất cuối cùng, áp dụng thuế VAT đối với 17 mặt hàng xuất khẩu cơ điện, năm 1985 mở rộng phạm vi hoàn trả thuế đến tất cả các mặt hàng trữ dầu thô và dầu thành phẩm. Năm 1988, hoàn trả toàn bộ thuế gián tiếp lũy tiến ở các khâu từ sản xuất đến lưu thông đối với các sản phẩm xuất khẩu.

Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc lập ra các quỹ tín dụng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ sản xuất chuyên ngành nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu và thường xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Cơ chế quản lý ngoại thương không ngừng cải cách theo hướng cởi mở hơn, tình trạng độc quyền của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp, trước hết là trong ngoại thương. Các công ty tư nhân dược phép xuất khẩu trực tiếp. Chính sách hoàn thuế và điều chỉnh linh hoạt, tỷ giá được sử dụng thích hợp như một công cụ trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu (từ năm 1979-1990, Trung Quốc đã 6 lần điều chỉnh tỷ giá, trong năm 1994 đã phá giá tới trên 30% đồng NDT).

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh.

Ưu tiên hàng đầu về điều chỉnh môi trường đầu tư là thống nhất và tạo môi trường thuế bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước hạ thấp thuế quan theo yêu cầu của hội nhập. Chuyển từ ưu đãi thuế lâu dài và theo khu vực sang ưu đãi thuế có thời hạn và lĩnh vực, dự án cần hỗ trợ phát triển. Điểm đặc biệt là Trung Quốc chỉ quan tâm duy trì mức thuế quan cao đối với những sản phẩm nhập khẩu mà Trung Quốc đã tự sản xuất được.

Để cải thiện cơ bản môi trường kinh doanh, Trung Quốc không chỉ phát triển cơ sở hạ tầng mà còn từng bước áp dụng mức giá dịch vụ thống nhất cho


các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài theo giá dành cho trong nước, các thủ tục phê duyệt dự án được đơn giản hóa, những hạn chế đối với các thủ tục đầu tư được giảm tới mức tối thiểu.

- Cho phép tư nhân mua lại hoặc tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính phủ Trung Quốc chủ trương chỉ giữ lại khoảng 500 doanh nghiệp Nhà nước và 110 tập đoàn công ty. Các công ty tư nhân được phép vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn Nhà nước, được tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Trung Quốc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (phần lớn ở khu vực tư nhân, chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở Trung Quốc, tạo ra 75% việc làm), bao gồm các biện pháp: đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu, khuyến khích và bồi dưỡng năng lực sáng tạo kỹ thuật, tăng cường hỗ trợ thuế và tài chính – tiền tệ, hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Định kỳ Nhà nước công bố “danh mục ngành nghề thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đồng thời xây dựng “luật thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, giảm dần các điều kiện để doanh nghiệp vừa và nhỏ được quyền chủ động xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia trên thế giới có thể thấy rằng: ở các nước kinh tế tư nhân tuy có sự khác nhau về những đặc điểm riêng về lộ trình, nội dung và hình thức trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân, nhưng đều có điểm chung là việc khẳng định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà phát triển khu vực này một cách phù hợp nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng của nó. Vì


vậy, muốn phát triển kinh tế tư nhân như mong đợi thì bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là:

- Thứ nhất, bảo đảm sự ổn định, minh bạch và thuận lợi về môi trường đầu tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro cho vốn đầu tư tư nhân. Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, thông suốt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tạo ra môi trường xã hội thuận lợi, ủng hộ các nhà đầu tư tư nhân sẽ kích thích họ mở rộng đầu tư. Hệ thống pháp luật đầu tư phải đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản tư nhân, môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, hệ thống pháp luật được xây dựng càng chặt chẽ, cởi mở, càng hấp hẫn cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

- Thứ hai, hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân phải mềm dẻo và hấp dẫn. Nhìn chung các quốc gia đều sử dụng một hệ thống chính sách khuyến khích phát triển bao gồm nhiều chính sách bộ phận để phát triển kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế thành công, nhưng trọng tâm vẫn là chính sách thương mại và chính sách tài chính – tiền tệ.

- Thứ ba, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực tư nhân. Một trong những điều gây phiền lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém thời gian và chi phí, làm mất cơ hội cho các nhà đầu tư. Bộ máy hành chính mà trực tiếp là các cơ quan quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là phải thống nhất, gọn nhẹ, thủ tục đơn giản, công khai. Những quy định pháp lý cần phải đơn giản dễ hiểu nhất, đảm bảo tính nhất quán sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư ở tất cả các quốc gia. Để phát triển kinh tế tư nhân thì hoạt động xúc tiến thương mại luôn cần được chú trọng, hoạt động này


phần lớn có sự hỗ trợ của chính phủ. Sự thành công của Nhật Bản và Singapore là những ví dụ điển hình.

- Thứ tư, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và quan tâm phát triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học – công nghệ cho doanh nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện vật chất hàng đầu, giúp cho các nhà đầu tư tư nhân nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án của mình. Hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ đầu tư sự thuận tiện, giảm chi phí về lưu thông.

- Thứ năm, các chính sách đối với kinh tế tư nhân phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và từng giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân. Đối với các nền kinh tế “chuyển đổi” đặc biệt là Trung Quốc cho thấy nhân tố chính sách luôn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế tư nhân. Trước hết cần xác định vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Nếu chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chú trọng vào hỗ trợ phát triển thì ở Trung Quốc kết hợp chính sách hỗ trợ với việc tạo lập môi trường thể chế, tâm lý xã hội thích ứng với sự phát triển kinh tế tư nhân trong từng giai đoạn cụ thể là: làm thế nào để thay đổi quan niệm xã hội không đúng về kinh tế tư nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính để các cơ quan Chính phủ các cấp phục vụ có hiệu quả, không gây phiền hà, sách nhiễu; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân, có biện pháp ngăn chặn hiện tượng các cơ quan quản lý coi kinh tế tư nhân như “miếng mồi béo bở” tùy tiện thu lệ phí và xử phạt vô tội vạ.

Đây là những bài học kinh nghiệp rất có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022