Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 19


hướng cá thể hóa; (7) Để ý đến những quan tâm lớn nhất của khách hàng; (8) luôn chú ý đến những nhu cầu đặc biệt của khách hàng và lợi ích của họ đối với dịch vụ.

4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp

Cơ quan quản lý nhà nước là một chủ thể tham gia thị trường, đảm bảo các thành viên thị trường tuân thủ đúng quy định. Bởi vậy việc nâng cao năng lực quản lý và giám sát của nhà nước đồng nghĩa với việc đảm bảo cho thị trường phát triển một cách lành mạnh, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của cả khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, luận án đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần nâng cao trình độ quản lý chuyên môn của các cán bộ quản lý nhà nước. Việc này có thể thông qua cơ chế đào tạo và tập huấn. Cùng với sự phát triển của thị trường thì đòi hỏi về trình độ của cán bộ quản lý cũng ngày càng phải được nâng cao và nhu cầu lao động trình độ cao trong quản lý. Vì vậy phải có chế độ quy hoạch phát triển cán bộ, tuyển dụng những cán bộ có trình độ cao, am hiểu thực tiễn và chế độ đãi ngộ tốt để thu hút và giữ chân được những người tài. Đồng thời với đó là việc nâng cao bản lĩnh chính trị, tác phong công việc và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.

Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước thông qua cơ chế giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Cần đẩy mạnh công tác giám sát từ xa bởi đây là công cụ giám sát thường xuyên và ít tốn kém. Các cơ quản quản lý cần thống nhất các hệ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp theo hướng chuẩn mực quốc tế và tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Sử dụng các công cụ phân tích hiện đại nhằm đưa ra các cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp. Đối với công tác giám sát tại chỗ cần phải thực hiện chế độ kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm và tính an toàn của hệ thống. Mặc dù tăng cường công tác quản lý và giám sát nhưng cơ chế giám sát phải được thiết kế theo hướng đơn giản, hiệu quả và tránh gây những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực hiện chế độ giám sát không đồng nghĩa với cản trở doanh nghiệp mà có ý nghĩa như một công cụ đảm bảo các bên tham gia thị trường tôn trọng luật chơi pháp, vì sự phát triển của ngành.


Để đảm bảo công tác giám sát hiệu quả thì Chính phủ cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan quản lý. Trong đó hiện nay tập trung vào việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý để các thủ tục được xử lý một cách nhanh chóng.

Thứ ba, hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo quy định hiện nay việc quản lý giám sát thị trường bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm đến nhiều đơn vị khác nhau như: Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội; Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán, Thanh tra Chính phủ, vv trong đó giữ vài trò quản lý chuyên sâu là Cục Quản lý giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên xu thế quản lý của các nước trên thế giới hiện nay theo mô hình giám sát tài chính hợp nhất bởi doanh nghiệp bảo hiểm còn hoạt động trên cả thị trường tài chính. Bộ Tài chính cũng nên xem xét và sớm đưa mô hình này vào áp dụng tại nước ta bởi nó đã cho thấy ưu điểm khi áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản) (Trịnh Thị Xuân Dung, 2012) [17]. Mô hình giám sát tài chính hợp nhất có ưu điểm hơn so với các mô hình giám sát riêng lẻ do các thông tin được chia sẻ tốt hơn giữa các cơ quan quản lý, hạn chế được sự thiếu nhất quán trong hoạt động của hệ thống tài chính, tận dụng được các nguồn lực và phối hợp trong hoạt động giám sát, quản lý. Tuy nhiên khi nghiên cứu áp dụng mô hình này cho Việt Nam cũng cần đánh giá những trở ngại của mô hình khi áp dụng để có thể triển khai một cách hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 19

Luận án “Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam” đã đạt được những kết quả như mục đích ban đầu đặt ra:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ.

Đề xuất phương pháp đánh giá mức độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Đánh giá được thực trạng hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, đặc biệt là làm rõ hạn chế cùng các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các chủ thể tham gia thị trường, những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ bảo hiểm. Đặc biệt nghiên cứu nhấn mạnh đến việc tạo dựng các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ có chất lượng dịch vụ, tạo ra được sự hài lòng khách hàng và tính trung thành của khách hàng. Những cơ sở lý luận này nền tảng để tác giả đánh giá tổng quan về thị trường bảo hiểm và thiết lập mô hình phân tích kiểm chứng các mối quan hệ giữa các chất lượng dịch vụ, hình ảnh doanh nghiệp, cảm nhận về giá tới sự hài lòng và tính trung thành của khách hàng.

(2) Đề xuất phương pháp đánh giá mức độ phát triển và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

(3) Đánh giá được thực trạng hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, đặc biệt là làm rõ hạn chế cùng các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013.

(4) Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.


Mặc dù đã có những đóng góp nhất định như thiết lập các mô hình phân tích bằng định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ; ảnh hưởng của cấu trúc tài trợ tới hiệu quả doanh nghiệp, lượng hóa các mối quan hệ mang tính chất định tính, vv. Tuy nhiên nghiên cứu cũng còn những hạn chế nhất định như: Quy mô mẫu nghiên cứu còn chưa lớn, nghiên cứu mới đề cập đến đánh giá tổng thể thị trường mà chưa có những so sánh về mức độ hài lòng, tính trung thành của khách hàng cho những doanh nghiệp khác nhau; nghiên cứu cũng mới điều tra cho các khách hàng tại Hà Nội nên tính khái quát hóa cho toàn bộ thị trường có thể bị những hạn chế nhất định. Những hạn chế này cần được các nghiên cứu tiếp theo bổ sung và hoàn thiện.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Hồ Công Trung (Biên soạn chính), Học phần 1: Nguyên tắc và thực hành bảo hiểm nhân thọ.

2. Hồ Công Trung (Biên soạn chính), Học phần 2: Hoạt động trong Công ty bảo hiểm nhân thọ.

3. Hồ Công Trung (Biên soạn chính), Học phần 3: Quản lý nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ.

4. Hồ Công Trung (Biên soạn chính), Học phần 4: Marketing trong bảo hiểm nhân thọ.

5. Hồ Công Trung, Giải pháp duy trì sự trung thành của khách hàng trong bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam

6. Hồ Công Trung (2014), Chất lượng và sự hài lòng của khách hàng trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 9/2014.

7. Hồ Công Trung (2014), Tác động của cơ cấu vốn đến doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 10 năm 2014.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Chính phủ (2012) Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 phê duyệt định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội

2. Đoàn Trung Kiên (2005), Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động đầu tư tại các Công ty bảo hiểm Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân

3. Đoàn Minh Phụng (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước trong điều kiện mở của và hội nhập, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính

4. Hoàng Mạnh Cừ ( 2007), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính

5. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức

6. Hiệp hội bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản, Achieving Healthy Growth in the Non – life Insurance market (2013) (Bản dịch tiếng Việt),

7. Nguyễn Quang Dong (2003), Bài giảng Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Thống kê


8. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

9. Nguyễn Văn Định (chủ biên) (2012), Giáo trình bảo hiểm (tái bản lần thứ nhất), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

10. Nguyễn Đình Thọ (2011), Nghiên cứu khoa học trong trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

11. Nguyễn Cao Văn & Trần Thái Ninh (2009), Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

12. Phạm Thị Định (2004), Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân


13. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản (bản dịch tiếng Việt), Nhà xuất bản Lao động – xã hội

14. Quốc hội (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Hà Nội


15. Quốc hội ( 2010), Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, Hà Nội


16. Trịnh Thị Xuân Dung (2012), Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân

17. Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng. (2008), "Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM", Tạp chí phát triển kinh tế, 218

18. Ries, A., & Ries, L. (2004), 22 Quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu, Nhà xuất bản Thống kê

19. VPBS (2014), Ngành bảo hiểm Việt Nam – báo cáo lần đầu, VPBank Scurities


20. Wheelan, S. (2008), Naked Economics (bản dịch tiếng Việt), Nhà xuất bản Lao

động – Xã hội


Tài liệu tiếng Anh

21. Agus, A., Barker, S. & Kandampully, J. (2007), An Exploratory study of service quality Malaysian public service sector, International of Quality and Reliability Management, 24(2), 177 -190

22. Andaleeb, S.S. & Conway, S. (2006), Customer satisfaction in the restaurant industry: an examination of transaction - specsific model, Journal of Services Marketing, 20(1), 3 – 11

23. Atilgan, E., Akinci, S. & Aksoy, S. (2003), Mapping service quality in the tourism industry, Managing Service Quality, 13 (5), 412 – 422

24. Bala, N., Sandhu, H.S. & Nagpal, N. (2011), Measuring life insurance service quality: An empirical assessment of SERVQUAL instrument, International Business Research, 4(4), 176 -190


25. Butle, F. (1996), SERVQUAL review, critique, research agenda, European Journal of Marketing, 30 (1), 8 – 32

26. Blesic, I., Tesanovic, D. & Psodorov, D. (2011), Consumer satisfaction and quality management in the hospitality industry in South East Europe, African Journal of Business Management, 5(4), 1388 -1396

27. Bitner M.J., Fisk R.P. & Brown S.W. (1993), Tracking the evolution of the services marketing literature”, Journal of Retailing, 69(1), 61 - 103

28. Bowen, J. (1990), Development of a taxonomy of services to gain strategic marketing insights, Journal of the Academy of Marketing Science, 18(1), 43-49

29. Chow, C.C. & Luk, P. (2005), A strategic service quality approach using analytic hierarchy process, Management Service Quality, 15(3), 278 - 289

30. Crosby, P.B. (1979), Quality is free, McGraw – Hill, New York

31. Dufhues, T., Lemke, U. & I.Fischer (2004), Constraints and potential of livestock insurance schemes – A case study from Vietnam. Research in Development Economic and Policy Discussion paper No 5/2004. Stuttgart, Germany: Grauer Verlag.

32. Fah, L.K. & Kandasamy, S. (2011), An investigation of service quality and customer satisfaction among hotels in Langkawi, International conference on management proceeding, 731 -749

33. Gurajati, D.N. (2003), Basic Econometrics, McGraw Hill.

34. Grzinic, J. (2007), Concept of service quality measurement in hotel industry,

Econ Misao Praksa, 16(1), 81 – 98

35. Han, S.L. & Beak, S. (2004), Antecedent and Consequences of service quality in online banking: An application of the SERVQUAL instrument, Advances Consumer Research, 31, 208 -214

36. Hanzaee, K.H. & Nasimi, M.A. (2012), Path Analysis of perceived service quality, satisfaction and Loyalty in the banking industry of Iran, Research Journal of Applied Sciences, Engineering and Technology, 4(10), 1351 – 1358

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí