Biểu Đồ So Sánh Tốc Độ Tăng Trưởng Các Chỉ Tiêu Kinh Doanh Của Mobifone28


Có thể thấy việc phát triển thuê bao của MobiFone liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2003, tốc độ phát triển thuê bao rất chậm do dịch vụ thông tin di động còn chưa phổ biến vì giá cước cao, các loại hình dịch vụ còn hạn chế ít có sự lựa chọn cho khách hàng. Hơn nữa, giai đoạn này chỉ có hai doanh nghiệp của VNPT là Vinaphone và MobiFone độc quyền khai thác thị trường nên hầu như không có sự cạnh tranh. Việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu để thu hút khách hàng cũng chưa

được chú trọng nhiều. Đến năm 2003, sau 10 năm khai thác dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, MobiFone mới đạt đến con số 1 triệu thuê bao. Cũng trong thời giai đoạn này, mặc dù ra đời sớm hơn nhưng MobiFone đ^ bị Vinaphone vượt lên về tốc độ phát triển thuê bao và thị phần. Đến năm 2003, thị phần của MobiFone chỉ còn 30,22%.

Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, cuộc đua về phát triển thuê bao, chiếm lĩnh thị phần đ^ được đẩy lên cao độ do bắt đầu có thêm sự cạnh tranh với nhà khai thác mới (S-Fone, Viettel, EVN Mobile, HT Mobile mà đặc biệt là Viettel). Mỗi lần có một doanh nghiệp mới ra đời, thị trường lại được khuấy động bởi các chiêu thức cạnh tranh mới: giá cước rẻ, gói cước hấp dẫn, các chương trình khuyến mại, miễn phí gọi nội mạng, bốc thăm trúng thưởng,... Đây thực sự là thời

điểm khó khăn đối với các doanh nghiệp nhưng cũng là giai đoạn bứt phá của MobiFone. Với việc Chính phủ cho phép VNPT giảm giá cước lần lượt vào các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 giá cước của MobiFone đ^ gần trở nên ngang bằng với các đối thủ khác. Thêm vào đó, hàng loạt các chính sách nhằm phản ứng lại trước sự thay đổi của thị trường như tăng cường công tác khuyến mại, chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối đ^ giúp MobiFone duy trì được tốc độ tăng trưởng thuê bao một cách bền vững so với các đối thủ khác và từng bước chiếm lĩnh lại thị phần. Năm 2006, nhân dịp ra đầu số mới 093, MobiFone đ^ tung ra chương trình khuyến m^i lớn “Đầu số mới, cơ hội mới” với những ưu đ^i lớn chưa từng có cho khách hàng. Kết quả là sau mỗi


đợt khuyến m^i, số lượng thuê bao mới phát triển của MobiFone thường tăng lên trên 5.000 thuê bao/ngày.

Tính đến 31/12/2006, sau hơn 13 năm hoạt động, MobiFone đ^ đạt đến con số hơn 6,7 triệu thuê bao. Có thể so sánh tỷ lệ phát triển thuê bao qua các năm trong bảng tổng hợp dưới đây:


7,000,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

6,000,000

5,000,000

Phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam - 14

Tổng thuê bao phát triển

4,000,000

3,000,000

2,000,000

1,000,000

0

2002 2003 2004 2005 2006


Hình 2.10:

Tăng trưởng thuê bao của MobiFone (2002-2006)22


Nếu quan sát trong bảng tổng hợp các chỉ số phát triển thuê bao từ năm 2002 đến nay sẽ thấy rõ bước đột phá năm 2004 với mức phát triển thuê bao bằng 232% so với năm 2003. Sở dĩ có bước đột phá này là do hiện tượng Viettel tham gia thị trường và kích cầu thị trường nhờ các đợt khuyến mại lớn, chiêu chăm sóc khách hàng đặc biệt, chính vì thế, MobiFone cũng phải khởi

động theo cuộc đua tranh này.

Thị phần của các doanh nghiệp được tính toán dựa trên cơ sở thuê bao mà các doanh nghiệp đang nắm giữ. Từ năm 2002 đến 2006, do có nhiều thay đổi trong thị trường dịch vụ thông tin di động nên chỉ tiêu thị phần cũng có khá nhiều biến động. Từ chỗ chỉ hai doanh nghiệp chia nhau miếng bánh thị phần


22 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002 - 2006 của MobiFone


(năm 2002) đến xuất hiện S-Fone, và giành giật thị phần mạnh nhất vẫn là Viettel (2004). Bảng tổng hợp số liệu sau đây cho thấy thị phần của MobiFone tăng trưởng trong các năm:



50


40


TP

30

20


10


0

2002 2003 2004 2005 2006

Hình 2.11:

Thị phần dịch vụ thông tin di động của MobiFone 2002-200623

Qua số liệu ta thấy năm 2004 MobiFone đ^ đạt được 2 chỉ tiêu thị phần và thuê bao thành công nhất trong các năm. Mặc dù thị phần liên tục bị chia sẻ, nhưng nhịp độ phát triển thị phần của MobiFone không bị sốc trước những

đối thủ mới tăng tốc giành thị phần như Viettel. Tuy vậy, nhìn vào biểu đồ trên đây chúng ta thấy rõ một xu hướng giảm sút thị phần rõ rệt của MobiFone trong thời gian tới. Chỉ với sự xuất hiện của doanh nghiệp mới là Viettel vào tháng 10/2004, thị phần của MobiFone trong năm 2005 đ^ bị giảm 3,3%, và thị phần năm 2006 giảm đi 8,7% so với năm 2004. Để tiếp tục phát triển kinh doanh, MobiFone cần mạnh dạn hơn nữa trong các giải pháp mở rộng thị phần của mình nếu không muốn thị phần càng ngày càng bị co hẹp lại.

Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu

Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 142% một năm trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006, MobiFone là một trong những doanh nghiệp mang lại doanh thu cao nhất trong ngành viễn thông.


23 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm VMS


Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng thuê bao, doanh thu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp,

đồng thời đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có thể thấy, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thông tin di động, các doanh nghiệp chạy đua trong việc phát triển thuê bao, mở rộng thị phần với hàng loạt các chương trình khuyến m^i và gói cước gần như “cho không” mà bỏ qua nhiều yếu tố khác như doanh thu thì tốc độ tăng trưởng doanh thu dưới đây của MobiFone là những con số thật sự ấn tượng. Liên tục trong những năm gần đây, MobiFone là doanh nghiệp dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp khai thác dịch vụ thông tin di động về phát triển doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước. Doanh thu của MobiFone từ năm 2002 đến năm 2006 được thể hiện trong hình sau:

Triệu đồng

12,000,000

10,000,000

8,000,000


TổngDT phát sinh

6,000,000

4,000,000

2,000,000

0

2002 2003 2004 2005 2006


Hình 2.12:

Tình hình phát triển doanh thu của MobiFone (2002-2006)24

Kết hợp giữa doanh thu và chỉ tiêu về thuê bao, ta thấy năm 2004 là năm

đột phá về phát triển thuê bao bằng 232% so với năm 2003 nhưng doanh thu chỉ tăng trưởng bằng 144% so với năm trước. Điều này một lần nữa chứng tỏ việc cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành thông tin di động, tuy tăng thuê bao nhờ khuyến m^i, nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn không có bước đột phá,

24 Nguồn: Phòng KH-BH&Marketing – Công ty Thông tin di động VMS


hầu hết, các thuê bao phát triển mới trong đợt này là để tranh thủ khuyến mại của các mạng. Đây cũng là một cảnh báo quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam trong cuộc cạnh tranh giành thuê bao mà bỏ quên doanh thu này.

Trạm phát sóng và tốc độ tăng trạm phát sóng

Số lượng thuê bao phát triển có thể nói lên tầm cỡ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang quá tập trung phát triển thuê bao trong khi tốc độ đầu tư phát triển mạng lưới lại quá chậm không theo kịp tốc độ phát triển thuê bao. Hiện tượng nghẽn mạng, rớt cuộc gọi thường xuyên xảy ra là một hệ quả tất yếu, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Đối với MobiFone, mặc dù không tránh khỏi tình trạng trên, tuy nhiên doanh nghiệp này luôn ý thức rằng sự thành công trong sản xuất kinh doanh của Công ty VMS luôn gắn với chất lượng mạng thông tin di động MobiFone. Chính vì vậy, đảm bảo chất lượng mạng lưới luôn là ưu tiên hàng đầu của MobiFone. Các chỉ tiêu về mạng lưới đều

được đưa vào mục tiêu chất lượng của Công ty và được hoàn thành khá tốt. Cụ thể được mô tả trong biểu đồ sau đây:



%

97.5


97


Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công (%)

96.5

96


95.5


95

2003 2004 2005 2006


Hình 2.13:

Chỉ tiêu chất lượng cuộc gọi của MobiFone 2002-200625



25 Nguồn: Phòng Quản lý khai thác mạng lưới


Với những kết quả đạt được như trên, trong nhiều năm, Công ty Thông tin di động đ^ hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch do Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông giao ở mức cao và được khách hàng đánh giá cao.

Riêng về chỉ tiêu vùng trạm phát sóng, một trong các chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, MobiFone cũng có những bước phát triển khá nhanh và vững chắc với tốc độ tăng trưởng trạm phát sóng đạt 144% một năm trong giai

đoạn từ năm 2002 đến 2006. Bảng số liệu sau sẽ mô tả bước phát triển mạng lưới, vùng phủ sóng của MobiFone trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay.


2500


2000


Số trạm BTS

1500


1000


500


0

2002 2003 2004 2005 2006


Hình 2.14:

Tình hình phát triển mạng lưới của MobiFone 2002-200626


Khi tổng hợp phân tích các chỉ tiêu thuê bao, thị phần, doanh thu và mạng lưới, với MobiFone, một vấn đề lớn nảy sinh: mạng lưới không theo kịp với tốc độ phát triển của thuê bao và thị phần. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của MobiFone. Năm 2004 là năm có tốc độ phát triển thuê bao bùng nổ trong các năm với tỷ lệ tăng trưởng bằng 232% so với năm trước nhưng tỷ lệ tăng trưởng mạng lưới lại chỉ bằng 105% so với năm trước, là tỷ lệ tăng trưởng và phát triển mạng lưới thấp nhất trong các năm từ năm 2002 đến 2006. Điều đó chứng tỏ một phần nào sự lúng túng trong việc


26 Nguồn: Phòng phát triển mạng


hoạch định chiến lược dài hạn của MobiFone và một phần nào bị đối thủ cuốn theo chiến lược riêng của họ.

Lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận

Nói đến phát triển kinh doanh không thể không nói đến chi phí và lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp nào có chiến lược khai thác tối đa đầu vào để tiết kiệm chi phí thì trong ngắn hạn, doanh nghiệp đó sẽ thắng trước đối thủ của mình. Bảng số liệu thống kê sau đây sẽ cho thấy tỷ lệ lợi nhuận của MobiFone so với doanh thu:

Đơn vị: 1.000 VND


Doanh thu

Chi phí Lợi nhuận



12,000,000


10,000,000


8,000,000


6,000,000


4,000,000


2,000,000


0

2002 2003 2004 2005 2006

Hình 2.15:

Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của MobiFone 2002-200627

Như vậy, vẫn chung cảnh báo với phân tích thực trạng về phát triển kinh doanh từ phương diện phát triển mạng lưới, mốc phát triển vượt bậc về thuê bao của năm 2004 chưa mang lại lợi nhuận cao mà còn có sự giảm nhẹ về tốc

độ tăng trưởng lợi nhuận cùng với tỷ suất lợi nhuận so với các năm khác.

Nhìn chung, sự phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động của MobiFone trong các năm qua chưa có bước đột phá về tăng trưởng hay cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng suy thoái mà tốc độ phát triển chứng tỏ sự vững chắc, bình ổn của MobiFone. Điều này chứng tỏ rằng, để phát triển hơn nữa, MobiFone cần có sức bật mạnh và các giải pháp có tính đột phá cao để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.


27 Nguồn : Phòng kế hoạch Bán hàng & Marketing


Mức độ ưa thích và sự hài lòng của khách hàng:

Mức độ ưa thích và hài lòng của MobiFone được lấy từ dữ liệu cuộc

điều tra khách hàng trong 2 năm liên tiếp 2005 -2006 cho thấy uy tín và vị trí thương hiệu của MobiFone liên tục tăng trong 2 năm qua. Đông thời, mức độ từ chối dịch vụ giảm đi 2% qua 2 năm cũng cho thấy, số người gắn bó với MobiFone luôn đánh giá cao uy tín và sự chuyên nghiệp trong công tác phục vụ của MobiFone. Năm 2005, mức độ ưa thích qua kết quả điều tra cho thấy 37% khách hàng được hỏi bày tỏ yêu thích với dịch vụ MobiFone. Năm 2006, con số này tăng lên 42%. Và cũng liên tiếp trong 2 năm này, MobiFone được khách hàng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất”, đây là giải thưởng lớn duy nhất dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam được Tạp chí EchipMobile tổ chức do độc giả bình chọn.

Tổng kết lại quá trình kinh doanh và phát triển kinh doanh của MobiFone trong 5 năm kể từ năm 2002 đến nay, biểu đồ sau sẽ cho thấy mối quan hệ và sự tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động


%

250

TB DT TP

BTS

200

150

100

50

0

2002 2003 2004 2005 2006


Hình 2.16: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh của MobiFone28


28 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2002 – 2006 VMS

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023