Trong những năm gần đây Nha Trang được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, chuyên nghiệp để phục vụ khách. Với hệ thống khách sạn 4 – 5 sao như: Sheraton, Sunrise Beach Resort, Vinpeal Resort and Spa, White Sand Beach Resort and Spa, Novotel Nha Trang…, các chuỗi nhà hàng ăn uống phong phú, đa dạng; c ng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình đã tạo nên ấn tương mạnh tốt đẹp trong lòng du khách.
Từ năm 2006 Nha Trang đã trở thành nơi tổ chức các sự kiện dành cho khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh những sự kiện văn hóa như Festival biển, các cuộc thi hoa hậu trong nước, quốc tế, Nha Trang đang được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các hội nghị - hội thảo chất lượng. Đáng chú ý, Vinpearl Land từng được chọn để tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng ngành Tài chính - Du lịch trong khuôn khổ Hội nghị APEC (tháng 10 2006); Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” (tháng 11 2008). Tháng 4 2010, Vinpearl Land được chọn để tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN; Vinpearl Land cũng khá thành công trong việc thu hút khách MICE khi miễn phí toàn bộ chi phí tổ chức hội nghị như hỗ trợ phòng họp, tiệc trà… cho các đoàn khách.
Sự kiện là thị trường được đánh giá là tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. So với khách đi lẻ, khách đi nhóm, thì khách du lịch của sự kiện được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính khách... sẵn sàng chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền. hai thác thị trường sự kiện không chỉ giới hạn ở việc cho thuê phòng ốc để tổ chức các hội nghị mà còn phải đáp ứng nhu cầu thưởng thức, mua sắm, tham quan các điểm du lịch.
Với tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sự kiện Nha Trang ngày càng trở đến điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Tuy nhiên lượng chi tiêu của khách du lịch sự kiện đến Nha Trang còn rất thấp do còn thiếu những trung tâm thương mại lớn và các khu mua sắm, giải trí chất lượng cao. Đây là một trong những vấn đề mà
lãnh đạo cũng như các nhà đầu tư ở Nha Trang cần phải suy nghĩ. Phát triển du lịch sự kiện là một trong những định hướng quan trọng của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch hánh Hòa nói riêng. Do đó tỉnh hánh Hòa cần định ra những chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành để đưa du lịch sự kiện trở thành ngành dịch vụ phát triển chiến lược cho v ng.
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Du Lịch sự kiện là một loại hình du lịch trong đó du khách kết hợp việc thỏa mãn mục đích du lịch trong các hoạt động như hội chợ, hội họp, hội nghị, khen thưởng, triển lãm, cuộc thi quốc tế… Vì vậy để thu hút khách du lịch sự kiện đòi hỏi đáp ứng tốt các yếu tố: cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và đội ngũ phục vụ chất lượng cao, tình hình an ninh chính trị ổn định… Khách du lịch sự kiện có khả năng chi trả và yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao. Vì vậy việc phát triển loại hình du lịch sự kiện mang lại lợi nhuận cao so với các loại hình du lịch khác. Đây được xem là hướng đi có nhiều triển vọng đối với du lịch Việt Nam - Điểm đến an toàn thân thiện đã đi xa hơn và du lịch sự kiện đang ngày càng khẳng định mình với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tuy nhiên những yêu cầu của quá trình kinh doanh, khai thác, phát trển du lịch sự kiện một các hiệu quả, bền vững và lâu dài đã đặt ra cho du lịch Việt Nam những khó khăn và thử thách lớn. Điều đó đòi hỏi những giải pháp mà du lịch Việt Nam cần phải tính đến trong chiến lược phát triển loại hình du lịch có giá trị kinh tế cao này.
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẮNG
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Trưng Của Du Lịch Sự Kiện Và Khách Du Lịch Sự Kiện
- Tác Động Của Việc Phát Triển Loại Hình Du Lịch Sự Kiện
- Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Sự Kiện Trong Nước Và Quốc Tế
- Hệ Thống Cung Cấp Nước Sạch; Thoát Nước Và Môi Trường
- Thời Gian Lưu Trú Trung Bình Của Khách Du Lịch Tại Đà Nẵng 2010 – 2014
- Thực Trạng Tổ Chức Khai Thác Loại Hình Du Lịch Sự Kiện Tại Đà Nẵng
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.1. Các điều kiện tự nhiên
a. Vị tr địa lý
Thành phố Đà Nẵng gồm v ng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. V ng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. V ng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía Nam.
TP.Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của những di sản thế giới nổi tiếng là Phong Nha - Kẻ Bàng, quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn và không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Vùng Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước v ng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42km2; trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 241,51km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91km2. [55]
b. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ v ng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là v ng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
c. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió m a điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 m a rõ rệt: m a mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét m a đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếu
a. Tài nguy n nước
* Biển, bờ biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật
biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 2 loại mực và 3 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở v ng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 -
200.000 tấn hải sản các loại.
Đà Nẵng còn có nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.
Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất
đốt...
* Sông ngòi, ao hồ: Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ
phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc... Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.
b. Tài nguyên r ng
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: hu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và hu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
* Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà: Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.
Ngoài ra, đây còn là v ng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.
* Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân: Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng.
Về mặt môi trường, Hải Vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía Nam (Đà Nẵng) và phía Bắc (Thừa Thiên - Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên h ng vĩ.
* Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà: Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng...
Điều đặc biệt là Sơn Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Voọc trà vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ. Mặt khác Sơn Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố và là nơi có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngoài ra, Sơn Trà còn là bức bình phong che chắn gió bão cho thành phố.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hóa
2.1.2.1. Các đ c điểm kinh tế - xã hội
Đà Nẵng là thành phố là thành phố trực thuộc Trung ương, kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ nên mức sống của người dân khá cao. Tình hình an ninh, chính trị và xã hội ổn định.
Việc gia nhập vào tổ chức WTO và gần đây là TPP đã đem đến cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Người dân Đà Nẵng sở hữu tính cách đặc trưng là rất thật thà và cởi mở, do đó họ rất thân thiện với du khách.
Các công tác vệ sinh môi trường ở đây luôn được quan tâm, hướng tới phát triển trở thành thành phố xanh-sạch- đẹp, xây dựng lối sống văn minh đô thị.
Thành phố thực hiện chương trình “5 không”, đó là: Không có hộ đ i; Không c người mù chữ; Không c người lang thang in ăn; Không c người nghiện ma tuý trong cộng đồng; Không có giết người để cướp của. Sau kết quả ban đầu của chương trình thành phố 5 không, đồng thời với việc triển khai giai đoạn tiếp theo của thành phố 5 không (2005-2010), Đà Nẵng lại tiếp tục với chương trình “3 có” đó là có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn h a, văn minh đô thị.
Trên đường phố không có tình trạng trộm cắp, đua xe. Bên cạnh đó, Đà Nẵng không diễn ra trường hợp bị kẹt xe, cự ly từ bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng về khu vực tổ chức sự kiện chỉ mất từ 15- 20 phút sẽ là nơi lý tưởng để tổ chức tốt các sự kiện du lịch trong thời gian tới. Rõ ràng, đây là một trong những mặt Đà Nẵng có phần hơn hẳn những thành phố đang phát triển khác. Và điều đặc biệt nữa, theo nhiều chuyên gia và người dân trên cả nước nhận xét, Đà Nẵng hiện được đánh giá là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”.
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa chủ yếu
Đến Đà Nẵng, du khách vẫn có thể khám phá những nét đặc trưng và văn hóa của v ng đất này qua những tài nguyên nổi bật sau:
- Hệ thống bảo tàng: Bảo tàng điêu khắc Chăm, bảo tàng Quân Khu 5, bào tàng Hồ Chí Minh…
- Hệ thống cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo: Chùa Linh Ứng (Ngũ Hành Sơn), chùa Quan Thế Âm; chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng (Bà Nà; chùa Pháp Lâm); nhà thờ Lớn (nhà thờ Con Gà); hội thánh Tin Lành, hội thánh truyền giáo Cao Đài…
- Những làng nghề thủ công truyền thống: Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, Làng chiếu Cẩm Nê, làng nước mắm Nam Ô, làng mắm bánh khô mè Cẩm Lệ…
- Những khu vui chơi, giải trí: Nghệ thuật hát Tuồng, dân ca Quảng Nam, Đà Nẵng được biểu diễn tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.
- Chợ Hàn một điểm mua bán vừa thuận tiện vừa mang lại cho du khách sự trải nghiệm đầy lý thú với cuộc sống thường ngày của người dân Đà Nẵng.
- Các món ăn đặc sản: Bánh tráng cuốn thịt heo, mỳ Quảng, bánh khô mè Bà Liễu Cẩm Lệ…
- Một số lễ hội đặc sắc ở Đà Nẵng: Bao gồm những lễ hội tín ngưỡng (lễ hội cầu ngư, lễ hội Quan Thế Âm) và những lễ hội đình làng được tổ chức hàng năm (lễ hội đình làng An Hải, lễ hội đình làng Hòa Mỹ, lễ hội đình làng Túy Loan…)
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
2.1.3.1. Hệ thống giao thông vận tải
a. Hệ thống giao thông đường bộ
Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn thành phố là 382,583 km.