Bảng 34. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN được CRV công bố năm 2010
Nội dung | |
AAA | Loại tối ưu: doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh và rủi ro rất thấp |
AA | Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả và sức cạnh tranh khá cao. Khả năng tự chủ tài chính khá tốt. Sử dụng chi phí khá hiệu quả. Rủi ro thấp |
A | Loại tốt: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Khả năng tự chủ tài chính tốt. Sử dụng chi phí hiệu quả. Rủi ro tương đối thấp. |
BBB | Loại khá: Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả và sức cạnh tranh trung bình. Có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí tương đối hiệu quả. Rủi ro trung bình khá. |
BB | Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh không cao. Khả năng tự chủ tài chính thấp. Sử dụng chi phí chưa hiệu quả. Rủi ro trung bình |
B | Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh thấp. Chưa có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí kém hiệu quả. Rủi ro cao |
CCC | Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh rất thấp. Gần như không có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí hết sức kém hiệu quả. Rủi ro khá cao. |
CC | Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh cực kì thấp. Không có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí hết sức kém hiệu quả. Rủi ro rất cao. |
C | Loại yếu kém: doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ được về tài chính. Năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém và không có khả năng trả nợ, rủi ro rất cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Kiểm Định Tác Động Đến Phát Triển Thị Trường Xếp Hạng Tín Nhiệm Doanh Nghiệp Tại Asean+3
- Kết Quả Kiểm Định Trung Bình Mức Độ Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Về Danh Tiếng Và Dự Định Sử Dụng Dịch Vụ Xhtndn Có Trả Phí
- Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 40
Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.
Nguồn: CRV( 2010)
Bảng 35. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN dài hạn của Saigon Phatthinh Credit Rating
Định nghĩa | |
vnAAA | Một tổ chức được xếp hạng AAA có khả năng rất cao trong việc thực hiện các cam kết tài chính. AAA là mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong thang điểm của Saigon Phatthinh Credit Rating. |
vnAA | Một tổ chức được xếp hạng AA có khả năng cao trong việc thực hiện các cam kết tài chính. Đồng thời, mức xếp hạng AA cũng không quá cách biệt so với mức xếp hạng AAA. |
vnA | Một tổ chức được xếp hạng A có khả năng tương đối cao trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tuy nhiên khả năng này có thể bị tác động trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế. |
vnBBB | Một tổ chức được xếp hạng BBB có khả năng thực hiện đầy đủ các cam kết tài chính. Tuy nhiên, khả năng nay dễ bị tác động trước các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế. |
vnBB | Một tổ chức được xếp hạng BB sẽ ít bị ảnh hưởng trong ngắn hạn hơn các nhà phát hành bị xếp hạng thấp hơn. Tuy nhiên, việc dễ phải chịu ảnh hưởng lớn từ những vấn đề bất ổn trong hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh tế, tài chính bất lợi có thể khiến doanh nghiệp/ định chế không đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. |
vnB | Một tổ chức được xếp hạng ở mức B sẽ có khả năng vỡ nợ cao hơn mức BB, song vẫn đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Các điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế bất lợi hoàn toàn có thể làm suy giảm khả năng hay mức độ sẵn sàng đáp ứng các cam kết tài chính. |
Một tổ chức xếp hạng CCC đang trong tình trạng dễ bị tác động tiêu cực bởi rủi ro mất khả năng thanh toán và chỉ đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính khi tình hình kinh doanh, tài chính, kinh tế ở điều kiện thuận lợi. | |
vnCC | Một tổ chức xếp hạng CC đang trong tình trạng phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán. Viễn cảnh vỡ nợ chưa xảy ra nhưng theo ước đoán sẽ xảy ra trong tương lai, dù chưa chắc chắn về thời điểm vỡ nợ. |
vnR | Một tổ chức xếp hạng R đang bị đặt dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền do tình hình tài chính của họ. Trong quá trình giám sát, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bên đi vay ưu tiên thanh toán một hay một vài khoản nợ trước các khoản nợ khác. |
vnSD và vnD | Mức xếp hạng tín nhiệm SD hoặc D áp dụng cho các tổ chức đã mất khả năng thanh toán với một hay nhiều nghĩa vụ nợ khi tới hạn, kể cả nghĩa vụ được xếp hạng hay chưa xếp hạng, ngoại trừ các nghĩa vụ phát sinh từ công cụ lai được tính trong vốn pháp định hay không cần thanh toán. Mức xếp hạng tín nhiệm D được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức đã vỡ nợ toàn diện và không thể thanh toán toàn bộ hay gần như toàn bộ nghĩa vụ nợ khi tới hạn. Mức xếp hạng tín nhiệm SD được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức đã vỡ nợ một phần đối với một nghĩa vụ nợ cụ thể hoặc một loại nghĩa vụ nợ, song vẫn sẽ đáp ứng đúng hạn với các nghĩa vụ hay loại nghĩa vụ nợ còn lại. Xếp hạng tín nhiệm với tổ chức bị hạ xuống mức SD hay D nếu doanh nghiệp/ định chế đó đang trong quá trình giải thể hoặc sát nhập để giải quyết khủng hoảng. |
Nguồn: PTR (2019)
Bảng 36. Ký hiệu và ý nghĩa mức XHTNDN ngắn hạn của Saigon Phatthinh Credit Rating
Định nghĩa | |
vnA-1 | A-1 là mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn cao nhất cho một tổ chức phát hành trong thang điểm của Saigon Phatthinh Credit Rating. Khả năng của tổ chức phát hành trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ khoản nợ là cao. Trong hạng A-1, các tổ chức phát hành có độ an toàn tín dụng cao nhất sẽ được đánh giá ở mức A-1+, đồng nghĩa bên đi vay có khả năng đáp ứng các cam kết tài chính rất cao. |
vnA-2 | Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn A-2 sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi trong môi trường kinh doanh và tình hình kinh tế hơn mức xếp hạng A-1. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng vào khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của tổ chức phát hành. |
vnA-3 | Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn A-3 thể hiện khả năng đáp ứng đầy đủ các cam kết tài chính của tổ chức phát hành. Tuy nhiên, khả năng này dễ bị tác động bởi các thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh và điều kiện kinh tế hơn các mức xếp hạng cao hơn. |
vnB | Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn B dễ bị tác động tiêu cực bởi rủi ro phá sản và có các tính chất đầu cơ rõ rệt. Mặc dù bên đi vay vẫn đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ phát sinh từ khoản vay, song phải đối mặt với nhiều bất ổn trong hoạt động kinh doanh mà có thể dẫn tới việc thiếu hụt khả năng đáp ứng các cam kết tài chính. |
vnC | Một tổ chức phát hành có mức xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn C đang trong tình trạng dễ bị tác động tiêu cực và bên đi vay chỉ đáp ứng |
được các nghĩa vụ tài chính khi tình hình kinh doanh, tài chính, kinh tế ở điều kiện thuận lợi. | |
vnR | Một tổ chức phát hành xếp hạng R đang bị đặt dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền do tình hình tài chính của họ. Trong quá trình giám sát, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bên đi vay ưu tiên thanh toán một hay một vài khoản nợ trước các khoản nợ khác. |
vnSD và vnD | Mức xếp hạng tín nhiệm SD hoặc D áp dụng cho các tổ chức phát hành đã mất khả năng thanh toán với một hay nhiều nghĩa vụ nợ khi tới hạn, kể cả nghĩa vụ được xếp hạng hay chưa xếp hạng, ngoại trừ các nghĩa vụ phát sinh từ công cụ lai được tính trong vốn pháp định hay không cần thanh toán. Tổ chức phát hành được đánh giá là đã vỡ nợ, trừ khi có cơ sở hợp lý để xác định các nghĩa vụ tài chính sẽ được thực hiện trong thời gian gia hạn nợ (không tính quá 5 ngày). Mức xếp hạng tín nhiệm D được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức phát hành đã vỡ nợ toàn diện và không thể thanh toán toàn bộ hay gần như toàn bộ nghĩa vụ nợ khi tới hạn. Mức xếp hạng tín nhiệm SD được áp dụng khi có cơ sở đầy đủ để nhận định rằng tổ chức phát hành đã vỡ nợ một phần đối với một nghĩa vụ nợ cụ thể hoặc một loại nghĩa vụ nợ, song vẫn sẽ đáp ứng đúng hạn với các nghĩa vụ hay loại nghĩa vụ nợ còn lại. Xếp hạng tín nhiệm với tổ chức phát hành bị hạ xuống mức SD hay D nếu doanh nghiệp/ định chế đó đang trong quá trình giải thể hoặc sát nhập để giải quyết khủng hoảng. |
Nguồn: PTR (2019)
PHỤ LỤC 10. MỨC PHÍ XHTNDN CỦA SAIGON PHATTHINH CREDIT RATING
Bảng 37. Mức phí Xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành
Phí XHTN cơ bản (chưa bao gồm VAT) | |
Dưới 100 tỷ VNĐ | 70 – 100 triệu VND |
Từ 100 tỷ – 200 tỷ VNĐ | 100 – 130 triệu VND |
Từ 200 tỷ – 400 tỷ VNĐ | 130 – 170 triệu VND |
Từ 400 tỷ – 1.000 tỷ VND | 170 – 210 triệu VND |
Từ 1000 tỷ – 2.000 tỷ VND | 210 – 250 triệu VND |
Hơn 2.000 tỷ – 10.000 tỷ VND | 250 – 300 triệu VND |
Hơn 10.000 tỷ – 20.000 tỷ VND | 300 – 400 triệu VND |
Hơn 20.000 tỷ – 40.000 tỷ VND | 400 – 600 triệu VND |
Trên 40.000 tỷ VND | 600 triệu VND trở lên |
Nguồn: PTR (2019)
Bảng 38. Phí trần hàng năm đối với Doanh nghiệp phi tài chính
Phí trần hàng năm | |
Dưới 1.000 tỷ VND | 700 triệu VND |
1.000 tỷ – 5.000 tỷ VND | 1.1 tỷ VND |
5.000 tỷ – 10.000 tỷ VND | 1.6 tỷ VND |
Trên 10.000 tỷ VND | 2.5 tỷ VND |
Nguồn: PTR (2019)
Bảng 39. Phí dịch vụ XHTN tổ chức bảo lãnh
Lệ phí | |
Dưới 20.000 tỷ VND | 200 – 400 triệu VND |
20.000 tỷ – 40.000 tỷ VND | 400 – 600 triệu VND |
Trên 40.000 tỷ VND | 600 triệu VND trở lên |
Nguồn: PTR (2019)
BẢN TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Tên bài báo/công trình | Số tác giả/ Mức độ, Vai trò tham gia | Tên tạp chí hoặc kỷ yếu khoa học | Số trích dẫn của bài báo | Tập/số | Tháng/ Năm công bố | |
Trước khi khi nghiên cứu sinh | ||||||
1 | Chất lượng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại việt nam - Tiếp cận dựa trên đánh giá của người sử dụng | 1 | Tạp chí Công nghệ Ngân hàng | ISSN: 1859- 3682 | Số 81 | 12/ 2012 |
2 | Bàn thêm về kỹ thuật phân loại nợ bằng xếp hạng tín dụng nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam | 1 | Tạp chí Công nghệ Ngân hàng | ISSN: 1859- 3682 | Số 87 | 06/ 2013 |
Từ khi bắt đầu Nghiên cứu sinh | ||||||
1 | Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM | 1 | Tạp chí Phát triển Kinh tế | ISSN: 1859- 1124 | Số 27 (04) | 04/ 2016 |
2 | Đề tài cấp Thành phố: Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên đề số 13: Giải pháp xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Quỹ Bảo lãnh tín | Thành viên | Đề tài UBND TP Hồ Chí Minh, đơn vị chủ trì: trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Chủ nhiệm: PGS. TS Hạ Thị Thiều Dao | 06/ 2016 |