Sơ Lược Về Thị Trường Thẻ Thanh Toán Tại Việt Nam


Đến nay, một văn bản mới nhất điều chỉnh hoạt động thẻ thanh toán đó là Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định này thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.


Ý nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt

Lợi ích đối với khách hàng:

Khi giao dịch với ngân hàng để thanh toán hàng hoá dịch vụ, họ phải mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng. Tiền này được sử dụng bất cứ lúc nào và nó có tính thanh khoản 100%. (Lê Thị Mận, 2010) Quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn và khách hàng không phải bận tâm đến những rủi ro bất ngờ như: trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn… trong quá trình đem theo một lượng tiền mặt để thanh toán. Ngoài ra, khi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và duy trì số tiền họ còn được hưởng những lợi ích khác như: được trả lãi, được cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng với nhiều ưu đãi…

Lợi ích đối với ngân hàng:

Tài khoản tiền gởi của khách hàng tại ngân hàng là nguồn huy động vốn quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Mặt khác nguồn vốn này đang được ngân hàng trả lãi rất thấp hoặc không trả lãi nên khi dùng vốn này để cho vay thì mức lợi nhuận thu được tương đối cao. Tuy nhiên mỗi ngân hàng sẽ có cách riêng của mình để sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gởi thanh toán làm thế nào vẫn đảm bảo tính thanh khoản nhưng vẫn thu lợi nhuận cao. Nhờ nguồn vốn quan trọng này nên các ngân hàng có điều kiện để mở rộng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để tăng lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.

Lợi ích đối với nền kinh tế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm chi phí lớn cho việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. (Lê Thị Mận, 2010). Mặt khác thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần chống thất thu thuế có hiệu quả. Ở nhiều nước trên thế giới thông qua khách hàng tham gia thanh toán qua ngân hàng mà tất cả các khoản thu nhập hay chi phí phát sinh trên tài khoản, do đó việc trốn thuế và thu thuế dễ dàng và hạn chế tối đa việc trốn thuế. Nếu tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần thúc đẩy quá trình vận động


Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Bình Thạnh - 3

của vật tư hàng hóa trong nền kinh tế, thông qua đó mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết nhanh chóng, an toàn, chính xác và tiết kiệm được thời gian.


2.1.3. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN

Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán

Thẻ xuất hiện đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vào năm 1914, khi đó tổng công ty xăng dầu California (nay là công ty Mobile) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình vì họ thấy cách sử dụng này rất tiện dụng trong việc thanh toán. Nhưng thẻ lúc này mới chỉ là khuyến khích việc bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo một dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng.

Năm 1949, Frank Mc Namara do tình cờ quên đem theo tiền mặt khi đi ăn tối ở một nhà hàng nên đã nảy ra một phương thức thanh toán mới mà không cần dùng tiền mặt có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Năm 1950, Frank Mc Namara cùng một doanh nhân người Mỹ khác - Palph Scheneider đã cùng sản xuất ra thẻ tín dụng đầu tiên với tên gọi "Diners Club". Với lệ phí hàng năm là 5 USD những người mang thẻ "Diners Club" có thể ghi nợi khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Theo chân Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, Golden Key, Gourment Club, Esquire Club, đến năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Trong thời gian này, phần lớn các thẻ chỉ dành cho giới doanh nhân nhưng các ngân hàng đã thấy được rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Ngân hàng Mỹ là nơi đầu tiên phát triển với loại thẻ Bank Americard và nó đã dấy lên làn sóng học hỏi sự thành công này của các ngân hàng khác. Đến năm 1966, Bank Americard mà ngày nay là thẻ Visa bắt đầu liên kết với các ngân hàng ở các tiểu bang khác. Mạng lưới của Bank Americard chẳng mấy chốc gặp sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ Well Fargo liên kết với 77 ngân hàng, chủ nhân của Master Charge mà ngày nay là Master Card.

Ngày nay, có thể nói 4 loại thẻ nhựa: Diners Club, American Express, Visa, Master Card được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các loại thẻ này cũng du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.


Lợi ích của sử dụng thẻ thanh toán

Với chủ thẻ: Việc sử dụng thẻ vừa an toàn lại thuận tiện và văn minh.

Với đơn vị chấp nhận thẻ: Việc chấp nhận thẻ làm đa dạng hoá phương thức thanh toán, nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó còn làm giảm chi phí kiểm đếm, thu giữ, bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lí chứng từ, hoá đơn. Tình trạng chậm trả của khách hang cũng phần nào được cải thiện.

Với ngân hàng phát hành thẻ: Phát hành thẻ giúp các ngân hàng thu được các khoản phí về thanh toán, phát hành, cho vay. Đây là nguồn thu tương đối của khách hàng. Thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ, ngân hàng đã đa dạng hoá các dịch vụ khác như: tín dụng, nhận tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ.

Với ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu được một lượng khách hàng đến với ngân hàng, trước hết là sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng, sau đó là các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.

Với việc phát triển kinh tế - xã hội:

Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia.

Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng - một lĩnh vực hết sức quan trọng và luôn cần đi trước đón đầu.


Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán

Thông tin phát hành giả hoặc khách hàng mất khả năng thanh toán:

Khi khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ; nếu NHPH thẩm định không kỹ, không phát hiện ra mà vẫn xử lí dựa trên các yêu cầu đó, sẽ dẫn đến những tổn thất, rủi ro cho ngân hàng. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ và khôn thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán trong khi ngân hàng không có địa chỉ đòi nợ cụ thể, dẫn đến rủi ro.


Thẻ giả:

Thẻ do tổ chức tội phạm, cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc từ thẻ đã bị mất cắp hoặc thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là ngân hàng phát hành vì theo quy định của tổ chức thẻ Quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch tẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan nhiều nguồn thông tin nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng phát hành.

Thẻ bị mất cắp, thất lạc:

Trong trường hợp chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ mà chưa kịp thông báo đến NHPH để có những biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ mà thẻ đó lại bị người khác sử dụng, rủi ro sảy ra thì chủ thẻ hoàn toàn phải gánh chịu.

Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng gửi:

Rủi ro xảy ra khi NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường đi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ đích thực không biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này, NHPH phải chịu rủi ro toàn bộ đối với giao dịch bị lợi dụng đó.

Rủi ro trong khâu công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin:

Các loại rủi ro này xảy ra khi hệ thống máy móc, trang thiết bị viễn thông, trung tâm chuyển mạch… có trục trặc, không ổn định, ngừng hoạt động hoặc gây lỗi trong quá trình xử lí ảnh hưởng đến việc phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.

Tạo băng từ giả:

Rủi ro sảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với các tổ chức tội phạm đứng đằng sau lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật sử dụng tại cơ sở mình để tạo ra các thẻ giả sử dụng. Đây là một hình thức lợi dụng rất tinh vi vô cùng khó phát hiện, gây tổn thất lớn cho NHPH.


Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ

Nhân tố khách quan gồm:

Điều kiện pháp lí: Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai.


Hạ tầng công nghệ: Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở ngân hàng nào còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Điều kiện về dân cư: Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn.

Điều kiện về kinh tế: việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ.

Nhân tố chủ quan gồm:

Nguồn lực con người: Là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định một hoạt động kinh doanh, là thành công hay thất bại, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài trong kinh doanh thẻ hợp lí thì ngân hàng đó đã chiếm được lợi thế trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Mạng lưới chấp nhận thẻ: Nếu ngân hàng có mạng lưới hệ thống rộng khắp sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn.

Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hàng: Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Muốn đầu tư vào công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn. Vì chi phí cho việc mua sắm, bảo dưỡng cho hệ thống máy móc tương đối lớn.

Thủ tục giấy tờ: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hay rườm rà, phức tạp cũng tác

động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng.


2.1.4. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

Hoàn cảnh du nhập vào Việt Nam

Do các điều kiện về lịch sử và kinh tế, sản phẩm thẻ xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới, mãi đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thẻ quốc tế mới bắt đầu du nhập vào nước ta thông qua việc VCB trở thành ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Visa cho chi nhánh ngân hàng Pháp BFCE tại Việt Nam. Sau đó, VCB tiếp tục hợp tác với công ty tài chính MRFCS của Malaysia làm đại lý thanh toán thẻ Master.


Năm 1991 thẻ JCB có mặt ở nước ta bằng việc VCB hợp tác với tổ chức JCB International Tokyo. Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam, VCB trở thành đại lý của tổ chức American Express, đưa thẻ Amex vào thị trường thẻ Việt Nam. Như vậy, VCB trở thành ngân hàng tiên phong hoạt động trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Điều này được khẳng định qua việc VCB chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Master (4/1995) và Visa (8/1996). Thẻ nội địa đầu tiên ở Việt nam cũng được phát hành bởi VCB vào năm 1993, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường thẻ ở Việt Nam. Đến nay, cả nước có khoảng 17 ngân hàng (không kể các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh) được phép phát hành thẻ nội địa và 8 ngân hàng được phát hành thẻ quốc tế.

Như vậy, dựa trên những điều kiện thực tế của xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thị trường thẻ ở Việt Nam đã ra đời và đang có những bước tiến đáng kể. Với những chính sách thông thoáng của Nhà nước, sự giúp đỡ của World Bank và sự nỗ lực của các ngân hàng, thị trường thẻ tiềm năng của Việt Nam sẽ nhanh chóng được khai thác và phát triển.

Đánh giá chung về tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán ở

Việt Nam những năm gần đây

Các số liệu thống kê cho thấy, số thẻ đã có sự tăng trưởng khá nhanh. Nếu như năm 2007, toàn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến hết năm 2012, con số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thương hiệu thẻ cũng tăng từ 95 thương hiệu lên khoảng 350 thương hiệu thẻ các loại. Trong tổng số 54,9 triệu thẻ (tính đến cuối năm 2012) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa (49,4 triệu thẻ), 1,88 triệu thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 28%…

Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng. Hệ thống ATM và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2007 - 2012.

Nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 2012 đã lên tới hơn 104.427 POS, tăng gần 11 lần. Bên cạnh đó là 14.442 thiết bị ATM phục vụ hoạt động rút tiền thanh toán của chủ thẻ.

Phát triển thẻ thanh toán đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ những năm vừa qua, các chính sách pháp luật cũng như các chỉ đạo của NHNN và các cơ quan liên quan cũng ngày càng hiệu quả giúp cho các ngân hàng cũng như khách hàng có sự hài hòa các lợi ích căn bản. Tuy nhiên, các phân tích cho thấy hoạt động phát triển


dịch vụ thẻ ở nước ta vẫn còn nhiều yếu điểm, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

Đặc biệt, nhiều chỉ số thống kê cho thấy thị trường thẻ thanh toán đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phát triển chưa bền vững, đòi hỏi cần có những giải pháp để cải thiện.


2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Viết về thẻ thanh toán, đã có nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề này như những luận văn, luận án, những bài báo, tạp chí, bài viết trên internet và nguồn tư liệu từ tập huấn riêng thực tập viên tiềm năng năm 2013 của Sacombank. Việc tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến đề tài này đã giúp cho sinh viên có được cái nhìn rộng mở về thực trạng thẻ ở các ngân hàng Việc Nam nói chung chứ không chỉ riêng với ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank.

Các luận án, luận văn đã từng thực hiện trước đây đã góp phần đóng góp được cái nhìn rộng hơn về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thẻ thanh toán trong bên cạnh các kiến nghị và cơ sở lý thuyết quý báu. Đây cũng là một cách giúp sinh viên tìm hiểu, so sánh và nhìn nhận ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank giai đoạn hiện nay. Cụ thể:

Một, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với đề tài “Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ACB”. Đề tài dựa vào những đánh giá về thành quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB, kết hợp những tiềm năng và thách thức mà ngân hàng đang gặp phải để từ đó khoá luận đóng góp những ý kiến cho sự phát triển thẻ thanh toán tại ACB. Từ bài báo cáo này đã cho thấy những thực trạng mà không chỉ với riêng ACB mà các ngân hàng khác cần đặc biệt lưu ý để đưa thẻ trở nên phổ biến hơn, những giải pháp thiết thực xoá bỏ thói quen dùng tiền mặt để đưa thẻ trở thành công cụ hửu ích và tiện lợi.

Hai, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng (2011) mang tên “Biện pháp góp phần hoàn thiện thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh Thủ Đức”. Luận văn này đã tập trung phân tích về các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương, tìm hiểu về các sản phẩn chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Nhận biết các tồn tại trong các thể thức thanh toán. Hơn hết khoá luận này còn đưa ra nhiều biện pháp khắc phục và nâng cao các thể thức thanh toán và các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.


Tuy nhiên các giải pháp trong khoá luận này còn mang tính chưa cụ thể, chưa gần với thực tế nên cần nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra các giải pháp thiết thực hơn.

Ba, khoá luận tốt nghiệp của tác gỉa Võ Ngọc Bảo Ân (2010) với đề tài “Mở rộng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”, khác với khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với đề tài “Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ACB”, khoá luận này đi sâu phân tích hơn về các dịch vụ thẻ, đề xuất những giải phát thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ trong thị trường thẻ đầy tiềm năng này. Dịch vụ tốt sẽ tạo sự thuận tiện và tâm lý thoải mái của khách hàng khi chọn và sử dụng thẻ, bài viết đã đi sâu phân tích và đưa ra các giải pháp thiết thực không chỉ trong giai đoạn 2009-2010 mà ngay cả trong tình hình hiện nay, nhiều giải pháp nếu triển khai tốtt cũng trong mang lại lợi ích to lớn.

Nguồn tư liệu giá trị đến từ các bài báo và bài viết trên internet, đặc biệt là tài liệu tập huấn liên quan đến lĩnh vực thẻ trong khoá đào tạo thực tập viên tiềm năng tại Sacombank đã cung cấp những số liệu thực tế cũng như thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thẻ nói riêng hiện nay như thế nào. Kèm vào đó là những nhận xét, đánh giá của các chuyên gia hết sức giá trị trong việc hình thành đề tài để đề tài thực hiện bám sát thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay hơn. Cụ thể có thể kể đến một số bài báo gnhiên cứu hay và thiết thực như sau:

Trên báo Dân Trí, số ra mới nhất ngày 24/02/2014 có bài viết “Thị trường thẻ thanh toán: Nhiều cuộc cạnh tranh hấp dẫn”. Đưa ra những tin tức khả quan về thị trường, những số liệu cho thấy với sự gia nhập và nhiều ưu đãi của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc cạnh tranh hấp dẫn và điều quan trọng, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi sử dụng thanh toán qua thẻ. Hiên nay đang hiện diện diện cuộc chạy đua những các ngân hàng khi liên tiếp công bố phát hành thẻ mới và đưa ra nhiều chương trình ưu đãi nhằm khuyến khích mở thẻ với nhiều giải thưởng và chiết khấu hấp dẫn. Thị trưởng thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ ngày một phát triển hơn, các ngân hàng Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng cần cố gắng hơn nữa trong cuộc đua về cả số lượng và chất lượng này.

Cùng chủ đề với bài báo nói trên, bài viết “Ngân hàng đua ưu đãi khách dùng thẻ thanh toán” trên báo điện tử baomoi.com ngày 31/01/2014 đã đưa ra sự so sánh trong các chính sác khuyến mãi về thẻ ở các ngân hàng hiện tại. Sự đua nhau trong các tiện ích qua thẻ thể hiện bằng các con số cụ thể từ VPBank. Techcombank, Sacombank..cho thấy bức tranh tổng quát về sự phát triển thẻ không ngừng trong thời gian qua. Ngoài ra trong bài viết theo các chuyên gia kinh tế xu hướng dùng thẻ thanh

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí