Hạ tầng kỹ thuật: Tại các làng nghề quỹ đất dành cho giao thông không nhiều, mặt đường giao thông còn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân. Mạng lưới điện ở các làng nghề chưa đồng bộ, chất lượng thấp, thiếu công suất nên thường xảy ra mất điện, cháy, chập làm ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và sinh hoạt của nhân dân tại các làng nghề. Hệ thống cấp thoát nước chưa đồng bộ, còn chung giữa nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt, 80% số cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần quan tâm cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các làng nghề nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Môi trường tại các làng nghề: Hầu hết các cơ sở sản xuất theo hộ đặt tại nhà và nằm trong khu dân cư nên việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn; các làng nghề ít quan tâm hoặc quan tâm chưa đầy đủ, đúng mức đến các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, chất thải rắn. Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa có ý thức về tuyên truyền và chỉ đạo nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường tại cơ sở nên việc quản lý bảo vệ môi trường hạn chế. Hầu hết người sử dụng lao động và người lao động không được phổ biến đầy đủ các kiến thức về pháp luật, đặc biệt Luật lao động, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, thực trạng môi trường đang là mối quan tâm bức xúc của các ban, ngành, nhất là ngành y tế và người dân địa phương.
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân và các đơn vị sản xuất tại làng nghề còn kém. Người lao động chưa tự bảo vệ mình trong quá trình sản xuất, chưa được trang bị BHLĐ…Những đặc điểm trên đây đã làm cho môi trường tại một số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước (ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, chế biến lâm sản...); về không khí (ở các làng nghề sắt thép, gốm sứ); tiếng ồn (tại các làng nghề cơ khí, dệt may...). Các chất thải rắn chưa được quản lý, thu gom để xử lý vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm xấu cảnh quan làng nghề.
Qua điều tra của Bộ Y tế, cho thấy điều kiện và môi trường lao động tại các làng nghề là đáng lo ngại, số người lao động tiếp xúc với bụi, nóng, hóa chất, nguy cơ tai nạn từ 60-90%, việc cung cấp trang thiết bị phòng hộ lao động cho cá nhân
còn kém và gần như 100% không được tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động. Đa số người lao động không được khám tuyển và khám sức khỏe định kỳ, bệnh tật của người lao động phổ biến là các bệnh tiêu hóa và mắt chiếm 37%, bệnh hô hấp 20%, bệnh ngoài da 31% và các bệnh khác như các bệnh tai, mũi họng, thần kinh, đau lưng, đau cột sống...
2.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề trong những năm gần đây được mở rộng đáng kể cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm làng nghề cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại, do phải đối mặt với hàng loạt sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác trong khu vực đặc biệt là các sản phẩm nhập lậu của Trung Quốc đang lan tràn vào Việt Nam, với giá rẻ hơn các sản phẩm cùng loại.
Đối với thị trường trong nước: Theo kết quả điều tra của Bộ NN&PTNT, gần 90% các sản phẩm của các làng nghề được tiêu thụ ở thị trường trong nước, tập trung ở các Thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số địa phương khác. Các sản phẩm mang tính đặc trưng, mỹ nghệ cao như: lụa tơ tằm, gốm sứ, hàng tiện gỗ xương sừng, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, hàng thêu, sơn mài, điêu khắc,...
Chế biến gỗ | Sản xuất Cơ khí | Dệt, may, thêu ren | Sản xuất nguyên vật liệu | |
1. Cơ sở chuyên: | 100 | 100 | 100 | 100 |
Trong tỉnh | 86,22 | 85,14 | 77,27 | 71,06 |
Ngoài tỉnh | 13,78 | 14,86 | 22,73 | 28,94 |
2. Hộ chuyên | 100 | 100 | 100 | 100 |
Trong tỉnh | 99,03 | 90,16 | 84,64 | 93,62 |
Ngoài tỉnh | 0,97 | 9,84 | 15,36 | 6,38 |
3. Hộ kiêm | 100 | 100 | 100 | 100 |
Trong tỉnh | 98,2 | 98,41 | 88,58 | 91,41 |
Ngoài tỉnh | 1,8 | 1,59 | 11,42 | 8,59 |
(Nguồn: Điều tra của Bộ NN&PTNT, [4]) |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 - 7
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Phát Triển Làng Nghề Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu Đối Với Hà Nội
- Mặt Bằng Sản Xuất, Hạ Tầng Kỹ Thuật - Công Nghệ, Môi Trường
- Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 - 11
- Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 - 12
- Thực Trạng Phát Triển Làng Nghề Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu Trên Địa Bàn Hà Nội Xét Trên Khía Cạnh Xã Hội
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Trong những năm gần đây với chính sách “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” sản lượng tiêu thụ các mặt hàng TCMN trong nước đã tăng lên đáng kể, trong đó phải kể đến một số mặt hàng như bình đựng rượu, ấm chén, bát đĩa, lọ hoa, lọ bình giả cổ, tượng Chúa, tượng Phật, tượng Tam đa, tranh và đồ lưu niệm v.v... được bán cho không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà còn có cả các du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại các làng nghề.
Ðối với thị trường ngoài nước: Hiện nay các sản phẩm TCMN xuất khẩu của các làng nghề của Việt Nam nói chung và HN nói riêng đã được tiêu thụ ở hơn 100 nước trên thế giới, trong đó thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Đài Loan, Hồng Kông v.v...trong đó, sản phẩm của các làng nghề xuất khẩu chiếm gần 20%. Tuy nhiên, các sản phẩm TCMN xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa phong phú, hầu hết các sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác nên chủ yếu vẫn xuất khẩu qua uỷ thác làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay ở Hà Nội các làng nghề được chia thành 16 nhóm cơ bản, song trong khuôn khổ luận án chủ yếu đi sâu nghiên cứu nhóm làng nghề TCMN xuất khẩu, trong đó tập trung vào 6 nhóm ngành hàng xuất khẩu đang có chiều hướng phát triển trên địa bàn Hà Nội, đó là: Mây tre đan; sơn mài, khảm trai; gỗ cao cấp; thêu, ren; gốm sứ và chạm, điêu khắc đá, gỗ, xương, sừng. Đây là những làng nghề tạo ra giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu cao, việc đánh giá tình hình phát triển của các làng nghề trên dựa trên cơ sở các tiêu chí sau:
2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội xét trên khía cạnh kinh tế
2.2.1.1. Số lượng làng nghề, giá trị sản xuất, vốn đầu tư cho sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội
a) Số lượng và sự phân bố các làng nghề
Hiện nay, tổng số làng có nghề trên địa bàn Hà Nội là 1.350 làng, trong đó các làng nghề thuộc 6 nhóm ngành hàng xuất khẩu là 730 làng (chiếm 54,07%); các làng nghề được công nhận có 153 làng chiếm 55,84% so với tổng số làng nghề được công nhận5. Điều này cho thấy 6 nhóm làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội giữ một vị trí hết sức quan trọng. Trong “Chiến lược quy hoạch tổng thể phát tiển ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020” và trong “Quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” các nhóm làng nghề trên đang được Thành phố ưu tiên khuyến khích phát triển. Điều này cũng phù hợp với nhận định của các nhà khoa học, nhà quản lý trên địa bàn Thành phố, theo họ những ngành nghề có tiềm năng cần ưu tiên phát triển là gốm sứ (chiếm 78%), ngành nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, đồ gỗ cao cấp (chiếm 66%), ngành nghề mây tre đan (chiếm 64%), nghề sơn mài, khảm trai (chiếm 62%), còn lại là các ngành khác như thêu ren, chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng, cỏ tế,…Đồng thời, 78% số người được hỏi cho rằng cần mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề trên, chỉ có 22% cho rằng nên giữ nguyên và 2% cho rằng cần thu hẹp quy mô lại.
Hình 2.3: Số lượng làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội phân theo nghề
(Nguồn: Khảo sát thực tế TT Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội, 12/2009, [75])
5 Xem phụ lục 1, phụ lục 2
Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu được phân bố ở hầu hết các quận huyện trên địa bàn Thành phố. Nhóm các làng nghề mây tre đan có số lượng nhiều nhất với 365 làng, trong đó có 83 làng được UBND Thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề (chiếm 22,73% tổng số làng có nghề), tập trung nhiều ở các xã thuộc các huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Ứng Hòa; tiêu biểu là xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ), toàn xã có 7/7 làng duy trì và phát triển nghề với 90% số hộ tham gia. Nhóm các làng nghề sơn mài, khảm trai có 11/39 làng đã được công nhận làng đạt tiêu chuẩn làng nghề, tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, tiêu biểu là 2 thôn Hạ Thái và Duyên Trường thuộc xã Duyên Thái, Thường Tín. Nhóm các làng nghề gỗ cao cấp với 170 làng có nghề (chiếm 12,59% tổng số làng có nghề), đứng thứ hai sau nghề mây tre đan tập trung nhiều ở các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Thạch Thất, Phú Xuyên, Thanh Oai. Đến nay, đã có 22/170 làng nghề được UBND Thành phố công nhận danh hiệu LNTT. Nhóm nghề thêu, ren hiện có 138 làng có nghề (chiếm 10,22% tổng số làng có nghề), tập trung nhiều nhất ở huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Phú Xuyên; năm 2010 đã có 28 làng đạt tiêu chí LNTT (chiếm 20,29% tổng số làng có nghề). Nhóm các làng nghề chạm khắc đá, gỗ, xương, sừng có xu hướng phát triển rải rác ở một số địa phương thuộc các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Hoài Đức, năm 2010 toàn Thành phố có 13 làng có nghề (chiếm 1% tổng số làng có nghề), trong đó có 6 làng đạt tiêu chuẩn LNTT. Làng gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, tham quan du lịch. Đến nay, UBND Thành phố đã công nhận 3/5 làng nghề gốm sứ truyền thống.
TT | Quận, huyện, thị xã | Sơn mài, khảm trai | Mây tre, giang đan | Gỗ cao cấp | Thêu ren | Chạm điêu khắc | Gốm sứ | Tổng số |
1 | Quận Hà Đông | 1 | 1 | |||||
3 | Thị xã Sơn Tây | 1 | 1 | |||||
5 | H. Chương Mỹ | 29 | 1 | 1 | 31 |
Quận, huyện, thị xã | Sơn mài, khảm trai | Mây tre, giang đan | Gỗ cao cấp | Thêu ren | Chạm điêu khắc | Gốm sứ | Tổng số | |
6 | H. Đan Phượng | 3 | 3 | |||||
7 | H. Đông Anh | 1 | 1 | |||||
8 | H. Gia Lâm | 3 | 3 | |||||
9 | H. Hoài Đức | 1 | 1 | |||||
10 | H. Mê Linh | 1 | 1 | |||||
11 | H. Mỹ Đức | 2 | 3 | 5 | ||||
12 | H. Phú Xuyên | 8 | 11 | 3 | 1 | 23 | ||
14 | H. Quốc Oai | 11 | 11 | |||||
15 | H. Sóc Sơn | 2 | 2 | |||||
16 | H. Thanh Oai | 8 | 3 | 2 | 2 | 15 | ||
18 | H. Thạch Thất | 3 | 4 | 7 | ||||
19 | H. Thường Tín | 2 | 5 | 6 | 20 | 3 | 36 | |
21 | H. Ứng Hòa | 1 | 11 | 12 | ||||
Tổng | 11 | 83 | 22 | 28 | 6 | 3 | 153 | |
(Nguồn: Khảo sát thực tế TT Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội, 12/2009, [75]) |
b) Giá trị sản xuất của làng nghề
Giá trị sản xuất tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội (kể cả các làng có nghề và làng nghề đạt tiêu chuẩn) đều tăng qua các năm. Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đạt tiêu chuẩn năm 2006 là 1.940 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 3.592 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân từ năm 2006 đến 2010 là 16,79%. Giá trị sản xuất của các làng có nghề qua 4 năm có tốc độ tăng bình quân là 17,76%. Tốc độ tăng bình quân qua các năm của cả 6 nhóm ngành hàng xuất khẩu đều đạt trên 10%, nhóm nghề gỗ cao cấp có tốc độ tăng bình quân cao nhất trên 20%. Điều này cho thấy trong thời gian qua mặc dù các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu gặp phải những khó khăn chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, song các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu Hà Nội vẫn duy trì và phát triển tương đối ổn định. Có thể tổng hợp được giá trị sản xuất của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội như sau:
