Giới Thiệu Về Trung Tâm Thẻ Và Các Sản Phẩm Thẻ Của Sacombank


“Tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản của Sacombank đạt 151.282 tỷ đồng, tăng 11.145 tỷ đồng, tương đương tăng 7,95% so với đầu năm”- (nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012). Với việc tiếp tục duy trì quan điểm kinh doanh an toàn - hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank được điều hành tăng trưởng một cách chặt chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng của NHNN. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí an toàn: Nguồn tiền huy động từ thị trường 1 tăng 24,29% so với cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 75,93% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng các biến động của thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và cho vay cũng đạt được nhiều kết quả tăng trưởng tốt.

“Tính đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn huy động toàn Ngân hàng đạt 123.753 tỷ đồng, tăng 10,98% so đầu năm. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 114.863 tỷ đồng tăng 24,29% so đầu năm, chiếm khoảng 4% thị phần. Huy động bằng VND cũng đạt mức tăng trưởng cao so với đầu năm đồng thời vượt mức kế hoạch đã đề ra” (nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012) . Như vậy, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được các tiêu chí hoạt động của Sacombank và theo đúng quan điểm điều hành tiền tệ của Nhà nước: tập trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài; tăng tỷ trọng tiền gởi VND tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của đồng bản tệ ngày càng được củng cố. Song song đó, hoạt động cho vay của Sacombank trong năm 2012 cũng đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2012 đạt 98.728 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng tài sản và tăng 24,3% so với cùng kỳ. Như vậy, tốc độ tăng trưởng này là cao gần 3 lần so với tốc độ tăng toàn ngành (khoảng 8,91%). Ngoài ra, thị phần cho vay của Sacombank đạt 3,17%, tăng nhẹ so với đầu năm (2,86%).

Ngay từ đầu năm 2012, với việc dự báo tình hình kinh tế nói chung và thị trường Ngân hàng nói riêng còn nhiều khó khăn, Sacombank đã có những nỗ lực cao trong phát triển hoạt động kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội thị trường, duy trì lãi suất biên tế ở mức hợp lý, tiết kiệm chi điều hành để nâng cao hiệu suất, mở rộng thị phần theo đúng định hướng ổn định - bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất. Kết quả trong năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 1.315 tỷ đồng, bằng 38,7% kế hoạch năm 2012. Kết quả này mặc dù khá thấp so với kỳ vọng ban đầu, nhưng so với mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng cùng quy mô thì đây là con số khả quan trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để đảm bảo an toàn hoạt động, Ngân hàng đã trích đủ 100% các khoản dự phòng theo quy định.


3.2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THẺ VÀ CÁC SẢN PHẨM THẺ CỦA SACOMBANK

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ

Trung tâm thẻ Sacombank được thành lập tháng 5 năm 2002, đến nay với 11 năm hoạt động đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. Khi mới ra đời, trung tâm thẻ chỉ có khoảng 13 nhân viên, cùng với đó là sự thiếu thốn về trang thiết bị, máy móc lẫn kinh nghiệm nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Ngày 14/8/2002, Trung tâm thẻ Sacombank liên kết với ngân hàng ANZ để phát hành thẻ thanh toán nội địa Sacombank – ANZ. Đến 5/2003, Sacombank chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng nội địa Sacompassport ra thị trường, trở thành 1 trong 3 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa ở Việt Nam ( cùng với ACB và Agribank). Tháng 8/2005, Sacombank tiến thêm một bước mới trong lĩnh vực thẻ khi cho ra đời thẻ tín dụng quốc tế Sacom Visa Credit và sau đó là thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit (9/2006). Cùng với việc phát triển các loại thẻ này như 1 sản phẩm độc lập, ngân hàng cũng chú trọng liên kết với nhiều công ty lớn để cho ra đời các loại thẻ liên kết ( đồng thương hiệu) nhằm quảng bá sản phẩm.


3.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận tại trung tâm thẻ

Trung tâm thẻ Sacombank được điều hành bởi mối quan hệ giữa các đơn vị được thể hiện theo sơ đồ hình 3.3 sau:


Hình 3.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK.


TỔNG GIÁM ĐỐC


GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC.

Phòng Marketing và phát triển sản phẩm

Bộ phận dịch vụ khách hàng

Phòng phát triển kinh doanh

Phòng quản lý


điều hành

Phòng quản lý tín dụng và thu hồi nợ

Phòng tài chính – kế toán.

Phòng kỹ thuật

Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ


Các bộ phận với các chức năng riêng biệt nhằm tối đa hoá hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến thẻ. Là bộ phận quan trọng không thể thiếu, phòng Marketing và phát triển sản phẩm có chức năng nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm thẻ mới, quản lý các kênh phân phối; xây dựng các chương trình quảng cáo và khuyến mãi, các chiến lược phát triển thẻ, các chính sách kích hoạt và sử dụng thẻ; xây dựng chính sách duy trì hệ khách hàng, các chính sách, chương trình khách hàng thân thiết.

Bộ phận dịch vụ khách hàng có chức năng chăm sóc khách hàng, điều chỉnh các thông tin tài khoản thẻ, kích hoạt thẻ, nhập dữ liệu và thanh lý các loại thẻ không phải thẻ tín dụng.

Phòng phát triển kinh doanh có các chức năng: Quản lý ATM ( triển khai và quản lý hiệu quả hoạt động mạng lưới ATM, vận hành hệ thống ATM); Phát triển đại lý ( Phát triển và quản lý hiệu quả hoạt động mạng lưới POS, chăm sóc đại lý); Kinh doanh thẻ ( phát triển hệ khách hàng, tiếp thị thẻ trực tiếp, đào tạo chi nhánh).

Phòng quản lý điều hành là nơi chuẩn chi, quản lý gian lận, xử lý khiếu nại, quản lý thẻ và PIN, lập kế hoạch đào tạo và phát triển, các công tác hỗ trợ.


Phòng quản lý tín dụng và thu hồi nợ có chức năng: Xây dựng và quản lý chính sách thẻ tín dụng gồm: Xây dụng chính sách thẻ tín dụng, Quản lý hạn mức thẻ tín dụng, theo dõi và kiểm soát thẻ tín dụng ; thẩm định ( kiểm tra thông tin khách hàng, thẩm định, điều chỉnh thông tin tài khoản thẻ tín dụng) va thu hồi nợ.

Phòng tài chính - kế toán có chức năng: Kế toán; dự báo, phân tích và hệ thống báo cáo; đối chiếu số liệu và thanh toán; công tác hành chánh.

Phòng kỹ thuật có chức năng vận hành hệ thống, phát triển và duy trì hệ thống, quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Cuối cùng, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ đảm nhận chức năng kiểm tra tính tuân thủ, quản lý rủi ro trong các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất.


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

‐‐‐‐‐‐


Trong chương này, đầu tiên sẽ giới thiệu khái quát thẻ thanh toán tại Sacombank. Sau đó, thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank chi nhánh Bình Thạnh sẽ được phân tích dựa trên các số liệu tổng hợp tình hình kinh doanh, các thang đo về mức độ hài lòng của khách hàng đối với thẻ trong giai đoạn hiện tại, từ đó làm nền tảng cho những giải pháp cụ thể sẽ được nêu trong chướng 5.


4.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK


4.1.1. Đặc điểm chung về các loại thẻ thanh toán


Điều kiện cấp thẻ: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên (đối với thẻ chính, đồng thời là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân mở tại Sacombank) và từ đủ 15 tuổi trở lên (đối với thẻ phụ, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận bằng văn bản về sử dụng thẻ) có năng lực pháp luậy dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Với cá nhân người ngoài từ đủ 18 tuổi trở lên (đối với thẻ chính) và từ đủ 15 tuổi trờ lên (đối với thẻ phụ, đồng thời được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận bằng văn bản bề việc sử dụng thẻ) cư trú hoặc/và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Hồ sơ cấp thẻ bao gồm phiếu đăng ký dịch vụ và bản sao CMND/hộ chiếu. Số lượng thẻ phụ: không bị giới hạn về số lượng thẻ phụ.

Đặc điểm số PIN (mã cá nhân): gồm 6 chữ số, khách hàng chỉ có thể đổi mã PIN tại ATM của Sacombank.

Lãi suất tính bằng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Hạn mức rút tiền tại ATM Sacombank: tối thiểu 10.000đ/lần, tối đa 100.000.000 trong ngày với mức tối đa 10.000.000đ/lần rút.

Đồng tiền thanh toán trong lãnh thổ Việt Nam là Việt Nam đồng, ngoài Việt Nam thì sử dụng đồng tiền theo quy định của nước chấp nhận thẻ.


4.1.2. Phân loại thẻ thanh toán

Khi một khách hàng đến Sacombank để mở thẻ thanh toán, người đó sẽ đứng trước sự chọn lựa chọn làm thẻ nội địa hoặc thẻ quốc tế tuỳ vào nhu cầu sử dụng, với những tính năng riêng của hai loại thẻ này.

Chi tiết về mô tả, đặc điểm nhận dạng, địa điểm chấp nhận của hai loại thẻ thanh toán này sẽ được tổng hợp qua tóm tắt bằng bảng 4.1 và bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.1: CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI SACOMBANK


Sản phẩm

thẻ

Mẫu thẻ

Mô tả

Đặc điểm

Phạm vi

Thẻ Plus


Số PIN Gồm 2 loại thẻ không in tên và thẻ in thẻ với thẻ chi lương Thời 1



Số PIN Gồm 2 loại thẻ không in tên và thẻ in thẻ với thẻ chi lương Thời 2

Số PIN:

Gồm 2 loại: thẻ không in tên và thẻ in thẻ (với thẻ chi lương).


Thời hạn sử dụng: từ khi phát hành đến năm 2049.


Hạn mức rút tiền mặt trong ngày tại ATM 100.000.000đ


Phù hợp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ trong phạm vi Việt Nam và các doanh nghiệp có nhu cầu trả lương cho nhân viên

Rút tiền mặt tại các



ATM, thanh toán tại các

(mẫu từ

9704 03

điểm chấp nhận thẻ có

tháng


logo

9/2011)

Thẻ màu



xanh, có hình


Thẻ

trống đồng

trên toàn quốc

PassportPlus



(mẫu cũ)



Thẻ


Số PIN Tương tự thẻ Plus nhưng Thanh toán tại các 4Student 9704 03 Thẻ màu xanh 3

Số PIN:

Tương tự thẻ Plus nhưng

Thanh toán tại các

4Student

9704 03. Thẻ

màu xanh lá, có dòng chữ 4student

phát hành cho học sinh, sinh viên từ 18 tuổi trở lên và được hưởng các ưu đãi riêng

dành cho sinh viên.

điểm chấp nhận thẻ

(POS) của

Sacombank, POS có logo

Banknetvn/Smartlin




k/VNBC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh Bình Thạnh - 5


Nguồn: Danh mục sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank


Bảng 4.2: CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK


STT

Sản phẩm thẻ

Mẫu thẻ

Mô tả

Đặc điểm

Phạm vi

1

Thẻ Visa Debit


Số PIN Là thẻ có in tên Thanh toán tại tất cả các điểm chấp nhận Mẫu thẻ 4

Số PIN:

Là thẻ có in tên

Thanh toán tại tất cả





các điểm chấp nhận


Mẫu thẻ mới

Thẻ chuẩn:

Thời hạn sử dụng: 5 năm

thẻ trên toàn cầu.


(phát hành từ

4221 51




28/8/2012)


Hạn mức rút tiền mặt trong

Rút tiền mặt tại các



Thẻ mới: màu

ngày tại ATM

ATM, có logo


Mẫu thẻ cũ

đỏ nâu, có

100.000.000đ




chip






Phù hợp cho khách hàng




Thẻ cũ: có 2

thường xuyên đi du lịch




màu xanh (thẻ

nước ngoài, có nhu cầu




chuẩn) có

mua hàng online.




hình giọt nước





rơi



2

Thẻ UnionPay


Số PIN Là thẻ có in tên Thanh rút tiền mặt tại các ATM có 6210 55 Thời hạn 5

Số PIN:

Là thẻ có in tên

Thanh rút tiền mặt





tại các ATM, có



6210 55

Thời hạn sử dụng: từ khi

logo




phát hành đến năm 2049.




Thẻ màu





vàng, có hình

Hạn mức rút tiền mặt trong




cá chép vàng.

ngày tại ATM là





100.000.000đ.





Phù hợp cho khách hàng du





lịch, học tập, làm việc tại





Trung Quốc.



Nguồn: Danh mục sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank


4.1.3. Lợi ích khi sử dụng thẻ


Với chủ thẻ: An toàn, thuận tiện, văn minh.

Với đơn vị chấp nhận thẻ: Đa dạng hoá phương thức thanh toán; Giảm chi phí kiểm đếm, thu giữ, bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lí chứng từ, hoá đơn; Giảm tình trạng chậm trả của khách hàng.


Với ngân hàng phát hành thẻ: Thu được các khoản phí về thanh toán, phát hành, cho vay. Đây là nguồn thu tương đối của khách hàng. Thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ, ngân hàng đã đa dạng hoá các dịch vụ khác như: tín dụng, nhận tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ.

Với ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu được một lượng khách hàng đến với ngân hàng, trước hết là sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng, sau đó là các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.

Với việc phát triển kinh tế - xã hội: Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia.

Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng - một lĩnh vực hết sức quan trọng và luôn cần đi trước đón đầu.


4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ

Nhân tố khách quan

Điều kiện pháp lí: Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai.

Hạ tầng công nghệ: Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở ngân hàng nào còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Điều kiện về dân cư: Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn.

Điều kiện về kinh tế: việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022