Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Ở Việt Nam Hiện Nay‌‌


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY‌‌

2.3. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân qua các thời kỳ

2.3.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986

Thực tế cho thấy sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung vẫn tồn tại và phát triển và thực sự đã có những đóng góp quan trọng về hàng hóa cho sản xuất tiêu dùng trong đời sống xã hội. Bởi vì, nhu cầu các loại hàng hóa, dịch vụ xã hội rất cần mà khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể không thỏa mãn được. Bởi vậy, kinh tế tư nhân ở đây vẫn còn nhu cầu khách quan để tồn tại và phát triển cho dù trình độ sản xuất hàng hóa còn rất sơ khai và phải tự điều chỉnh về hình thức tổ chức, quy mô và phương thức hoạt động trong môi trường không được pháp luật thừa nhận.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân thời kỳ này gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra của sản xuất. Họ không được cung ứng các yếu tố sản xuất như: máy móc, thiết bị, năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vốn… từ hệ thống cung ứng của nhà nước. Để khắc phục khó khăn đó, họ phải tự điều chỉnh và hình thành cho mình một hệ thống thị trường mà lúc đó được gọi là “thị trường tự do” hay “thị trường chợ đen” đối lập với thị trường nhà nước. Đối tượng giao dịch của “thị trường tự do” là các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân. Quan hệ giao dịch dựa trên cơ sở giá cả thị trường “thuận mua vừa bán”. Các luồng luân chuyển hàng hóa, tiền tệ song song tồn tại với hệ thống thị trường có tổ chức của nhà nước. Nhờ hình thành hệ thống thị trường này, mặc dù phải hoạt động trong môi trường kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp, không có những điều kiện cơ bản để tồn tại, nhưng kinh tế tư nhân đã vượt


qua được cơn lốc của giai đoạn “cải tạo xã hội chủ nghĩa” để tồn tại, phát triển đáp ứng được một phần quan trọng sản phẩm cho nhu cầu của xã hội.

Thực tiễn trong những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa cho thấy: sản xuất ngày càng sa sút, tổng sản phẩm xã hội trong 5 năm 1976 – 1980 gần như dậm chân tại chỗ, nhưng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân trong tổng sản phẩm xã hội là tăng lên từ 38,01% (1976) lên 42,77% (1980) và trong thời kỳ đó, tỷ trọng của “thị trường tự do” trong tổng mức bán lẻ của xã hội từ 50,9% (1976) lên 60,9% (1980). Trong công nghiệp, năm 1974, kinh tế tư nhân ở miền Bắc chỉ chiếm 7% lao động, 0,3% tài sản cố định nhưng lại đóng góp 12% thu nhập quốc dân. Trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, kinh tế tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Ở miền Nam sau khi có Nghị quyết 06 (khóa IV) năm 1979, kinh tế tư nhân được nhen nhóm trở lại, đến năm 1980, thành phố Hồ Chí Minh có 1.564 xí nghiệp tư nhân với số công nhân 16.178 người. Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân tuy là đối tượng cải tạo, phải xóa bỏ bằng nhiều biện pháp, nhưng nó vẫn có sức sống mãnh liệt.

Do sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí muốn xác lập ngay quan hệ sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp kém, thêm vào đó việc áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế theo mô hình tập trung quan liêu, bao cấp, cho nên kinh tế của nước ta trong thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng.

Tình trạng nền kinh tế khủng hoảng bộc lộ rõ nhất vào giai đoạn 1975 – 1985 khi đất nước đã thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, các nguồn viện trợ từ bên ngoài không còn, đất nước lại bị bao vây, cấm vận. Những sai lầm, khuyết điểm đó đã cho chúng ta những bài học quý giá để quyết tâm đi vào công cuộc đổi mới, chuyển nền


kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999

Nhìn lại quá trình hơn 20 năm phát triển của kinh tế tư nhân, có thể thấy một số điểm mốc mang tính đột phá. Đột phá thứ nhất là chuyển từ “không” thành “có”, từ sự phủ nhận sự tồn tại chuyển sang thừa nhận sự tồn tại đặc biệt quan trọng của kinh tế tư nhân. Điều đó được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng. Sự đổi mới tư duy có tính đột phá đó đã mở đường cho phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói riêng, và kinh tế nhiều thành phần nói chung, ở nước ta xuất phát từ yêu cầu bức bách của đời sống xã hội thực tế vào thời điểm đó. Mốc thay đổi có tính đột phá thứ 2 xảy ra vào năm 1990 – 1991 bằng việc ban hành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991 – 2000. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân chính quy và hiện đại với các loại hình pháp lý bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể đã được xác định rõ hơn về địa vị pháp lý và cách thức tổ chức hoạt động.

Về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) đã chỉ rõ: “Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”, “Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”, “Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài


sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh”.

Nhờ có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân mà khu vực kinh tế tư nhân đã có bước phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp, thì sau một năm (1992) con số đó đã trở thành 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm 1998 có 39.180 doanh nghiệp và đến năm 1999 tổng số doanh nghiệp khu vực tư nhân lên đến 45.601.

Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình doanh nghiệp tư nhân từ năm 1994 – 1998

Đơn vị: %


Năm


Loại hình

1994 so

với 1993

1995 so

với 1994

1996 so

với 1995

1997 so

với 1996

1998 so

với 1997

Doanh nghiệp tư nhân

50

40

14

40

7

Công ty TNHH

84

43

49

17

3

Công ty cổ phần

526

1

8

20

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 5


(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 262, tháng 3 – 2000)

Trong nông nghiệp, tính đến đầu năm 2000, cả nước có 11,4 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 87,9% số hộ sống ở nông thôn, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng 27,1% và vùng đồng bằng sông Cửu Long 23,6%. Trong đó có 37,3% số hộ đã tham gia các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và 62,7% số hộ sản xuất cá thể có tham gia các hình thức tổ kinh tế hợp tác giản đơn.


Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề phi nông nghiệp có 2.137.713 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tăng 6,02% so với năm 1996 (bình quân mỗi năm tăng 30.000 hộ), tốc độ tăng 4,47%/năm. Theo Tổng cục Thuế, số hộ kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ (trong đó có 1,2 – 1,3 triệu hộ nộp thuế thường xuyên).

Giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp 1 chủ) năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, mức thấp nhất, sau đó tăng lên và giữ ổn định ở mức 0,2 tỷ đồng trong giai đoạn 1992 – 1996. Giá trị này của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng tăng nhưng không đều và có năm giảm: từ 0,6 tỷ đồng năm 1991 tăng lên 0,7 tỷ đồng năm 1992 và giảm xuống 0,5 tỷ đồng năm 1996. Số lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân, bình quân là 8 người năm 1991, tăng lên 9 người năm 1996, 17 người năm 1997 và 19 người năm 1998.

Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1994 tăng 60% so với năm 1993 nhưng các năm tiếp theo giảm dần: năm 1995 là 41%, năm 1996 là 24% và năm 1997 là 32%, đạt bình quân khoảng 37% thời kỳ 1994

– 1997.

Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 1996

Năm 1997

Năm 1998

Năm 1999

Năm 2000

Tổng GDP toàn quốc

Tỷ đ

272.036

313.623

361.017

399.943

444.140

1. Khu vực tư nhân

-

77.481

87.475

98.625

106.029

119.337

% trong GDP toàn

quốc

%

28,48

27,89

27,32

26,51

26,87

2. Hộ kinh doanh cá

thể

Tỷ đ

57.879

65.555

73.321

78.054

87.604

Tỷ trọng hộ trong

GDP

%

21,28

20,9

20,31

19,52

19,72


Tỷ trọng hộ trong khu vực kinh tế tư nhân

%

74,7

74,94

74,34

73,62

73,41

2.1. Công nghiệp

Tỷ đ

9.261

10.658

11.804

12.662

15.491

Tỷ trọng trong hộ

-

16,00

16,25

26,1

16,22

17,68

2.2. Thương mại dịch

vụ

-

17.381

19.728

22.878

24.865

27.393

Tỷ trọng trong hộ

%

30,03

30,09

31,2

31,86

31,27

2.3. Các ngành khác

Tỷ đ

31.237

35.169

38.639

40.527

44.720

Tỷ trọng trong hộ

%

53,97

53,66

52,7

51,92

51,05

3. Doanh nghiệp của

tư nhân

tỷđ

19.602

21.920

25.304

27.975

31.733

Tỷ trọng trong GDP

%

7,21

6,99

7,01

6,99

7,14

Tỷ trọng trong khu

vực tư nhân

%

25,3

25,06

25,66

26,38

26,59

3.1. Công nghiệp

Tỷ đ

4.609

5.278

6.367

7.179

8.626

Tỷ trọng trong doanh

nghiệp

%

23,51

24,08

25,16

25,66

27,18

3.2. Thương mại dịch vụ

Tỷ đ

7.565

8.564

10.238

11.203

12.397

Tỷ trọng trong doanh

nghiệp

%

38,59

39,07

40,46

40,05

39,07

3.3. Các ngành khác

Tỷ đ

7.428

8.078

8.699

9.593

10.710

Tỷ trọng trong doanh

nghiệp

%

37,9

36,85

34,38

34,29

33,75

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh

tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, ngày 26/11/2001)


2.3.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay

2.3.3.1. Số lượng doanh nghiệp

Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân so với các khu vực kinh tế khác có thể thấy rõ qua các con số, dẫu rằng sự lớn mạnh của một thực thể đôi khi không chỉ là sự gia tăng về số lượng. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng của nó so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Số doanh nghiệp nhà nước giảm dần


từ 5.759 năm 2000 xuống còn 3.494 năm 2007, tức là giảm tỷ trọng từ 13,62% năm 2001 xuống còn 2,24% năm 2007. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng từ 35.004 năm 2000 đến 147.316 năm 2007, tức tăng tỷ trọng từ 82,78% năm 2000 lên 94,57% năm 2007. Xu hướng này sẽ còn rõ nét hơn nếu tính cả bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Doanh nghiệp

TỔNG SỐ

42288

51680

62908

72012

91756

112950

131318

155771

Doanh nghiệp Nhà nước

5759

5355

5363

4845

4597

4086

3706

3494

Trung ương

2067

1997

2052

1898

1968

1825

1744

1719

Địa phương

3692

3358

3311

2947

2629

2261

1962

1775

Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước


35004


44314


55237


64526


84003


105167


123392


147316

Tập thể

3237

3646

4104

4150

5349

6334

6219

6688

Tư nhân

20548

22777

24794

25653

29980

34646

37323

40468

Công ty hợp danh

4

5

24

18

21

37

31

53

Công ty TNHH

10458

16291

23485

30164

40918

52505

63658

77648

Công ty cổ phần có vốn

Nhà nước


305


470


558


669


815


1096


1360


1597

Công ty cổ phần không

có vốn Nhà nước


452


1125


2272


3872


6920


10549


14801


20862

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


1525


2011


2308


2641


3156


3697


4220


4961

DN 100% vốn nước

ngoài


854


1294


1561


1869


2335


2852


3342


4018

DN liên doanh với nước

ngoài


671


717


747


772


821


845


878


943

Cơ cấu - (%)

TỔNG SỐ

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Doanh nghiệp Nhà nước

13.62

10.36

8.53

6.73

5.01

3.62

2.82

2.24

Trung ương

4.89

3.86

3.26

2.64

2.14

1.62

1.33

1.10

Địa phương

8.73

6.50

5.26

4.09

2.87

2.00

1.49

1.14

Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước


82.78


85.75


87.81


89.60


91.55


93.11


93.97


94.57

Tập thể

7.65

7.05

6.52

5.76

5.83

5.61

4.74

4.29

Tư nhân

48.59

44.07

39.41

35.62

32.67

30.67

28.42

25.98


Công ty hợp danh

0.01

0.01

0.04

0.02

0.02

0.03

0.02

0.03

Công ty TNHH

24.73

31.52

37.33

41.89

44.59

46.49

48.48

49.85

Công ty cổ phần có vốn

Nhà nước


0.72


0.91


0.89


0.93


0.89


0.97


1.04


1.03

Công ty cổ phần không

có vốn Nhà nước


1.07


2.18


3.61


5.38


7.54


9.34


11.27


13.39

Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài


3.61


3.89


3.67


3.67


3.44


3.27


3.21


3.19

DN 100% vốn nước

ngoài


2.02


2.50


2.48


2.60


2.55


2.52


2.54


2.58

DN liên doanh với nước

ngoài


1.59


1.39


1.19


1.07


0.89


0.75


0.67


0.61

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Sau 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến hết năm 2009, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đã đạt con số 460.000 doanh nghiệp. Nếu chỉ tính về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì khu vực này đã tăng tới 15 lần chỉ trong 9 năm (năm 2000 chỉ có khoảng 31.000 doanh nghiệp). Đây là một tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng, thể hiện sức sống mãnh liệt trong tinh thần kinh doanh của người Việt cũng như những tác động lớn của cải cách về môi trường kinh

doanh ở Việt Nam.

Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động đạt khoảng 50%. Con số thống kê mới nhất từ Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2009, tính đến thời điểm 31/12/2008 cả nước có 178.852 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động, đạt xấp xỉ 50%. Còn theo số liệu của Tổng Cục thuế thì tính đến hết tháng 3/2009, cả nước có 272.680 doanh nghiệp, đạt 73%. Nếu so với mức trung bình trên thế giới, tỷ lệ đó là hoàn toàn bình thường và không thể được coi là một chỉ số phản ánh chất lượng thấp của các doanh nghiệp được đăng ký.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022