TT | Ngành nghề | Giá trị sản xuất các làng nghề đạt tiêu chuẩn (tỷ đồng) | Giá trị sản xuất các làng có nghề (tỷ đồng) | ||||||
2006 | 2009 | 2010 | Tốc độ tăng BQ (%) | 2006 | 2009 | 2010 | Tốc độ tăng BQ (%) | ||
1 | Sơn mài, khảm trai | 236 | 359 | 474 | 19 | 290,15 | 449,03 | 519,39 | 15,67 |
2 | Mây tre đan | 544 | 887 | 1.043 | 18 | 713,12 | 1123,76 | 1207,72 | 16,37 |
3 | Gỗ cao cấp | 410 | 724 | 876 | 21 | 512,26 | 983,25 | 1121,98 | 24,28 |
4 | Thêu ren | 173 | 259 | 328 | 17 | 222,48 | 364,31 | 429,52 | 17,90 |
5 | Chạm điêu khắc | 98 | 154 | 179 | 16 | 106,60 | 184,97 | 222,74 | 20,15 |
6 | Gốm sứ | 479 | 628 | 692 | 10 | 529,06 | 746,59 | 817,45 | 12,17 |
Tổng | 1940 | 3011 | 3592 | 16,79 | 2373,67 | 3851,91 | 4318,80 | 17,76 | |
(Nguồn: Khảo sát thực tế TT Khuyến công và Tư vấn PTCN Hà Nội, 12/2009, [75]) |
c) Vốn đầu tư cho sản xuất
Vốn đầu tư cho các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu có quy mô khác nhau do các thành phần kinh tế và các nghề trong các làng nghề khác nhau (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ sản xuất và hộ cá thể). Kết quả khảo sát thực tế tại các làng nghề cho thấy các mặt hàng gốm sứ, gỗ cao cấp đòi hỏi lượng vốn đầu tư sản xuất lớn. Tuy nhiên, trong các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư cho sản xuất. So với các ngành nghề sản xuất khác, lượng vốn huy động vào sản xuất tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu không lớn, phổ biến ở mức từ 10-50 triệu đồng/ hộ đối với các làng nghề mây tre đan, thêu ren, chạm khắc đá,…Từ 100-500 triệu đồng/ hộ đối với làng nghề gốm sứ, gỗ cao cấp. Các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào tài
sản cố định chiếm 70% so với tổng số vốn và các cơ sở này tại các làng nghề huy động một lượng vốn lớn hơn khoảng từ 800 triệu đồng trở lên/cơ sở, nhiều cơ sở đã đầu tư từ 1-5 tỷ đồng. Để có đủ vốn sản xuất các hộ gia đình ngoài nguồn vốn tự có, khi cần thiết phải vay thêm vốn của các ngân hàng thương mại với lãi suất tương đối cao khoảng từ 18-20%/năm tùy theo từng ngân hàng; số hộ thuộc diện được vay vốn của ngân hàng chính sách có mức lãi suất thấp hơn, nhưng diện được xét vay vốn của ngân hàng chính sách chiếm một tỷ lệ không đáng kể.
Trong những năm gần đây số hộ và cơ sở sản xuất tại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội có tốc độ phát triển khá cao, nhưng chủ yếu là kinh tế hộ; vốn sản xuất của các hộ, cơ sở tại các làng nghề còn nhỏ bé, qui mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, việc đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn và bị hạn chế trong việc phát triển theo hướng công nghiệp hoá.
d) Chất lượng và mẫu mã sản phẩm:
Sản phẩm của các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu là sản phẩm TCMN, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị văn hoá truyền thống riêng. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mẫu mã sản phẩm của các làng nghề ngày càng đa dạng và phong phú hơn về chủng loại. Kết quả khảo sát tại các làng nghề cho thấy, chất lượng các sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành hàng xuất khẩu đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (90%), còn lại là vẫn chưa đáp ứng được (8%); có tới 72,95% số cơ sở cho biết đã thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm. Điển hình là xã Bát Tràng (Gia Lâm) 100% cơ sở điều tra cho biết đã thay đổi nhiều về mẫu mã sản phẩm; xã Vạn Điểm (Thường Tín) tỷ lệ này là 95%; xã Duyên Thái (Thường Tín) là 84,85%. So với sản phẩm cùng loại, chất lượng sản phẩm của các hộ sản xuất được cho là tốt (56%), khá tốt (38%), trung bình (2%). Hiện nay, hầu hết các mặt hàng tiêu thụ trong nước mẫu mã sản phẩm đều do các nghệ nhân ở làng nghề tự thiết kế, còn đối với các mặt hàng xuất khẩu theo các đơn hàng ký kết với nước ngoài mẫu mã sản phẩm được thiết kế, điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.