Giới Thiệu Về Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)


toán sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian sắp tới. Đây là những thông tin tốt để các ngân hàng đầu tư và phát triển thị trường đầy tiềm năng này.


2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nội dung chương này đã đưa ra những cơ sở lý luận góp phần xây dựng đề tài một cách dễ hiểu và khoa học hơn, đặc biệt là một nền tảng cho việc phân tích thực trạng sử dụng thẻ thanh toán của Sacombank, đề xuất nguyên nhân và kiến nghị. Ngoài những cơ sở lý luận này được dẫn trích từ các nguồn sách báo, tạp chí, luận văn, luận án và các quy định của Pháp luật, sinh viên còn đưa ra những nhận xét của bản thân. Bên cạnh đó, chương cơ sở lý thuyết còn giới thiệu tổng quan các nguồn sinh viên đã tham khảo giúp hoàn thành đề tài như sách, báo, tạp chí, bài viết trên internet, quy định pháp luật cùng các các khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng việc đưa ra tóm tắt các nghiên cứu liên quan với đê tài sẽ nâng cao được giá trị của cơ sở lý luận, cũng như tầm quan trọng của phát triển thẻ thanh toán trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SACOMBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK

‐‐‐‐‐‐


Mỗi ngân hàng khác nhau với những mục đích kinh doanh khác nhau sẽ có những chiến lược kinh doanh riêng, các sản phẩm thẻ cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt dựa trên đặc điểm của ngân hàng phát hành. Trong chương 3 này sẽ gồm giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) cũng như trung tâm thẻ Sacombank, nơi bắt nguồn của những chiếc thẻ thanh toán – đối tượng nghiên cứu chính của bài luận này.


3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 khi hợp nhất 3 Hợp Tác Xã Tín Dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia và Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp. Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, 100 nhân viên và hoạt động chủ yếu tại vùng ven Tp.HCM.


Ngày 12/07/2006, Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam.


Vào ngày 16/05/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập tập đoàn Sacombank (Sacombank Group) – là Ngân hàng TMCP đầu tiên chính thức công bố thành lập tập đoàn. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói và chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính.


Sau hơn 22 năm hoạt động cho đến nay, Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:


12.425 tỷ đồng vốn điều lệ; được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.


424 điểm giao dịch trong nước và khu vực Đông Dương; là Ngân hàng TMCP có mạng lưới hoạt động rộng nhất Việt Nam; là Ngân hàng đầu tiên lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài (Ghi chú: ngày 08/01/2008 thành lập Văn phòng đại diện tại Nam Ninh – Trung Quốc và hiện nay đã chấm dứt hoạt động ); là Ngân hàng đầu tiên khai trương chi nhánh ở nước ngoài: Sacombank Chi nhánh Lào; Sacombank – Phnôm Pênh;


10.407 đại lý thuộc 305 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ;


Hơn 10.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết và sáng tạo.


Sacombank cũng vinh dự nhận rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, cụ thể sẽ được nêu rõ ở phần “3.1.2. Vị thế của Sacombank” trong bài báo cáo này.


3.1.2. Vị thế của Sacombank


Theo nhận định chung của Moody’s và Standard & Poor’s (S&P’s) công bố vào ngày 10/2/2012, Sacombank có chất lượng hoạt động kinh doanh và tốc độ phát triển ổn định trước những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Theo đó, Sacombank là ngân hàng lớn thứ sáu Việt Nam về tài sản, mạng lưới chi nhánh và ATM. Đồng thời có tỷ lệ vốn cấp 1 mạnh hơn so với nhiều ngân hàng khác. Cũng theo kết quả đánh giá này, Moody’s dành định hạng B2 đối với tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ dài hạn, ngắn hạn của Sacombank, đồng thời nhận định, thế mạnh của Sacombank là tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn ngành và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn mức trung bình. Sacombank có danh mục “Tài sản Có” ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, giúp nâng cao khả năng thanh khoản – một yếu tố trong trọng trong nền thị trường như Việt Nam.


Cuối tháng 3/2012, Sacombank nhận giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012” (Best Retail Bank in Vietnam 2012) do The Asian Banker bình chọn. Đồng thời, Sacombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được Hội đồng xét giải của The Asian banker đánh giá bình chọn dựa trên các tiêu chí về giá trị thương hiệu, hiểu quả tài chính, tính bền vững của nguồn thu, tính khả thi về chiến lược bán lẻ, năng lực bán hàng, năng lực quản lý rtủi ro, quy trình vận hành và công nghệ thông tin, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ, khả năng thâm nhập thị trường bán lẻ, nguồn nhân lực và tiền năng phát triển trong tương lai. Trước đó, Sacombank cũng vinh dự nhận giải “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam 2012” do Global Finance (Mỹ) bình chọn.


3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự


Hiện nay Sacombank đang hoạt động với cơ cấu tổ chức trên toàn hệ thống của mình theo sơ đồ từ trên xuống dưới như hình 3.1 dưới đây:


q

v

Hình 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA SACOMBANK



Đại hội đồng cô đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát


Hội đồng đầu tư tài chính

Bộ máy uản trị à kiểm

soát

Hội đồng tín dụng

Tổng giám đốc


Trong đó chức năng từng phòng ban, bộ phận được tóm tắt như sau:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Sacombank quy định.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

- Ban kiểm soát: kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

- Hội đồng đầu tư tài chính: xem xét và ra quyết định các khoản đầu tư tài chính của Ngân hàng;

- Hội đồng tín dụng: xem xét, ra quyết định cấp tín dụng với các khoản vay có giá trị lớn theo quy định.

- Tổng giám đốc: có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách.

Dưới tổng giám đốc là các bộ máy điều hành gồm phòng nghiệp vụ Hội sở: trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các Phòng nghiệp vụ Hội sở có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể, có thể tóm tắt qua hình

3.2 dưới đây:


Hình

3.2: CƠ

CẤU TỔ CHỨC BỘ

MÁY ĐIỀU HÀNH CỦA

â

D

C

n

SACOMBANK



TỔNG GIÁM ĐỐ

Nh n sự & Đào tạo

Cá nhâ

oanh nghiệp

Tiền tệ

Trung tâm thẻ

Tín dụng

Công nghệ thông tin

Tài chính

Vận hành

uản lý rủi ro

Khu vực

Hỗ trợ

Các công ty trực thuộc


Q

Mỗi bộ phận trong bộ máy điều hành có một chức năng riêng sẽ phối hợp hoạt động chặt chẽ vì các mục tiêu chung để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đáp ứng nhu cầu phát triển của Sacombank theo chuẩn của quốc tế.


3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động

Sacombank là ngân hàng bán lẻ, rất thành công trong hoạt động tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sacombank cũng đang rất chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng cá nhân.

Từ năm 1996 trở về trước, do cả những điều kiện khách quan và chủ quan, hoạt động của Sacombank chỉ đơn thuần là hoạt động huy động vốn và cho vay. Nhưng từ sau năm 1996, ngân hàng đã có những bước điều chỉnh mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Ngoài nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn phát triển các nghiệp vụ mới như: thanh toán quốc tế, thẻ, các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, cho thuê ngăn tủ sắt và rất nhiều dịch vụ khác phù hợp với chức năng của một ngân hàng thương mại.

Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, Sacombank đã tích cực học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài : Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), sau đó gia nhập hiệp hội thẻ quốc tế Visa, Master và tiếp nhận được sự uỷ thác tín dụng và tài trợ của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài. Tháng 6/2004, Sacombank ký hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập.


3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012

Ngân hàng xây dựng mục tiêu định hướng chiến lược đến năm 2015 trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương. Theo bảng 3.1 dưới đây, các kết quả kinh doanh tổng hợp từ các báo cáo tài chính gần nhất tính đến 31/12/2012 cho thấy những tín hiệu rất khả quan.


Bảng 3.1: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK


Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

%

tăng/giảm

Tổng tài sản

141.789.738

140.136.974

151.281.538

7,95%

Vốn điều lệ

9.179.230

10.739.677

10.739.677

0,00%

Tổng vốn huy động

126.203.455

111.513.453

123.752.773

10,98%

Tổng dư nợ cho vay

77.486.218

79.429.470

98.728.188

24.30%

Tổng thu nhập từ HĐKD

4.613.073

6.511.022

6.740.585

3,53%

Lợi nhuận trước thuế

2.425.859

2.740.230

1.314.557

-52,03%

Thuế TNDN hiện hành

627.299

707.045

636.068

-10,04%

Thuế TNDN hoãn lại

-

-

308.915

100%

Lợi nhuận sau thuế

1.785.560

2.033.185

987.404

-51,44%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Bình Thạnh - 4

Nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012

Giải thích về kết quả tổng hợp trên: Trong năm 2011, với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro của ngành Ngân hàng nói riêng, Sacombank đã chủ động thực hiện chủ trương không chú trọng về các chỉ số tăng trưởng mà tập trung phát triển an toàn, hiệu quả. Do đó, chỉ tiêu về tổng tài sản không biến động so với năm 2010. Bên cạnh đó, do thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn để phù hợp với diễn biến của thị trường nên tốc độ tăng trưởng cho vay của Sacombank trong năm 2011 cũng ở mức không quá cao. Tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 79.429 tỷ đồng, tăng 1.943 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,51% so với đầu năm, chiếm 56,68% tổng tài sản. Sang năm 2012, dù tình hình thị trường còn nhiều khó khăn do những biến động mạnh về lãi suất trong năm nhưng hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn tiếp tục đạt được những kết quả khá khả quan.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí