Đối Với Các Đối Tượng Kinh Doanh Và Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng

động tín dụng là mục tiêu ưu tiên hàng đầu; gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tín dụng.

d) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện. Các TCTD hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, đồng thời nâng cao kỷ luật thị trường, nguyên tắc thương mại, tính minh bạch và áp dụng các thông lệ quốc tế trong hoạt động tín dụng. Xoá bỏ bao cấp tín dụng, từng bước thu hẹp đối tượng vay vốn ưu đãi, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thị trường; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, chỉ định cấp tín dụng đối với TCTD. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Thu hẹp phạm vi và đối tượng cấp tín dụng bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng tiến đến không cấp tín dụng bằng ngoại tệ cho các giao dịch trên thị trường nội địa.


3.1.2.3. Dịch vụ thanh toán

a) Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và giảm mạnh mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

b) Bảo đảm đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế về thanh toán tiền mặt và dịch vụ ngân quỹ. Kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ ngân hàng, tài chính khác, đặc biệt là huy động vốn, tín dụng và ngoại hối. Hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hoá cá nhân và công cộng trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ thanh toán. Sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất toàn quốc giữa các NHTM và với xã hội.

c) Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa

năng, thẻ thông minh...Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trước hết là tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt.

d) Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thư tín dụng, bao thanh toán, chuyển tiền quốc tế,…) nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu. Mở rộng các dịch vụ đại lý phát hành và thanh toán thẻ, séc quốc tế, đồng thời từng bước mở rộng phát hành thẻ thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam.

đ) Tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng và có các biện pháp hữu hiệu để thu hút kiều hối qua hệ thống ngân hàng, đồng thời có cơ chế quản lý phù hợp để hạn chế tình trạng đô la hoá. Thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp với các ngân hàng đại lý ở các quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc. Mở rộng các điểm chi trả kiều hối và các phương thức chi trả kiều hối thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


3.1.2.4. Dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ khác

Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - 12

a) Tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chính đáng, hợp pháp về ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân. Bảo đảm quyền sở hữu, mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân theo quy định của pháp luật.

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trường ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Các TCTD triển khai các dịch vụ quản lý rủi ro và các nghiệp vụ mới về ngân hàng đầu tư và kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá (giữa VND và các loại ngoại tệ; giữa các loại ngoại tệ, kể cả vàng) trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

c) Tạo điều kiện cho các TCTD tham gia có hiệu quả vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính phi ngân hàng. Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng như kinh doanh bảo hiểm - môi giới, đại lý, kinh doanh trực tiếp; kinh doanh chứng khoán - môi giới, bảo lãnh phát hành, lưu ký, quản lý quĩ đầu tư; tư vấn tài chính

và đầu tư; quản lý tài sản; kinh doanh vàng; thu xếp vốn; môi giới đầu tư; bảo hiểm rủi ro hàng hoá (dầu lửa, kim loại, cà phê,…) qua các công cụ phái sinh,…) để trở thành các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá hoạt động kinh doanh...


3.1.3. Đối với các đối tượng kinh doanh và sử dụng dịch vụ ngân hàng

3.1.3.1.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTW, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN trở thành NHTW hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các NHTW trong khu vực Châu Á.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở mục tiêu này, NHNN cần có những định hướng phát triển chính

sau:

a)Nâng cao vị thế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Vị thế của NHNN Việt Nam được thể hiện thông qua các nhiệm vụ và hoạt động chức năng của NHNN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng NHTW và chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng, góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

b) Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam

Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện đại :

Sắp xếp lại các Vụ, Cục ở NHTW theo hướng tập trung quản lý, điều hành trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ phối hợp giữa các Vụ, Cục tại trụ sở chính.

Cơ cấu lại các chi nhánh NHNN theo hướng tập trung và không áp dụng một cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ đồng nhất đối với tất cả các chi nhánh NHNN.

c) Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ

Mục tiêu của CSTT phải nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống Ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường.

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

d) Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối

Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng các giới hạn trong các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam.

đ) Phát triển hệ thống giám sát ngân hàng

Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát Ngân hàng:

Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho hệ thống giám sát có hiệu quả:

Đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo điều hành.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng.

Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác thanh tra – giám sát ngân hàng.

Đổi mới hoạt động cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, đơn giản hoá thủ tục cấp phép.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp giám sát ngân hàng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ trên cơ sở sử dụng kết quả và hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ.

Hoàn thiện môi trường pháp lý trong hoạt động thanh tra – giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế về giám sát ngân hàng.

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động giám sát của NHNN.

e) Đổi mới quản lý và phát triển nhân lực

NHNN tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển


3.1.3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước

Phải tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các

TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

Đến nay hệ thống NHTMNN chiếm thị phần huy động vốn khoảng 70% và thị phần dịch vụ tín dụng tới 65% trong tổng doanh số hoạt động của thị trường tín dụng của toàn ngành. Trong thời điểm hiện tại, các NHTMNN đang thực hiện đề án tổng thể về cơ cấu lại hoạt động và tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của khách hàng trong điều kiện hội nhập. Các nội dung cơ bản cần cơ cấu lại bao gồm cả việc cơ cấu lại sở hữu bằng hình thức cổ phần hoá: trong quá trình cơ cấu lại sở hữu sẽ đồng thời là nhân tố khách quan để các ngân hàng này phát triển thành các Tập đoàn ngân hàng lớn hơn. Việc phát triển các NHTMNN trở thành những tập đoàn Ngân hàng đa năng qui mô lớn hơn, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực vẫn rất cần thiết và là xu hướng tất yếu ngay cả khi hầu hết các Ngân hàng này đã được cổ phần hoá. Theo đó, các NHTMNN cần phải:

a) Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng:

Chuyển sang mô hình quản trị kinh doanh theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Đồng thời phát triển thành các Tập đoàn Ngân hàng đa năng;

Đổi mới tổ chức bộ máy ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế: Hội đồng quản trị phải là cơ quan quyền lực tối cao, có thực quyền đại diện chủ sở hữu, giám sát toàn diện hoạt động Ngân hàng và Ban điều hành, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hoạt động của Ngân hàng. Bộ phận tham mưu, tác nghiệp cho HĐQT gồm có ít nhất Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ, Hội đồng/Uỷ ban quản lý rủi ro;

Phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử (ATM, auto-brach) mà không nhất thiết phải mở nhiều chi nhánh nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ, chuyển hướng thị trường hoặc thay đổi nhóm khách hàng.

b) Tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh:

Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến về nghiệp vụ bán lẻ, thanh toán và giao dịch;

Phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến – nên thống nhất một trung tâm phát hành thẻ hoặc phương tiện thanh toán khác sẽ tiết kiệm rất lớn và dễ dàng phát triển thị trường hơn nhiều so với mạng khép kín cục bộ hoặc một nhóm cục bộ như hiện nay.

Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và phù hợp thông lệ quốc tế;

Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập chịu sự giám sát của Thanh tra chuyên ngành ngân hàng;

c) Tăng cường năng lực tài chính:

Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn trên TTCK sơ cấp đồng thời “lỏng hoá” các công cụ tài chính trung và dài hạn trên TTCK thứ cấp thông qua việc thành lập hoặc tham gia chợ đầu mối chứng khoán thứ cấp; Sáp nhập; hợp nhất; mua lại, phát hành kỳ phiếu dài hạn để tăng tổng lượng vốn tự có. Bảo đảm hệ số an toàn vốn CAR tối thiểu (8%) trong trung hạn;

Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối càng sớm càng tốt. Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu mới.

d) Phân biệt chức năng của NHNN và NHTM; chức năng cho vay của Ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.


3.1.3.3.Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần

Các ngân hàng thương mại cổ phần đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, về những tồn tại cơ bản của hệ thống các ngân hàng thương mại thì các ngân hàng thương mại cần phải xác định hướng phát triển rõ ràng để có thể vững bước trong tiến trình mở cửa hội nhập sắp tới của Việt Nam. Cụ thể như sau:

a)Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTMCP: các NHTMCP được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng.

Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại (chi nhánh, liên doanh, văn phòng đại diện và hình thức pháp nhân khác) của các NHTMCP Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Mở rộng qui mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTMCP phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam.

Giúp đỡ và thúc đẩy các NHTMCP trong nước nâng cao năng lực quản lý và trình độ nghiệp vụ, có khả năng cạnh tranh với các TCTD nước ngoài.

b)Tăng cường năng lực tài chính

Củng cố và phát triển hệ thống NHTMCP theo hướng tăng cường năng lực tài chính và quản lý, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh.

Tăng qui mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTMCP.

Tăng vốn tự có của các NHTMCP từ nguồn lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí