Qua biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu cơ bản như phát triển thuê bao, doanh thu, thị phần và mạng lưới, một thực trạng bất cập rất lớn của MobiFone được chỉ rõ là mạng lưới không phát triển theo tỷ lệ thuận với thuê bao, và khả năng mạng lưới không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng thuê bao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng thuê bao và mở rộng thị phần của MobiFone có xu hướng giảm sút trong các năm sau năm 2004. Bình quân hàng năm MobiFone đạt tốc độ tăng trưởng thuê bao là 170%, trong khi tốc độ phát triển trạm phát sóng chỉ đạt 144% và tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 140%, như vậy, có sự chưa tương xứng giữa phát triển doanh thu, trạm phát sóng và thuê bao của MobiFone. Tuy nhiên, nhìn nhận chung trên thị trường dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, MobiFone vẫn
được coi là một thương hiệu lớn nhất, mạnh nhất và có tiềm năng nhất nhờ ở thị phần, công tác phát triển thương hiệu và phục vụ khách hàng.
2.2.7.2. Phát triển kinh doanh của Công ty Dịch vụ viễn thông (Vinaphone)
Tháng 6/1996 mạng Vinaphone chính thức được khai trương, cung cấp bởi Công ty Thông tin viễn thông, là một công ty 100% vốn đầu tư của VNPT, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT. Công ty cũng sử dụng công nghệ GSM 900/1800 để cung cấp dịch vụ thông tin di động. Công ty dịch vụ viễn thông quản lý và khai thác mạng Vinaphone với mô hình hạch toán phụ thuộc hoàn toàn vào Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Trụ sở chính của Vinaphone đóng tại 57A Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội và có 3 trung tâm trực tiếp kinh doanh trực thuộc tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM.
Trước đây, ngoài dịch vụ điện thoại di động Công ty dịch vụ viễn thông còn kinh doanh dịch vụ nhắn tin và chịu trách nhiệm triển khai hệ thống Cardphone Việt Nam. Tuy nhiên sau một thời gian dịch vụ tin nhắn qua tổng
đài của Vinaphone không phát triển tốt nên chủ yếu hiện nay là tập trung vào kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Sau khi Công ty dịch vụ viễn thông ra
đời, do mạng phủ sóng rộng hơn nên đ^ thu hút được đông lượng khách hàng
sử dụng dịch vụ mặc dù chất lượng không được tốt như mạng MobiFone. Số thuê bao mạng Vinaphone phát triển rất nhanh qua các năm và nhanh chóng vượt qua số thuê bao của mạng MobiFone.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Vùng Phủ Sóng Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Thông Itn Di Động (2001 -2006)
- Biểu Đồ So Sánh Quy Mô Dịch Vụ Của 3 Doanh Nghiệp Mobifone, Vinaphone Và Viettel (2006) 18
- Biểu Đồ So Sánh Tốc Độ Tăng Trưởng Các Chỉ Tiêu Kinh Doanh Của Mobifone28
- Chi Phí, Lợi Nhuận Của Vinaphone (2002-2006)35
- Phát Triển Thuê Bao Và Thị Phần Của Toàn Thị Trường Dvttdđ Việt Nam (2002-2006)40
- Sự Tăng Trưởng Không Đồng Đều Giữa Các Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Các dịch vụ Vinaphone cung cấp gồm: Dịch vụ thuê bao trả sau (Vinaphone): tương tự như thuê bao trả sau của MobiFone. Đây là loại hình thuê bao tháng với mức cước thuê bao 66.000 đ/tháng. Dịch vụ thuê bao trả trước có VinaCard (tương tự MobiCard) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, có quy định thời hạn gọi và nghe, VinaDaily (tương tự Mobi4U) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng. Cước thuê bao là 1.700đ/ngày, không quy định thời gian sử dụng. VinaText (tương tự MobiPlay) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, chỉ được nhắn tin và có quy định thời hạn sử dụng tùy thuộc vào mệnh giá tiền nạp. VinaXtra là dịch vụ trả trước được thiết kế đặc biệt cho các
đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên nhưng muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình. Với dịch vụ VinaXtra, thời gian sử dụng của các mệnh giá nạp tiền dài hơn so với các dịch vụ trả trước khác. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone ngoài các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản mà các nhà khai thác khác cũng đ^ triển khai cung cấp như USSD, MMS, GPRS, Hộp thư thoại, Báo cuộc gọi nhỡ, RingTune,... hiện nay Vinaphone đang triển khai một số dịch vụ mới như chuyển vùng quốc tế cho thuê bao trả trước, Location Base Service (cung cấp dịch vụ theo vị trí của thuê bao), dịch vụ EDGE tại các tỉnh và thành phố lớn. Ngoài ra, dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Vinaphone đ^ triển khai được với hơn 158 mạng tại 63 quốc gia và vùng l^nh thổ trên toàn thế giới và là mạng di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai dịch vụ GPRS, MMS chuyển vùng quốc tế.
Dự kiến trong thời gian sắp tới Vinaphone sẽ triển khai cung cấp rất nhiều dịch vụ mới như: Dịch vụ nhạc chuông chờ cho người gọi, dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho thuê bao trả trước, các ứng dụng về thương mại điện
tử, dịch vụ trả tiền mua hàng qua điện thoại di động, dịch vụ theo vị trí của thuê bao như giao thông, thời tiết,... và sẽ triển khai cung cấp dịch vụ EDGE tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
Tình hình phát triển kinh doanh từ năm 2002 đến nay được thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích như sau:
Tốc độ tăng trưởng thuê bao và thị phần:
6000000
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0
1996 1998 2000 2002 2004 6/2006
Hình 2.17:
Biểu đồ tăng trưởng thuê bao Vinaphone 1996-200629
Năm 1996 mới bắt đầu khai thác thị trường thông tin di động Việt Nam, số thuê bao của Vinaphone mới chỉ vẻn vẹn có 8.000 thuê bao. Tuy nhiên đến năm 2000 Vinaphone đ^ dẫn đầu về số lượng thuê bao, vượt qua cả MobiFone là doanh nghiệp đầu tiên khai thác lĩnh vực này. Liên tục từ năm 2000 đến năm 2004, Vinaphone luôn là doanh nghiệp có số lượng thuê bao dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay, việc phát triển thuê bao của Vinaphone ngày càng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cũ và những đối thủ mới như S-Fone, Viettel, EVN Mobile, HT Mobile mà
đặc biệt là Viettel.
29 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm VinaPhone
Trong một thời gian dài độc quyền khai thác thị trường cùng MobiFone, Vinaphone hầu như chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng ảnh một mạng điện thoại di động thân thiện, gần gũi với khách hàng. Hình ảnh Vinaphone đang ở mức chưa rõ ràng và không có mối liên hệ gần gũi nào với khách hàng. Những liên hệ với hình ảnh Vinaphone thường là “không năng động”, “cửa quyền” và “không có gì mới”. Hệ thống phân phối của Vinaphone dựa hoàn toàn vào các Bưu điện tỉnh, thành phố với ưu thế là mạng lưới rộng lớn nhưng hoạt động lại kém hiệu quả và chuyên nghiệp.
Trên phương diện cạnh tranh về giá cước, Vinaphone và MobiFone chịu sự quản lý về giá cước của Bộ Bưu chính Viễn thông đối với doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (theo Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg của Chính phủ). Tuy nhiên, sau các lần giảm giá vào các năm 2001, 2003, 2004, 2005 và gần đây nhất là tháng 10/2006 thì giá cước di động của MobiFone và Vinaphone đ^ ngang bằng so với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó các quy
định của pháp luật về cạnh tranh cũng chưa ban hành đầy đủ, kịp thời và sự không đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật thương mại liên quan
đến quảng cáo khuyến mại khiến các doanh nghiệp chiếm thị phần chủ đạo trên thị trường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động khuyến mại bình đẳng như các doanh nghiệp khác mà không bị vi phạm các qui định về cạnh trạnh. Những nguyên nhân cả trong nội tại doanh nghiệp cũng như những yếu tố bên ngoài đ^ khiến Vinaphone mất dần vị thế dẫn đầu về thị phần và tốc độ phát triển thuê bao.
Tuy nhiên do thị trường thông tin di động Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển nên mặc dù gặp khó khăn như vậy song số lượng thuê bao của Vinaphone vẫn tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2006, qua chiến dịch tái giới thiệu thương hiệu với việc thay đổi logo công ty và slogan, Vinaphone đ^ gây dựng lại hình ảnh mới năng động và gần gũi hơn với khách hàng.
Biểu đồ sau đây về tốc độ tăng trưởng thuê bao của Vinaphone từ năm 2002 mô tả tổng quan về vấn đề phát triển thuê bao của doanh nghiệp này:
% 160
140
120
100
Tốc độ
80
60
40
20
0
2002 2003 2004 2005 2006
Hình 2.18:
Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Vinaphone 2002-200630
Mức tăng trưởng thuê bao bình quân của Vinaphone đạt 143% /năm trong giai đoạn từ năm 2002-2006 cho thấy Vinaphone đ^ nỗ lực rất lớn trong việc phát triển thuê bao. Năm 2001 số thuê bao của Vinaphone vượt qua MobiFone và dẫn đầu thị trường về thuê bao nhờ ảnh hưởng từ chiến lược tăng tốc mở rộng vùng phủ sóng ở các tỉnh. Tính đến hết năm 2006, mạng Vinaphone có xấp xỉ hơn 5.300.000 thuê bao đang hoạt động, trong đó thuê bao trả trước là hơn 4.500.000 thuê bao và thuê bao trả sau là 800.000 thuê bao. Tuy nhiên, số lượng thuê bao trả trước chiếm tới 80% số lượng thuê bao mạng Vinaphone là con số chứa đựng nhiều rủi ro và thiếu ổn định vì thuê bao trả trước là đối tượng thiếu sự ổn định, rất dễ rời mạng để chuyển sang sử dụng dịch vụ của các đối thủ (nhất là khi đối thủ đưa ra những chiêu thức khuyến mại mới hấp dẫn hơn). Tính riêng về tốc độ tăng trưởng thuê bao của Vinaphone trung bình mỗi tháng đạt từ 150.000 đến 200.000 thuê bao. Dự kiến đến năm 2010, Vinaphone sẽ đạt khoảng 10 triệu thuê bao.
30 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm VinaPhone
Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu
Do yếu tố hạch toán phụ thuộc và sự quản lý phức tạp cùng khối Bưu
điện tỉnh trên toàn quốc, doanh thu của Vinaphone chưa thu được những con số ấn tượng và thuyết phục như MobiFone. Bảng số liệu thống kê doanh thu và tốc độ phát triển doanh thu của Vinaphone sau đây sẽ cho thấy toàn cảnh về doanh thu từ năm 2002 đến nay của doanh nghiệp:
Số liệu thống kê cho thấy doanh thu của Vinaphone có sự phát triển đột phá trong năm 2004, năm bắt đầu sự cạnh tranh khốc liệt và cũng là năm đánh dấu cho một xu thế xuống dốc trong kinh doanh của Vinaphone.
Tỷ đồng
8000000
6000000
DT
4000000
2000000
0
2002 2003 2004 2005 2006
Hình 2.19:
Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của Vinaphone từ 2002-200631
Tuy nhiên, với cơ cấu thuê bao trả trước chiếm tới xấp xỉ 80% tổng số thuê bao mạng Vinaphone, doanh thu trung bình một thuê bao trong một tháng chỉ xấp xỉ 10USD khiến cho chỉ số ARPU trên toàn mạng Vinaphone chỉ đạt ở mức từ 11-14 USD32. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho Vinaphone gặp phải tình trạng doanh thu tăng không tỷ lệ thuận với thuê bao tăng.
Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng
Vinaphone là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và dựa vào hệ thống
31 Báo cáo tổng kết các năm VinaPhone
32 Chiến lược phát triển trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập – TS.Hồ Công Việt – VinaPhone
Bưu điện các tỉnh thành nên việc phát triển mạng lưới trên toàn quốc trong thời gian đầu gặp rất nhiều thuận lợi. Tranh thủ thế mạnh này, Vinaphone mặc dù tham gia thị trường sau MobiFone nhưng đ^ sớm vượt qua MobiFone về vùng phủ sóng dịch vụ. Tính đến nay, mạng điện thoại Vinaphone đ^ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh, thành phố bao gồm: Tất cả các thành phố, thị x^ và các khu vực tập trung dân cư, các tuyến quốc lộ, các vùng biên giới, cửa khẩu, tất cả các khu công nghiệp, du lịch, hải cảng và các đảo lớn. Vinaphone đ^ hoàn thành phủ sóng 100% huyện trên toàn quốc vào tháng 6/2006. Biểu đồ thống kê trạm phát sóng của Vinaphone sau đây sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về tốc độ phát triển mạng lưới của Vinaphone:
Số trạm BTS
2500
2000
1500
1000
500
0
2002 2003 2004 2005 2006
Hình 2.20:
Tình hình phát triển mạng lưới của Vinaphone (2002-2006)33
Năm 2001, số trạm phát sóng của Vinaphone vượt hơn MobiFone là gần 100 trạm thì khoảng cách thu hẹp còn chưa đầy 40 trạm sang năm 2003, và
đến năm 2004 trở đi MobiFone đ^ nhanh chóng vượt qua Vinaphone về số trạm phát sóng. Vùng phủ sóng của MobiFone liên tục mở rộng, ủng hộ và bổ trợ cho các giải pháp tiếp thị, bán hàng dẫn đến hàng loạt khách hàng của Vinaphone rời mạng sang MobiFone. Đây cũng là một trong những lý do khiến thị phần của Vinaphone sụt giảm nghiêm trọng từ 60,4% thị trường năm 2003 xuống còn 30,2% thị trường năm 2006. Sự cải tiến đột biến trong năm 2006 với hơn 1.000 trạm phát sóng được đưa vào sử dụng cũng chưa phát huy
33 Báo cáo tổng kết VinaPhone các năm
tác dụng và giúp Vinaphone khôi phục thị phần của mình. Điều này càng chứng minh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược đầu tư phát triển mạng lưới dài hạn và bám thị trường.
% 200
150
100
50
0
Tốc độ
2002 2003 2004 2005 2006
Hình 2.21:
Tốc độ tăng trạm phát sóng của Vinaphone (2002-2006)34
Với tốc độ tăng trạm phát sóng bình quân 139%/năm trong giai đoạn từ năm 2002- 2006, Vinaphone đ^ phát triển chậm hơn 2 đối thủ trực tiếp của mình là MobiFone và Vietel. Năm 2006, Vinaphone cũng đẩy nhanh và mạnh tiến độ đầu tư phát triển quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sóng. Tính
đến cuối năm 2006, mạng Vinaphone có 15 tổng đài, 7 HLR, 70 BSC và hơn
2.000 trạm BTS. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của thị trường, vẫn còn bị động tại các khu vực trọng điểm, các dịp lễ tết.
Lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận:
Mục tiêu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động có thể khác nhau theo từng thời điểm, nhưng trong tất cả các thời điểm, chi phí và lợi nhuận luôn được các doanh nghiệp quan tâm để làm sao sử dụng chi phí hợp lý nhất mà mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh
34 Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty GPC- Vinaphone