Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Bình Thạnh - 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

‐‐‐‐‐‐


1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, nhu cầu giao dịch thanh toán trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống là rất lớn. Thẻ - phương tiện thanh toán ứng dụng công nghệ cao với nhiều ưu điểm vượt trội đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới và giữ vai trò quan trọng tại các nước phát triển. Trên thế giới, việc thanh toán qua thẻ đã được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX nhưng đến năm 1990 thẻ ngân hàng mới xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam tuy thị trường thẻ còn khá non trẻ nhưng áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thì rất lớn.

Thẻ đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu và mang lại lợi thế kinh doanh lớn cho ngân hàng nào có khả năng cung cấp sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều tiện ích. Để có thể vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực thẻ và chiếm lĩnh thị trường này, đòi hỏi các ngân hàng phải nhìn nhận một cách khách quan những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và mặt yếu của sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ của mình. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện của ngân hàng đối với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa, quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.


1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Qua kiến thức được học và quá trình thực tập ở vị trí chuyên viên tư vấn tại ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh với những tìm hiểu thực tế, tôi đã quyết định chọn đề tài “PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH THẠNH“ làm báo cáo thực tập tốt nghiệp và tiếp tục phát triển thành luận văn của mình với mong muốn nêu được những thực trạng, những ưu khuyết hiện tại, từ đó có những giải pháp tích cực để phát triển thị trường thẻ đầy tiềm năng này.


1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Đề tài tập trung tìm hiểu thực tế hoạt động thẻ tại ngân hàng TMCP Sacombank

– chi nhánh Bình Thạnh và các sản phẩm thẻ do Sacombank phát hành, những điều kiên thuận lợi để sản phẩm này phát triển cũng như những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của sản phẩm. Bên cạnh đó đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục những điểm hạn chế, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ Sacombank, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực thẻ tại hệ thống Sacombank.


1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Dựa trên khảo sát thông tin từ ngân hàng TMCP Sacombank – chi nhánh Bình Thạnh qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân viên, lãnh đạo phụ trách hoạt động tư vấn và phát hành thẻ. Phương pháp sử dụng chính là phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức về ngành tài chính ngân hàng và các văn bản, quy định của pháp luật. Mặt khác, khóa luận được xây dựng dựa trên việc tìm hiểu các cơ sở lý luận liên quan như các luận văn về thanh toán không dùng tiền mặt của các năm trước, lý thuyết về thẻ, các quyết định, điều luật,… thu thập từ các công văn, thông tư, tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng Nhà nước, báo chí, sách vở, nguồn Internet và Ngân hàng.


1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Bài luận nghiên cứu những vấn đề khách quan về ngân hàng thương mại, thanh toán không dùng tiền mặt, những kiến thức nền tảng về thẻ, tình hình thanh toán thẻ, tình hình phát triển thẻ thanh toán của ngân hàng TMCP Sacombank trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và các yếu tố khác, đề tài khóa luận sẽ làm rõ vấn đề nghiên cứu trong phạm vi là những lý luận cơ bản thẻ. Trong đó trọng tâm là thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Sacombank CN Bình Thạnh trong giai đoạn 2010 – 2012 cùng với đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp.


1.6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN

Bài luận về bao gồm các phần chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu về khoá luận

Chương 2: Tổng quan về thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại

Chương 3: Giới thiệu Sacombank và Trung tâm thẻ Sacombank

Chương 4: Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán tại Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh

Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THẺ THANH TOÁN TẠI NHTM

‐‐‐‐‐‐


Trong nội dung chương này được trình bày các cơ sở lý thuyết xoay quanh đề tài như tổng quan về NHTM, tổng quan thanh toán không dùng tiền mặt, tổng quan và sơ lược về thẻ thanh toán tại Việt Nam thời gian qua, tiếp theo sẽ giới thiệu khái quát các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài và các phương pháp nghiên cứu. Việc đưa ra những cơ sở lý thuyết trên hi vọng góp phần tạo nền tảng vững chắc trong việc xây dựng và hoàn thành đề tài; từ đó, để xây dựng được ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn.


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Tổng quan về NHTM

Khái niệm chung về NHTM:

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một sản phẩm độc đáo của quá trình sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trung gian có chức năng là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.

Ở Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 (Điều 4) định nghĩa:

“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”

Trong Luật số 46/2010/QH12 Luật ngân hàng Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 (Điều 6) có định nghĩa về các hoạt động ngân hàng như sau:


“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:

Nhận tiền gửi;

Cấp tín dụng;

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”


Theo đó, ngân hàng thương mại cổ phần: “là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của Ngân hàng Nhà nước”.

Phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thể hiện quan bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Sự phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng


NHTM

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Là tổ chức tín dụng

Là tổ chức tín dụng

Được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng

Được thực hiện một số hoạt động của ngân hàng

Là tổ chức nhận tiền gửi (depository)

Là tổ chức (nondepository)

không

nhận

tiền

gửi

Cung cấp dịch vụ thanh toán

Không cung cấp dịch vụ thanh toán

Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2012, tr.66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Bình Thạnh - 2


Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế:

Một, ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:

NHTM giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Các ngân hang đóng vai trò


trung gian, đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn. (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, ngân hàng – với vai trò là một tổ chức trung gian sẽ góp phần điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.

Hai, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thị trường luôn yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy, các doanh nghiệp phải được đầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được nâng cao... Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh..thông qua việc cung cấp vốn bằng hình thức cho vay cho các doanh nghiệp nếu họ đáp ứng những điều kiện tín dụng của ngân hàng.

Ba, NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước:

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung gian tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế có vai trò đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó là rất quan trọng, đồng thời hệ thống NHTM cũng là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi muốn ra tăng hay rút bớt lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế để thực hiện các chính sách của chính phủ, NHTW với các công cụ của mình sẽ thực hiện việc đó thông qua hệ thống NHTM.

Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất.


Bốn, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận, đồng thời các nước cũng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh... và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển (Nguyễn Minh Kiều, 2012).


2.1.2. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt

Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ giữa các đơn vị, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong khoản thanh toán đó (Lê Thị Mận, 2010)


Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt có 3 đặc điểm lớn sau:

Thứ nhất, “tiền dùng để kế toán và thanh toán là tiền ghi sổ (tiền tài khoản)” (Lê Thị Mận, 2010, tr.341). Trong quá trình thanh toán không xuất hiện tiền mặt mà thanh toán bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng.

Thứ hai, trong thanh toán có ba chủ thể tham gia thanh toán là người trả tiền, người thụ hưởng và trung gian thanh toán (Lê Thị Mận, 2010). Người trả tiền có thể là người mua, người nhập khẩu hay người đang sử dụng dịch vụ. Người trả tiền có nhiệm vụ lập và nộp chứng từ theo đúng mẫu và đúng thời hạn để trả tiền cho người thụ


hưởng. Khác với người trả tiền, người thụ hưởng có thể là người bán, người xuất khẩu hay người cung cấp dịch vụ..người thụ hưởng có quyền hưởng khoản tiền nêu trên. Trung gian thanh toán có thể là các định chế thuộc hệ thống tài chính tín dụng như ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước,..

Thứ ba, khi tiến hành một nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sự dụng chứng từ thanh toán riêng. Những chứng từ này được phát hành theo quy định thống nhất trong hệ thống tài chính-tín dụng. Chứng từ thanh toán chính là căn cứ để thực hiện việc chi trả. Tuỳ theo hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà sẽ có những chứng từ thanh toán phù hợp riêng. (Lê Thị Mận, 2010)


Cơ sở pháp lý thanh toán không dùng tiền mặt

Nền tảng pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là các Nghị định của Chính phủ về công tác thanh toán không dùng tiền mặt và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chính phủ đã ban hành hai văn bản – đó là Nghị định số 4/CP ngày 7/3/1960 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/HĐBT ngày 28/5/1987 bổ sung thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

Khi chúng ta thực hiện công cuộc cải tổ nền kinh tế, xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng 2 cấp phù hợp với cơ chế thị trường có quản lý, các văn bản nói trên không còn phù hợp. Vì vậy chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt để thay thế các văn bản nói trên.

Trên cơ sở Nghị định số 91/CP Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 22/QĐ-NH ngày 21/2/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Để thực hiện chương trình cải cách hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng, vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 ban hành quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay thế cho thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo QĐ 22/QĐ-NH nói trên.

Ngày 09/05/1996, Nghị định 30/CP ra đời ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc . Tiếp theo, đến ngày 19/10/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hàng quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 về quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022