Vị Trí Của Ngành May Mặc Việt Nam Trong Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu


cơ bản: ý tưởng và thiết kế; sản xuất nguyên phụ liệu, may mặc, phân phối và marketing, thể hiện trong hình 1.2

- Ý tưởng thiết kế sản phẩm dệt may

Là ngành có công nghệ sản xuất thấp thuộc thế hệ công nghiệp thứ nhất, các nước đi trước chỉ phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá sau đó dịch chuyển sản xuất sang các nước đi sau để tận dụng lợi thế nguồn nhân lực giá rẻ. Các nước đi trước tập trung vào vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, tạo mẫu mã đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của thị trường. Hiện tại, giá trị của khâu nghiên cứu và thiết kế chiếm tỷ trọng rất cao trong chuỗi giá trị sản phẩm may mặc và đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong khâu này giữa các nước có ngành may mặc phát triển. Khâu ý tưởng và thiết kế có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị thì lại là khâu yếu của ngành may mặc Việt Nam.

- Sản xuất nguyên phụ liệu

Sản xuất nguyên phụ liệu là khâu tạo ra lợi nhuận thấp hơn khâu ý tưởng và thiết kế và cao hơn khâu sản xuất. Cho đến hiện nay ngành may mặc Việt Nam vẫn yếu ở khâu này, tính đến năm 2008 trên 70% nguyên phụ liệu vẫn phải nhập từ nước ngoài, điều này đã dẫn đến các khó khăn không nhỏ cho phát triển ngành may mặc:

+ Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao;

+ Bị động trong sản xuất kinh doanh;

+ Luôn chịu sức ép từ các nhà cung cấp…

Qua mô hình chuỗi giá trị cho thấy sản xuất nguyên phụ liệu có một vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam. Sản phẩm của sản xuất nguyên phụ liệu may là sản phẩm đầu vào của ngành may, không phải là sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng mà là sản phẩm trung gian. Chất lượng sản phẩm nguyên phụ liệu may có quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm của ngành may. Chất lượng sản phẩm nguyên phụ liệu có tốt, đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sản phẩm may mặc mới được người tiêu dùng chấp nhận. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu sẽ quyết định sự phát triển bền vững cho toàn ngành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

- May mặc

Trong chuỗi giá trị thì khâu may mặc có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm từ 5-10%. Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp may mặc Việt Nam lại đang tập trung vào khâu này nhằm khai thác các lợi thế trước mắt là giá nhân công rẻ.

Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam - 3


Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ lợi thế về lao động rẻ sẽ mất dần trong tương lai, để phát triển bền vững các doanh nghiệp Việt Nam cần vươn lên để không nằm ở vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu, cần phải phát huy các biến các lợi thế tĩnh thành các lợi thế động, cần có sự phát triển cao về trình độ nguồn nhân lực và khă năng ứng dụng khoa học công nghệ.

- Phân phối và marketing

Trong phân phối sản phẩm và marketing Việt Nam mới chỉ thực hiện ở phạm vi trong nước, thị trường nước ngoài còn rất yếu. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là may gia công xuất khẩu, xuất khẩu dạng FOB còn rất hạn chế.

Đối với thị trường trong nước, một số doanh nghiệp may mặc đã thực hiện khá tốt các chính sách marketing như may Việt Tiến, May 10, Dệt May Hà Nội, Dệt Thái Tuấn… Tuy vậy, đánh giá chung về chính sách phân phối sản phẩm và marketing của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mạnh. Nguyên nhân là do chưa có các hãng phân phối lớn và chuyên nghiệp hoá, hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện thông qua hệ thống các của hàng giới thiệu của doanh nghiệp và các đại lý nhỏ tư nhân.

Đối với thị trường xuất khẩu khâu phân phối hoàn toàn dựa vào các đối tác. Thường thì các nhà phân phối chính là các nhà thiết kế vì hơn ai hết họ là người hiểu tường tận nhất nhu cầu của khách hàng. Theo tính toán của các chuyên gia thì 70% lợi nhuận (tính trên một sản phẩm may mặc trong cả chuỗi giá trị) thuộc về các nhà phân phối bán lẻ. Để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho toàn ngành, việc chú trọng vào khâu thương mại hoá nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ, kích thích tiêu dùng thì cần phải thực sự chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.

1.1.2.2 Vị trí của ngành may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trong xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu này sẽ được phân bổ đến những nơi có chi phí thấp nhất, hoạt động có hiệu quả nhất. Chuỗi giá trị của ngành dệt may được chia làm 5 công đoạn cơ bản:

Công đoạn cung cấp sản phẩm thô: các sợi tự nhiên và nhân tạo;

Công đoạn sản xuất các sản phẩm nguyên phụ liệu: sợi, vải, chỉ may…; Công đoạn may: các sản phẩm may mặc;

Công đoạn xuất khẩu do các trung gian thương mại đảm nhận;


Công đoạn phân phối và marketing.

Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may có thể hiểu như sau: khâu thiết kế kiểu dáng diễn ra ở New York, London, Pari…; vải được sản xuất phần lớn ở Trung Quốc, hiện tại Trung Quốc là nước phát triển sản xuất nguyên phụ liệu rất mạnh mẽ, đứng đầu thế giới; các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấn Độ, Nhật Bản… và sản phẩm cuối cùng là may mặc được sản xuất ở các nước có chi phí nhân công thấp và sản xuất nguyên phụ liệu chưa có điều kiện phát triển như Việt Nam, Pakistan, Campuchia…

Trong chuỗi giá trị này, Việt Nam mới chỉ tham gia vào khâu sản xuất cuối cùng, khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị. Khoảng 90% các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tham gia vào khâu này dưới hình thức gia công. Việt Nam đang tham gia vào khâu có lợi nhuận thấp nhất, tỷ suất lợi nhuận khoảng 5-10%. Trong khi đó khâu nghiên cứu phát triển và thương mại có giá trị gia tăng cao lại là khâu yếu, chưa phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Liệu Việt Nam có thể tham gia vào các khâu khác của chuỗi giá trị không?

Việt Nam có thể tham gia vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu hay không?

Có một số ý kiện chuyên gia cho rằng khâu sản xuất sản phẩm may mặc (dưới hình thức gia công) dù tạo ra giá trị gia tăng không cao nhưng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh hơn bởi “các cường quốc may mặc” họ cạnh tranh nhau rất khốc liệt ở giai đoạn thiết kế và phát triển sản xuất phụ trợ mà tạo ra nhiều thị trường ngách cho Việt Nam. Trong ngắn hạn quan điểm này có thể phù hợp với thực tiễn, nhưng sẽ không phù hợp, thậm chí có thể sai lệch cho chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.

Việt Nam có đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, vấn đề là chọn một sản phẩm nguyên phụ liệu có lợi thế cao để phát triển sản xuất như sản xuất vải, chỉ may… Hơn nữa, với bề dày kinh nghiệm ngành dệt may Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc khâu mang lại giá trị gia tăng cao.

1.1.3 Đặc điểm sản xuất nguyên phụ liệu may mặc

Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc là ngành sản xuất sản phẩm đầu vào (sản phẩm thượng nguồn) cho ngành công nghiệp may mặc, một ngành công nghiệp có từ


lâu đời, sản xuất sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của con người. Cùng với sự phát triển của ngành may thì ngành sản xuất nguyên phụ liệu cũng phát triển theo đáp ứng yêu cầu của sản phẩm may mặc. Sản xuất may và sản xuất nguyên phụ liệu là hai ngành có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời nhau vì thế sản xuất nguyên phụ liệu chịu nhiều ảnh hưởng của ngành may. Đặc điểm của sản xuất nguyên phụ liệu may bị chi phối bởi đặc điểm của ngành may. Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc mang những đặc điểm chủ yếu sau:

- Sản xuất nguyên phụ liệu mang tính thời trang cao

Vì là sản phẩm đầu vào và cấu thành chính của sản phẩm may mặc nên chất lượng sản phẩm nguyên phụ liệu may mặc không được quyết định trực tiếp bởi thị trường mà gián tiếp thông qua sản phẩm may mặc. Chu kỳ sản phẩm của ngành sản xuất nguyên phụ liệu may phụ thuộc vào chu kỳ vòng đời của sản phẩm may mặc. Vòng đời sản phẩm thường ngắn nó đáp ứng tính thời trang và sự thay đổi liên tục của sản phẩm may. Sản xuất nguyên phụ liệu luôn biến động theo yêu cầu phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào thị hiếu, văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, địa lý … của sản phẩm may mặc.

