Thời Gian Lưu Trú Trung Bình Của Khách Du Lịch Tại Đà Nẵng 2010 – 2014

Năm 2012, ga sân bay quốc tế Đà Nẵng chính thức đưa vào hoạt động, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để đón khách quốc tế trực tiếp đến với Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng đã tổ chức được các sự kiện lớn như: Cuộc thi pháo hoa Quốc tế (từ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), cuộc thi chung kết Hoa hậu Việt Nam 2012, Người đẹp Đà Nẵng 2012, Hoa khôi Thể thao, Dù bay quốc tế Đà Nẵng 2012, cuộc thi marathon quốc tế Đà Nẵng 2013, 2014, cuộc thi Robocon Quốc gia 2013, Điểm hẹn m a hè 2014…

2.2.1.3. Thời gian lưu tr của khách du lịch

Bảng 2.3: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại Đà Nẵng 2010 – 2014


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Thời gian lưu trú trung

bình (ngày)

1,73

1,78

1,82

1,95

2,0

Tổng số ngày khách

3.062.100

4.184.266

4.840.386

5.085.458

7.637.366

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng - 8

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

Qua bảng trên, có thể thấy được thời gian lưu lại bình quân tại Đà Nẵng đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên mức gia tăng chưa cao, với mức thấp là 1,73 ngày năm 2007 và cao nhất 2,0 ngày năm 2014. Cùng với sự tăng lên của số lượng du khách thì thời gian lưu trú của du khách cũng có xu lướng kéo dài hơn, tuy nhiên thời gian lưu trú bình quân của du khách tại Đà Nẵng còn thấp, thấp hơn một số địa phương trong v ng như Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Số lượng khách quốc tế sử dụng dịch vụ lữ hành chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%).

Theo kết quả khảo sát, du khách lưu trú tại thành phố ở phần lựa chọn khác (hầu hết đều trên 5 ngày) vẫn chiếm một tỷ lệ khá. Tỷ lệ du khách nội địa lưu trú tại Đà Nẵng dưới 1 ngày chiếm khá thấp. Hiện số khách lưu trú tại Đà Nẵng chỉ ở mức 1,8 – 2,0 ngày. Nếu trừ thời gian không phát sinh thêm chi phí (di chuyển theo tour, ngủ nghỉ…) thì khoảng thời gian còn lại mà du khách có thể “móc hầu bao” mua sắm và sử dụng các dịch vụ khác ở Đà Nẵng càng thấp hơn. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên du khách quốc tế chọn nghỉ dưỡng tại các khách sạn 4-5 sao ven biển và tham quan du lịch Đà Nẵng dài ngày hơn dịp tết các năm trước, thời gian lưu lại từ 3,0-3,5 ngày.

Đáng chú ý, tuy được xem là nguồn khách nhiều triển vọng đối với ngành du lịch Đà Nẵng nhưng du khách Nga trên các chuyến bay thuê chuyến (charter) trực tiếp từ sứ sở bạch dương đến Đà Nẵng vẫn không lưu trú nhiều ở Đà Nẵng. Trong mỗi tour du lịch dài 15 ngày thì họ chỉ dành 4 ngày ở Đà Nẵng, còn lại là ở Hội An (4 ngày), Huế (2 ngày), Nha Trang (4 ngày)…. Lý do chủ yếu là do các khu nghỉ dưỡng ven biển thường nằm tách biệt hoàn toàn với dân cư, các điểm mua sắm, hàng lưu niệm phân tán rải rác, không tập trung nên mất thời gian và chi phí đi lại của du khách. Trong khi đó, theo phản ánh của du khách thì giá dịch vụ lưu trú Đà Nẵng cao hơn Huế, Hội An nên không phù hợn với khách du lịch dài ngày. Vì vậy chỉ có khoảng 1/3 khách Nga chọn Đà Nẵng là nơi lưu trú trong tour của họ.

Tại Đà Nẵng năm 2013 so với năm 2007, số khách tăng 190% chủ yếu là do sự thu hút lượt khách đến gia tăng chứ không phải là thời gian lưu lại bình quân của du khách.

2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch

Bảng 2.4. Tổng doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng trung

bình năm

Doanh thu (tỷ đồng)

3.100

4.600

6.000

7.784

9.870

33,6%

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch TP.Đà Nẵng

Qua bảng 2.4, có thể thấy rằng tổng thu du lịch từ năm 2010 đến 2014 có sự gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể là tổng thu du lịch năm 2014 cao gấp 3 lần so với năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2011, tổng thu du lịch có sự gia tăng rõ nét, năm 2010 so với năm 2009 là 37,21% và năm 2011 so với năm 2010 là 43,28%, có được sự tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ Đà Nẵng đã đầu tư tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai đồng bộ có hiệu quả các đề án, các chương trình thu hút du khách đến với Đà Nẵng.

Tổng thu du lịch ngày càng tăng, tăng trưởng bình quân 33,6% năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012. D tình hình kinh tế chung còn khó khăn, nhưng tổng thu du lịch từ năm 2012 của thành phố vẫn vượt kế hoạch, tăng tới 54,1% so với năm

2011; và năm 2013 tăng 39,07% so với năm 2012. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, tổng thu từ du lịch tăng mạnh là do trong những năm qua, thành phố đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều sự kiện lớn, hấp dẫn du khách như: Cuộc thi người đẹp Đà Nẵng, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, Cuộc thi Hoa khôi thể thao, Dù bay quốc tế, cuộc thi maratông. Quốc tế, và các chương trình kích cầu du lịch vào mùa thấp điểm của các doanh nghiêp...

Hoạt động kinh doanh du lịch tuy thu được hiệu quả cao nhưng những đóng góp cho xã hội vẫn còn thấp. Trong cơ cấu tổng thu du lịch thì nguồn thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn thu từ dịch vụ lữ hành. Trong giai đoạn này, tỷ trọng của doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống luôn giữ mức trên 60% trong tổng thu du lịch, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 27,65%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu từ hoạt động lữ hành là 26,53%.

2.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện

2.2.3.1. Về đơn vị kinh doanh lưu tr

Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển du lịch, trong những năm qua Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 435 khách sạn tiêu chuẩn từ 1-5 sao, trong đó có 10 khách sạn 5 sao với 2.509 buồng, 11 khách sạn 4 sao và tương đương với 1.806 buồng, 50 khách sạn 3 sao và tương đương với 3.312 buồng, 358 khách sạn 1-2 sao với 7.751 buồng, 6 khu căn hộ, biệt thự với 247 buồng.

Bảng 2.5: Thực trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2014


Số

TT

Hạng

Đơn vị

2010

2011

2012

2013

2014

So sánh


I

Tổng số sơ cở lưu trú

Khách

sạn, resort

181

278

326

391

435

+65 hotel

Phòng

6.089

8.663

10.570

13.634

15.625

+3.064 rooms

1

5 sao và

tương đương

Khách sạn

4

6

8

10

10

+2 hotels

Buồng



2.041

2.509

2.059

+468 rooms

2

4 sao và

Khách sạn

3

3

3

9

11

+6 hotels



tương đương

Buồng

496

496

496

1.495

1.806

+999 rooms

3

3 sao và

tương đương

Khách sạn

21

29

41

45

50

+4 hotels

Buồng



2.547

2.863

3.312

+316 rooms

4

1-2 sao và

tương đương

Khách sạn

153

240

274

321

358

+47hotels

Buồng

-

-

5.486

6.520

7.751

1231 rooms

5

Condos,

Villas

Condo/Villa

-

-

-

6

6

+6

Buồng

-

-

-

247

247

+247 rooms


Nguồn: Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

Nhìn vào bảng trên ta thấy được số lượng cơ sở lưu trú tăng dần qua các năm từ 2010 đến năm 2014. Tổng cộng cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng tính đến cuối năm 2014 có 435 cơ sở, tăng 254 cơ sở so với năm 2010; với tổng số buồng lên đến 15.625, tăng 9536 buồng so với năm 2010 (có 181 khách sạn với tổng số buồng là 6.089).

Tuy nhiêu, trong khi các khách sạn từ 1-2 sao đang thừa thì các khách sạn từ 3-5 sao vẫn còn cơ hội để phát triển, nhưng con số vẫn còn khiêm tốn. Điều đó khẳng định lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng trưởng tốt, nhu cầu sử dụng dịch vụ tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao tăng trưởng đều. Nhiều khách sạn cao cấp đạt công suất bình quân từ 65 - 75%, thậm chí có khách sạn đạt đến 90%. Lượng khách của phân khúc này cũng tăng trưởng đều nên nhà đầu tư vẫn còn cơ hội phát triển.

Với thực trạng trên, các đơn vị kinh doanh, nhà nước nên có định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng thêm hệ thống khách san từ 3-5 sao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2.2.3.2. Hệ thống nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm.

Hiện nay, tại Đà Nẵng, số cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt chất lượng cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm, ăn uống của khách du lịch. Toàn thành phố có khoảng 35 có cơ sở được công nhận danh hiệu “Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”, trong đó có 22 cơ sở ăn uống và 13 cơ sở mua sắm.

Hệ thống các nhà hàng tại Đà Nẵng phát triển khá nhanh, đa dạng, phong phú. Hệ thống nhà hàng với hơn 200 nhà hàng ăn uống, thực đơn ẩm thực phục vụ khách khá đa dạng. Tuy nhiên, các nhà hàng, quán ăn thường phục vụ các món nhậu, chủ yếu phục vụ cho khách tại chỗ, ít có nhà hàng để lại ấn tượng cho du

khách. Với các nhà hàng có quy mô lớn, một số ít nhà hàng đạt tiêu chuẩn đã đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của nhiều đối tượng du khách khi đến Đà Nẵng, trong đó đáng chú ý là chuỗi nhà hàng đặc sản Trần, các nhà hàng hải sản ven biển Mỹ

hê…. Ngoài ra, những nhà hàng lớn, có thương hiệu trong ngành kinh doanh ẩm thực của Đà Nẵng như: Apsara, Phì Lũ, Trúc Lâm Viên… luôn chu đáo trong việc trang trí không gian, phong cách phục vụ thực khách và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Du khách đến với Đà Nẵng không chỉ để tham quan, nghỉ dưỡng mà còn để thưởng thức những món ăn, những đặc sản tại địa phương, đến với Đà Nẵng du khách không thể nào bỏ qua được những món ăn như bánh tráng cuốn thịt heo, hay 1 tô mì quảng, đặc biệt hải sản dọc đường biển là món không thể thiếu trong những buổi tối ăn uống cùng bạn bè khi đến với Đà Nẵng. Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong một tour du lịch. Ẩm thực là một loại hình thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng rất đông. Có nhiều du khách biết đến Đà Nẵng qua những đặc sản, những món ăn chứ không phải là điểm đến. Có rất nhiều công ty truyền thông đã xây dựng những website du lịch dành riêng cho việc quảng bá ẩm thực Đà Nẵng đến khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh việc ăn uống hoặc vui chơi giải trí du khách cũng không thể nào bỏ qua được việc mua sắm những mặc hàng lưu niệm, những món hàng lưu niệm là những sản phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương, từng vùng miền. Các cơ sở bán hàng lưu niệm trên địa bàn thành phố tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã phần nào đóng góp vào du lịch Đà Nẵng và làm thỏa mãn được nhu cầu mua sắm của du khách. Trên địa bàn Đà Nẵng các doanh nghiệp kinh doanh hàng lưu niệm với một số sản phẩm là: đá mỹ nghệ Non Nước, tranh (sơn mài, thêu...), vải tơ tằm, hải sản khô, nem tré… Tuy nhiên, các điểm kinh doanh hàng lưu niệm còn rải rác, thiếu tập trung, gây khó khăn cho du khách trong việc tìm kiếm, đặc biệt đối với khách quốc tế.

Bảng 2.6: Các cơ sở bán đồ lưu niệm chính tại Đà Nẵng 2014


STT

Quận

Tên cơ sở kinh doanh

Sản phẩm

1


Hải Châu

Công ty SXTM Quế Trà My

Đồ mỹ nghệ

2

Cơ sở Nam Hải

Khung ảnh - Tranh

3

Gốm Hạ Long - Chi nhánh miền Trung

Gốm

4

Phòng tranh XQ

Nghệ thuật thêu tay

truyền thống

5

Phòng tranh Kiều

Tranh

6

Cơ sở Hoàng Kiệt

Mỹ nghệ đất nung

7


Ngũ Hành Sơn

Công ty điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước

Đá mỹ nghệ

8

Cơ sở Tiến Hiếu

Đá mỹ nghệ

9

Cơ sở Xuất Ánh

Đá mỹ nghệ

10

Thanh Khê

Cơ sở Việt Trí

Tranh mỹ nghệ -

Thư pháp

Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng

Trong các mặt hàng lưu niệm, sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước là mặt hàng nổi tiếng trong và ngoài nước và thường được du khách chọn mua làm quà. Các sản phẩm được làm bằng đá với rất nhiều hình dáng, mẫu mã đa dạng nhưng lại ít mang đặc trưng điển hình của thành phố Đà Nẵng.

Lượng du khách đến với Đà Nẵng bằng tàu biển trong thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh và nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm mang dấu ấn Đà Nẵng ngày càng nhiều. Tới đây, Đà Nẵng sẽ tổ chức thí điểm khoảng 10 ngày quầy hàng lưu niệm và đặc sản khô của Đà Nẵng tại Quảng trường trước nhà hát Trưng Vương là nơi thường xuyên tổ chức đưa đón khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng nên việc hình thành điểm mua sắm tập trung tại đây sẽ rất thuận tiện cho du khách mua sắm các sản phẩm hàng lưu niệm và đặc sản của Đà Nẵng để góp phần quảng bá hình ảnh Đà Nẵng rộng rãi hơn cũng như hình thành một điểm bán hàng thuận lợi cho du khách (trong thời gian chờ đợi đầu tư hình thành một Trung tâm mua sắm tập trung phục vụ cho du khách).

Theo đó các quầy này chỉ tổ chức vào thời gian có tàu du lịch cập cảng (không tổ chức và các ngày khác). Tham gia bán hàng tại đây là các doanh nghiệp, cá nhân có uy tín

về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đội ngũ nhân viên có khả năng giao tiếp, có trình độ ngoại ngữ nhằm góp phần phục vụ tốt cho du khách.

2.2.3.3. Về đơn vị kinh doanh lữ hành

Tính đến hết năm 2014 thì trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 183 đơn vị. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng cộng

101

108

138

151

183

Công ty lữ hành quốc tế

30

32

41

48

60

Công ty lữ hành nội địa

32

40

54

58

72

Chi nhánh lữ hành nội địa

0

0

0

1

2

Chi nhánh lữ hành quốc tế

24

22

28

28

32

Văn phòng đại diên nội địa

0

0

0

0

0

Văn phòng đại diên quốc tế

15

14

15

16

16

Đại lý lữ hành

0

0

0

1

1

Nguồn: Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

Qua bảng số liệu ta thấy các đơn vị kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2010 có 32 công ty lữ hành nội địa, 30 công ty lữ hành quốc tế, 24 chi nhánh lữ hành quốc tế, 15 văn phòng đại diện quốc tế; đến năm 2014 có 72 công ty lữ hành nội địa, 60 công ty lữ hành quốc tế, 32 chi nhánh lữ hành quốc tế… Và với số liệu trên cho thấy doanh nghiệp lữ hành tư nhân ngày càng đóng vai trò chính trong hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là lữ hành nội địa. Điều này thể hiên được sự năng động và nhạy bén của thành phần này đồng thời cũng thể hiện được chính sách của nhà nước khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả tích cực.

Trong thời gian qua, hoạt động các doanh nghiệp lữ hành ngày càng sôi động và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả kinh doanh lớn như Saigontourist, Vitours, Vietravel… đây chính là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thành phố.

2.2.3.4. Nguồn nhân lực ngành du lịch

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong những năm qua và đang được quan tâm. Tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động có trình độ tham

gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên.

Tống số lao động trong ngành dịch vụ du lịch có hơn 21 ngàn người trong đó tập trung vào khách sạn (50,2%) và nhà hàng (24,8%) trong năm 2014. Lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch có xu hướng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt trong những năm gần đây, từ 560 người năm 2011 lên 1.608 người năm 2014. Nhóm nhân lực trong lữ hành, khu điểm du lịch chiếm tỷ lệ khoảng 5,2% và 5,4 % trong tổng số lao động của ngành năm 2014. [36]

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong ngành du lịch tại Đà Nẵng (2011 - 2014)


Số TT


Nhóm nhân lực


2011


2012


2013


2014

Tỷ lệ phân trăm trên

tổng số lao động của ngành năm 2014

1

Khách sạn

6.564

8.000

9.500

10.595

50,2

2

Nhà hàng

4.755

4.900

5.000

5.231

24,8

3

Lữ hành

796

1.090

1.360

1.089

5,2

4

hu điểm du lịch

966

1.006

1.060

1.129

5,4

5

Hướng dẫn viên

560

594

825

1.608

7,6

6

Lái xe vận chuyến đạt

chuẩn du lịch

0

152

856

974

4,6

7

Cán bộ quản lý du lịch

69

220

240

240

1,1

8

Giáo viên

193

193

193

230

1,1


Tổng cộng

13.903

16.155

19.034

21.096

100

Nguồn : Sở Văn h a, Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng

2.2.3.5. Các địa điểm mua sắm, vui chơi giải trí về đ m

Du khách đến Đà Nẵng có thể ghé: Làng đá Non Nước mua quà lưu niệm truyền thống của Đà Nẵng là đồ đá mỹ nghệ, tiệm tré bà Đệ hay vào chợ Hàn mua hải sản khô và các hàng lưu niệm khác. Mua sắm cao cấp ở Đà Nẵng chưa có nhiều, đây cũng là hạn chế của thành phố trong việc thu hút chi tiêu của khách du lịch.

Hiện nay ở Đà Nẵng có các vũ trường như: Phương Đông, Vegas Club, Vip Club, Camel, Timinao, IP Club và các quán bar như: Festival Club, Tivi Club, Seventeen Saloon, Café Hợp Phố, Hai Van Lounge của Furama Resort, khu giải trí Dana Beach…, trong đó 5 điểm giải trí về đêm được cấp phép hoạt động đến 2h

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023