Bảng 30. Kết quả kiểm định trung bình mức độ đánh giá của doanh nghiệp về danh tiếng và dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí
Levene's Test phương sai bằng nhau | t-test trung bình bằng nhau | |||||
F | Sig. | t | Df | Sig. (2- tailed) | ||
REP1 | CRA này là một công ty được đánh giá cao trên thị trường | 6,561 | 0,011 | -7,052 | 168,644 | 0,000 |
REP2 | CRA này là một công ty thành công trong lĩnh vực của họ | 0,571 | 0,451 | -9,147 | 200 | 0,000 |
REP3 | CRA rõ ràng là hoạt động theo tiêu chuẩn cao nhất về chính trực | 0,009 | 0,925 | -7,336 | 200 | 0,000 |
REP4 | CRA tạo được sự tin tưởng đối với bên thứ ba | 0,005 | 0,945 | -6,571 | 200 | 0,000 |
PINT1 | Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA trong tương lai | 9,764 | 0,002 | -3,880 | 149,634 | 0,000 |
PINT2 | Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu | 16,414 | 0,000 | -3,832 | 126,126 | 0,000 |
PINT3 | Công ty sẽ xem xét sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA nhiều hơn khi chúng tôi có nhu cầu | 2,211 | 0,139 | -3,520 | 200 | 0,001 |
PPRE1 | Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại | 15,850 | 0,000 | -2,975 | 120,632 | 0,004 |
PPRE2 | Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA nếu giá có tăng hơn trong tương lai | 20,658 | 0,000 | -2,721 | 142,477 | 0,007 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biến Độc Lập Sử Dụng Chính Thức Trong Mô Hình Da Ngành Thủy Hải Sản
- Tác Động Của Các Nhân Tố Vĩ Mô Đến Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Và Các Quốc Gia Trong Nhóm Asean+3
- Mô Hình Kiểm Định Tác Động Đến Phát Triển Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp Tại Asean+3
- Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 40
- Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 41
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán
Với thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là từ 1 đến 5 nên có thể chia mức độ đánh giá cơ bản của thang đo là 1 – 1,8: rất thấp; 1,8 – 2,6: thấp; 2,6 – 3,4 trung bình, 3,4 – 4,2: cao và 4,2 – 5: rất cao thì có thể thấy các đánh giá chi tiết trung bình về CRA tại Việt Nam có kết quả không cao.
Đối với đánh giá về danh tiếng tại thời điểm năm 2018, các doanh nghiệp đều đánh giá CRA tại Việt Nam ở mức thấp. Cao nhất trong các đánh giá là REP1 (2,4661/5) và thấp nhất là REP2 (2,1780) thể hiện sự nghi ngờ của các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng thành công của PTR trên thị trường XHTNDN và chưa đánh giá cao về danh tiếng của tổ chức này. Đến thời điểm năm 2019 thì các kết quả này đã được cải thiện đáng kể. Các biến quan sát đo lường về danh tiếng của CRA đã tăng từ mức thấp lên mức trung bình. Trong đó, thấp nhất là REP3 (2,8571/5) và cao nhất là REP1 (3,1429). Điều đó thể hiện sự nỗ lực của PTR trong thời gian ngắn cũng đã được các đại diện doanh nghiệp ghi nhận và càng lúc họ càng có sự đánh giá tốt hơn về danh tiếng của PTR.
Các đánh giá về danh tiếng ở mức thấp trong năm 2018 và ý kiến về PTR ở biến quan sát PINT2 – “Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu” và PPRE1 - “Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại” cũng bị đánh giá ở mức thấp (lần lượt là 2,3814 và 2,5169). Tuy nhiên đến năm 2019 thì tất cả các đánh giá về danh tiếng và hành vi dự định của doanh nghiệp Việt Nam với CRA doanh nghiệp đều ở mức trung bình và tăng lên so với thời điểm trước đó.
Như vậy, giá trị trung bình cho thấy đánh giá về danh tiếng của CRA và hành vi dự định sử dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam đã tăng lên mức điểm cao hơn theo thời gian. Có thể rút ra ý tưởng về đánh giá mức độ phát triển của thị trường XHTNDN tại Việt Nam theo ý kiến của chính các doanh nghiệp thì cũng đang nằm trong giai đoạn thứ hai (thuyết phục) của các giai đoạn khuếch tán đổi mới.
Đồng thời các đánh giá trong tương lai về CRA doanh nghiệp phần lớn đều ở tăng lên theo thời gian. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hiện tại đang còn phân
vân với việc sử dụng dịch vụ XHTNDN của CRA nhưng trong tương lai tới họ sẽ vẫn tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA. Như vậy, triển vọng phát triển hoạt động của các CRA đang được doanh nghiệp đánh giá tốt và nếu như các hoạt động của CRA hiệu quả, CRA tạo lập được danh tiếng trên thị trường thì các doanh nghiệp sẽ sẵn lòng trả phí, dù có cao hơn hiện tại, để được cung cấp dịch vụ XTHN cho họ. Đó là một kết quả đáng ghi nhận để tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường XHTN Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bảng 31. Kết quả đánh giá trung bình của doanh nghiệp về mức độ đánh giá danh tiếng và dự định sử dụng dịch vụ XHTNDN có trả phí
Thời gian | N | Trung bình | ||
CRA này là một công ty được đánh giá cao trên thị trường | REP1 | 1 | 118 | 2,4661 |
2 | 84 | 3,1429 | ||
CRA này là một công ty thành công trong lĩnh vực của họ | REP2 | 1 | 118 | 2,1780 |
2 | 84 | 3,0000 | ||
CRA rõ ràng là hoạt động theo tiêu chuẩn cao nhất về chính trực | REP3 | 1 | 118 | 2,2458 |
2 | 84 | 2,8571 | ||
CRA tạo được sự tin tưởng đối với bên thứ ba | REP4 | 1 | 118 | 2,3559 |
2 | 84 | 2,9524 | ||
Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA trong tương lai | PINT1 | 1 | 118 | 2,7797 |
2 | 84 | 3,2857 | ||
Công ty tôi sẽ xem CRA là lựa chọn đầu tiên khi chúng tôi có nhu cầu | PINT2 | 1 | 118 | 2,3814 |
2 | 84 | 2,8095 | ||
Công ty sẽ xem xét sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của CRA nhiều hơn khi chúng tôi có nhu cầu | PINT3 | 1 | 118 | 2,8814 |
2 | 84 | 3,2857 | ||
Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA với mức giá hiện tại | PPRE1 | 1 | 118 | 2,5169 |
2 | 84 | 2,8571 | ||
Công ty tôi sẽ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của CRA nếu giá có tăng hơn trong tương lai | PPRE2 | 1 | 118 | 2,9746 |
2 | 84 | 3,2976 |
Ghi chú: 1: thời điểm khảo sát năm 2018, 2: thời điểm khảo sát năm 2019 Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả tính toán
PHỤ LỤC 8. LÝ THUYẾT VỀ KHUẾCH TÁN ĐỔI MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG
8.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KHUẾCH TÁN ĐỔI MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG
Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới (Diffusion of innovations theory) được Rogers xây dựng từ năm 1962 và sau đó được hiệu chỉnh qua nhiều phiên bản. Dooley (1999) và Stuart (2000) cho rằng lý thuyết của Rogers là một khuôn khổ lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phổ biến và áp dụng các vấn đề mới trong xã hội. Hiện nay phiên bản thứ năm (Rogers, 2003) đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học chính trị, giáo dục, y tế… Theo Rogers (2003) việc sử dụng một cách đầy đủ sự đổi mới như phương thức hành động tốt nhất trong thực tế là hành vi chấp nhận sự đổi mới và quyết định từ chối là “không chấp nhận sự đổi mới”. Quá trình khuếch tán sự đổi mới được hiểu là một quá trình truyền tiếp sự đổi mới qua các kênh khác nhau đến các thành viên trong một hệ thống xã hội. Bốn yếu tố chính yếu của lý thuyết khuếch tán đổi mới chính là sự đổi mới, các kênh truyền dẫn đổi mới, thời gian và hệ thống xã hội.
Thứ nhất, Rogers (2003) đưa ra mô tả về một sự đổi mới là một ý tưởng, thực tiễn hoặc dự án được coi là mới bởi một cá nhân hoặc đơn vị khác. Một sự đổi mới có thể đã được đã phát minh ra từ lâu, nhưng nếu các cá nhân và đơn vị trên thị trường nhận thấy nó là mới, thì nó vẫn có thể là một sự đổi mới cho họ một cách tương đối. Các đặc tính mới của việc tiếp nhận đổi mới có liên quan nhiều hơn đến ba bước (kiến thức, thuyết phục và quyết định) của quá trình quyết định đổi mới.
Sự không chắc chắn là một trở ngại quan trọng đối với việc áp dụng các sáng kiến. Hậu quả của sự kiện là những thay đổi xảy ra trong một cá nhân hoặc một hệ thống xã hội do kết quả của chấp nhận hoặc từ chối một sự đổi mới (Rogers, 2003). Một kết quả của sự đổi mới có thể tạo ra sự không chắc chắn mà các cá nhân không thể biết trước một cách rõ ràng ngay khi họ chấp nhận hay từ chối đổi mới. Để giảm sự không chắc chắn của việc áp dụng đổi mới, các cá nhân nên được thông báo về những lợi thế và bất lợi của nó để làm cho họ nhận thức được tất cả hậu quả. Hơn
nữa, Rogers tuyên bố rằng hậu quả có thể được phân loại là mong muốn so với không mong muốn (chức năng hoặc rối loạn chức năng), trực tiếp so với gián tiếp (kết quả ngay lập tức hoặc kết quả sau đó của kết quả ngay lập tức) và dự đoán so với không dự đoán (được công nhận có dự định hay không).
Thứ hai, yếu tố tiếp sau quá trình khuếch tán đổi mới là các kênh truyền thông. Đối với Rogers (2003), giao tiếp là một quá trình trong đó người tham gia tạo và chia sẻ thông tin với nhau để đạt đến một sự hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp này xảy ra thông qua các kênh thông tin giữa các nguồn phát tín hiệu. Nguồn thông tin là từ một cá nhân hoặc một tổ chức có nguồn gốc dữ liệu về sự đổi mới. Kênh truyền dẫn là phương tiện một truyền tải từ nguồn tới người nhận. Rogers (2003) nói rằng khuếch tán là một loại cụ thể giao tiếp và bao gồm các yếu tố truyền thông này: một sự đổi mới được thực hiện thông qua các bên tham gia và các kênh truyền thông. Truyền thông đại chúng và truyền thông giữa các cá nhân là hai giao tiếp chính. Trong khi các kênh truyền thông đại chúng bao gồm một phương tiện đại chúng như Internet, TV, đài hoặc báo… thì giữa các cá nhân các kênh bao gồm một giao tiếp trực tiếp/gián tiếp hai chiều giữa hai hoặc nhiều cá nhân.
Các kênh truyền thông cũng có thể được phân loại thành các kênh cá nhân và các kênh đại chúng giao tiếp giữa một cá nhân và các nguồn bên ngoài của hệ thống xã hội. Các kênh truyền thông đại chúng có ý nghĩa hơn về truyền tải kiến thức trong các giai đoạn đầu và các kênh cá nhân là quan trọng hơn ở giai đoạn thuyết phục của đổi mới - quyết định quá trình thực hiện đổi mới (Rogers, 2003).
Hiện nay, với sự bùng nổ thông tin thì thực tế là các kênh giữa các cá nhân lại có mạnh mẽ hơn để tạo hoặc thay đổi thái độ mạnh mẽ của một cá nhân khác. Trong các kênh giữa các cá nhân, thông tin liên lạc có thể có một đặc điểm tương đồng, đó là mức độ mà hai hoặc nhiều cá nhân tương tác giống nhau ở một số thuộc tính nhất định, chẳng hạn như niềm tin, giáo dục, kinh tế xã hội trạng thái. Tuy nhiên, đa số phổ biến trong sự truyền dẫn đổi mới thì thương xuất hiện ít nhất một mức độ không đồng nhất ở một số thuộc tính nhất định, sẽ có những người khác biệt so với những người còn lại (Rogers, 2003).
Thứ ba là yếu tố thời gian để truyền tải đổi mới. Theo Rogers (2003), khía cạnh thời gian bị bỏ qua trong hầu hết các nghiên cứu hành vi. Ông lập luận rằng bao gồm cả chiều thời gian trong nghiên cứu khuếch tán minh họa một trong những thế mạnh của nó. Quá trình khuếch tán đổi mới, tiếp nhận phân loại và tỷ lệ chấp nhận tất cả phải bao gồm chiều thời gian. Do đó, để thực hiện đổi mới sẽ có những vấn đề được tiếp cận và quyết định rất nhanh, tuy nhiên cũng có những đổi mới phải cần có lộ trình, điều kiện và thời gian phù hợp mới có thể thực hiện thay đổi trong thị trường.
Thứ tư, hệ thống xã hội là yếu tố cuối cùng trong quá trình khuếch tán. Rogers (2003) đã định nghĩa hệ thống xã hội là hệ thống các đơn vị có liên quan, tham gia vào việc giải quyết vấn đề chấp nhận/từ chối sự đổi mới để hoàn thành mục tiêu chung. Kể từ khi khuếch tán sự đổi mới diễn ra trong hệ thống xã hội, nó chịu ảnh hưởng của cấu trúc xã hội, các thói quen, văn hóa và sự sắp xếp theo khuôn mẫu của các đơn vị trong một hệ thống. Ông tuyên bố thêm rằng bản chất của hệ thống xã hội ảnh hưởng đến tính sáng tạo của cá nhân, đây là tiêu chí chính để phân loại người áp dụng. Do đó, tại các thị trường mà có tính sáng tạo cao thì số lượng cá nhận chấp nhận đổi mới thường sẽ nhiều, dễ dàng hơn và ngược lại.
8.2. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỂ KHUẾCH TÁN SỰ ĐỔI MỚI
Theo đề nghị của Roger thì các khuếch tán sự đổi mới được chia thành năm giai đoạn:
- Giai đoạn kiến thức là giai đoạn đầu tiên của quá trình đổi mới. Trong giai đoạn này, từng chủ thể trong nền kinh tế sẽ học hỏi về sự đổi mới, xem xét sự tồn tại và tìm kiếm thông tin về điều đó. Các câu hỏi cái gì, tại sao, làm như thế nào cần được trả lời. Các câu hỏi được xoay quanh ba loại kiến thức cơ bản: (i) Kiến thức – nhận thức (awareness-knowledge), (ii) Làm thế nào để có kiến thức (how-to-knowledge) và (iii) Tri thức – các nguyên tắc (principles-knowledge). Để tạo ra kiến thức mới, giáo dục công nghệ và thực tiễn cần cung cấp không chỉ là một kinh nghiệm làm thế nào và cũng là một kinh nghiệm hiểu biết tại sao (Seemann, 2003). Trên thực tế, một cá nhân có thể có tất cả các kiến thức cần thiết, nhưng điều này không có nghĩa là cá
nhân sẽ chấp nhận sự đổi mới bởi vì thái độ của cá nhân chấp nhận hoặc từ chối đổi mới.
Trong đó (i) kiến thức-tri thức thể hiện kiến thức về sự tồn tại của sự đổi mới. Kiểu kiến thức này có thể thúc đẩy cá nhân để tìm hiểu thêm về sự đổi mới và cuối cùng là để áp dụng nó. Ngoài ra, nó có thể khuyến khích một cá nhân để đi tìm hiểu về hai loại kiến thức khác. (ii) Làm thế nào để hiểu biết thể hiện việc có thông tin về làm thế nào sử dụng một cách đổi mới một cách chính xác (Wetzel (1993) và Spotts, 1999). Rogers đã chứng minh kiến thức này như một biến số thiết yếu trong quá trình ra quyết định đổi mới. Để tăng cơ hội chấp nhận một sự đổi mới, một cá nhân nên có một mức độ đầy đủ của kiến thức như thế nào trước khi tham gia vào quá trình thử nghiệm của sự đổi mới này. Do đó, kiến thức này trở nên quan trọng hơn cho những đổi mới tương đối phức tạp. (iii) Các nguyên tắc – tri thức bao gồm các nguyên tắc hoạt động, mô tả cách thức và lý do tại sao một đổi mới hoạt động được. Một sự đổi mới có thể được thông qua mà không có kiến thức về điều này, nhưng việc lạm dụng sự đổi mới theo kiểu không rõ thông tin này có thể làm cho nó không thể phát triển bền vững. Đối với Sprague và cộng sự (1999) đôi khi rào cản lớn nhất lại đến từ việc thiếu tầm nhìn về lý do tại sao hoặc làm thế nào để hội nhập của những người ảnh hưởng mạnh đến xã hội
- Giai đoạn thuyết phục: Bước thuyết phục xảy ra khi cá nhân có thái độ tiêu cực hoặc tích cực đối với sự đổi mới. Sự hình thành một thái độ thuận lợi hoặc bất lợi đối với sự đổi mới không phải lúc nào cũng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chấp nhận hoặc từ chối "(Rogers, 2003). Các cá nhân hình thành thái độ của mình sau khi họ biết về sự đổi mới, vì vậy giai đoạn thuyết phục đi cùng với giai đoạn kiến thức trong quá trình quyết định đổi mới. Giai đoạn kiến thức thể hiện về tính nhận thức cao hơn (hoặc hiểu biết) còn giai đoạn thuyết phục thể hiện về mặt tinh thần, cảm nhận (hoặc cảm giác). Vì vậy, cá nhân có liên quan sẽ nhạy cảm hơn với sự đổi mới ở giai đoạn thuyết phục. Mức độ không chắc chắn về hoạt động của sự đổi mới và sự hỗ trợ xã hội từ những người khác (đồng nghiệp, bạn bè ...) ảnh hưởng đến quan điểm