Với đặc điểm này, các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu may mặc không những bán sát thị hiếu, đòi hỏi của các doanh nghiệp may mặc mà còn phải nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng sản phẩm may mặc. Đòi hỏi ngành sản xuất nguyên phụ liệu phải có đội ngũ thiết kế sản phẩm mới vừa am hiểu về thiết kế mẫu thời trang may mặc vừa am hiểu về thiết kế sản phẩm vải và phụ liệu.

- Sản xuất nguyên phụ liệu may là ngành đòi hỏi nhiều lao động

Cho dù công nghệ có hiện đại, tự động hoá ngày càng cao thì sản xuất nguyên phụ liệu vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động, trong đó lao động phổ thông, lao động lành nghề chiếm tỷ trọng lớn. Để sản xuất ra một sản phẩm cần phải trải qua rất nhiều các công đoạn, trong đó có các công đoạn cần được tự động hoá, cũng có nhiều công đoạn vẫn phải sử dụng lao động chân tay. Việt Nam là nước có dân số đông, lao động dồi dào là điền kiện để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc.

Trong sản xuất vải và các phụ liệu cho may mặc thì tỷ lệ lao động phổ thông, lao động trình độ chuyên môn vừa phải là chủ yếu. Các doanh nghiệp có thể tuyển lao động phổ thông sau đó huấn luyện đào tạo trong một thời gian ngắn là có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.


- Lao động kỹ thuật và thiết kế vải đòi hỏi trình độ cao.

Trong các doanh nghiệp sản xuất vải thì số lượng lao động đòi hỏi trình độ cao đặc biệt là khâu nhuộm và hoàn tất vải. Lực lượng lao động kỹ thuật quyết định đến chất lượng sản xuất sản phẩm. Lực lượng lao động kỹ thuật không những đòi hỏi phải được đào tạo bài bản mà còn đòi hỏi có kỹ năng ngành nghề, kinh nghiệm làm việc cao, chất lượng sản xuất một lô vải phụ thuộc vào từng ca đứng máy như độ đồng đều về kết cấu, màu sắc… Như vậy, chất lượng vải rất nhạy cảm với khả năng vận hàng của đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, chất lượng vải được sản xuất từ một nhà máy có ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kỹ năng, ý thức làm việc của đội ngũ lao động kỹ thuật.

- Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc là ngành nghề có tính truyền thống

Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc ra đời cùng với sự ra đời của ngành may mặc, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của ngành may. Đối với Việt nam thì đây là một ngành mang tính truyền thống. Đặc điểm này cho thấy Việt Nam có thế mạnh về kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất kinh doanh.

- Sản xuất nguyên phụ liệu may mặc mang tính thời vụ

Sản phẩm nguyên phụ liệu may mặc có tính thời vụ trong năm, nhằm đáp ứng tính thời vụ của sản phẩm may mặc. Đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phải quan tâm đến thời hạn giao hàng, đảm bảo cung cấp hàng kịp thời vụ.

1.1.4 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá sự phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc

Để đánh giá sự phát triển của một ngành sản xuất, tuỳ thuộc và đặc điểm của ngành mà người ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Sản xuất nguyên phụ liệu là một ngành sản xuất vật chất, giống như các ngành sản xuất vật chất khác khi đánh giá về sự phát triển thường sử dụng hai nhóm chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu về số lượng và nhóm chỉ tiêu về chất lượng.

a. Các chỉ tiêu tuyệt đối

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của ngành về mặt số lượng, quy mô, gồm một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành;

- Quy mô về vốn của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành;


- Tổng giá trị sản lượng sản xuất;

- Tổng doanh thu, tổng giá trị xuất khẩu;

- Lợi nhuận đạt được của các doanh nghiệp.

b. Các chỉ tiêu về chất lượng

Gồm có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tốc độ phát triển bình quân, chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của ngành trong cả một giai đoạn nghiên cứu. Công thức tính:

Trong đó: t – Là tốc độ phát triển bình quân của một giai đoạn nào đó; Qn – Là giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận… năm n;

Q1 – Là giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…năm gốc.

- Chỉ tiêu: Vòng quay vốn kinh doanh còn gọi là Sức sản xuất của vốn kinh doanh.

Vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu/Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong một kỳ kinh doanh sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ sinh lời doanh thu

Tỷ lệ sinh lời doanh thu = (Lợi nhuận/Doanh thu)100%

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ sinh lời vốn kinh doanh

Tỷ lệ sinh lời vốn kinh doanh = (Lợi nhuận/Vốn kinh doanh)100%

Chỉ tiêu này phán ảnh một đồng vốn bỏ ra thì trong một kỳ kinh doanh thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận hay bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu)100%

Chỉ tiêu này phán ảnh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì trong một kỳ kinh doanh thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận hay bao nhiêu phần trăm lợi nhuận, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cuối cùng trong kinh doanh.

- Chỉ tiêu: Lợi nhuận trên lao động

Lợi nhuận trên lao động = Lợi nhuận/Số lượng lao động

Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận thu được bình quân 1 lao động trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.

- Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước.


Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các doanh nghiệp và của ngành. Nộp ngân sách nhà nước tăng cao phần nào phản ánh sự phát triển tốt của sản xuất kinh doanh.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nội địa hoá trong giá trị sản phẩm: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chủ động nguyên phụ liệu trong nước của ngành, chỉ tiêu này càng cao sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trong nước.

c. Một số chỉ tiêu khác

Đây là các chỉ tiêu không định lượng mà mang tính chất định tính, phản ánh được các giá trị phát triển vô hình.

- Phát triển sản xuất và giải quyết việc làm: Một trong những kết quả của phát triển sản xuất là tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các thước đo phát triển sản xuất và giải quyết việc làm bao gồm so sánh tốc độ phát triển sản xuất với tốc độ tăng số lao động trong ngành, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động không sử dụng ở nông thôn.

- Phát triển sản xuất và xoá đói giảm nghèo: Phát triển sản xuất phải kéo theo việc xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo. Các chỉ tiêu như tỷ lệ nghèo đói của quốc gia và các vùng, tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói so với tốc độ phát triển sản xuất.

- Phát triển sản xuất và vấn đề môi trường: Phát triển sản xuất luôn gắn liền với việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ phát triển sản xuất, tạo giá trị gia tăng trong tương quan so sánh với mức độ cạn kiệt tài nguyên và tình hình ô nhiễm môi trường. Khái niệm phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, không tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ sau.

- Phát triển sản xuất và công bằng xã hội: Tuỳ theo từng điều kiện phát triển của từng quốc gia mà xây dựng các tiêu chí công bằng xã hội. Một số chỉ tiêu thường được các quốc gia sử dụng như: mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người, chỉ số phát triển xã hội tổng hợp, hệ số Gini.

- Phát sản xuất và tiến bộ xã hội: Hai chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh mức tiến bộ và phát triển xã hội là giáo dục đào tạo và y tế. Phát triển sản xuất phải đi đôi với việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá cho người lao


động; phải gắn liền với các chế độ phúc lợi, chăm sóc y tế đối với người lao động trong các doanh nghiệp cũng như trên phạm vi quốc gia.

- Phát triển sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Phát triển sản xuất cần gắn với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, quốc gia, ngành, các doanh nghiệp cần xác định các sản phẩm có lợi thế so sánh để phát triển sản xuất. Đối với ngành sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam có được các lợi thế so sánh là lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, là ngành có truyền thống văn hóa lâu đời.

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGUYÊN PHỤ LIỆU MAY MẶC VIỆT NAM

Nhà nước

Chiến lược,

cơ cấu và mức độ cạnh tranh

Điều kiện về các yếu tố đầu vào

Điều kiện về cầu

Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ

Yếu tố sự thay đổi

Lý thuyết kinh tế học truyền thống đã dựa trên những giả định là không có hiệu quả tăng lên theo quy mô, không có tiến bộ khoa học - công nghệ và không có sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung cấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, do tiến bộ của kỹ thuật - công nghệ sản xuất và đổi mới trong các doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh của mỗi ngành còn phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mức độ khác nhau. Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc chúng tôi vận dụng mô hình kim cương về các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter, hình 1.3[36], [21], [128].


Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình kim cương của M. Porter


Theo mô hình kim cương của Porter, chúng ta đi phân tích một số nội dung chủ yếu của từng nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc tạo lợi thế cạnh tranh như sau:

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí