- Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
- Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
Không chỉ phong phú trên phương diện hệ sinh thái, thiên nhiên còn bancho các khu dự trữ sinh quyển này sự đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu, có khoảng 1.200 loàilà loài đặc hữu trong tổng số 12.000 loài thực vật ở Việt Nam.
Trong số 15.575 loài động vật có 172 loài đặc hữu trong số đó có 14 loài là thú.Đặc biệt sự kiện gây chú ý nhất trong giới bảo tồn thế giới là phát hiện 3 loài thúlớn ở Việt Nam: Sao la(1992), Mang lớn(1994), Mang Trường Sơn(1997).Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu củaViệt Nam tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên các loài thú lớncủa Việt Nam khó tiếp cận hơn các loài của châu Phi, và đôi khi sự tiếp cận làkhông thể chấp nhận được vì các loài vật này bản thân chúng đang có nguy cơtuyệt chủng cần được bảo vệ và chúng sống trong các hệ sinh thái tương đốimong manh. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu có quy hoạch thích hợp.
Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt Nam sở dĩ có được là nhờ sự đa dạngvề địa hình của đất nước. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong phú về hệsinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hấpdẫn nhất phải kể đến rừng mưa nhiệt đới Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, BaBể, Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng Liên Sơn .Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phân bố dọc theo 3.260 kmbờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi tắm lý tưởng nhưTrà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Xuân Thuỷ, Sầm Sơn, Lăng Sô, Bình Châu, PhướcBửu. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo và quần đảo cũnglà địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Nơi đây ngoài hệ sinh thái trên cạn còn cóhệ sinh thái trên biển với các rạn san hô có thành phần loài phong phú. Chúng tacó thể tổ chức du lịch lặn, xem hệ động thực vật biển phong phú trong các rạnsan hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo thuộc khu vựcNha Trang, Khánh Hoà.
Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt Nam là đồi núi với nhiều đỉnh núicao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè. Những địađiểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, BaVì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa đã đượcngười Pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích củacác biệt thự cũ. Từ các trung tâm nghỉ dưỡng này ta có thể thiết kế các đườngmòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loạihình du lịch khác. Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các
khubảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình dulịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước .
1.5.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 2
- Có Hoạt Động Giáo Dục Và Diễn Giải Nhằm Nâng Cao Sự Hiểu Biết Về Môi Trường Qua Đó Tạo Ý Thức Tham Gia Vào Các Nỗ Lực Bảo Tồn
- Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Thường Rất Nhạy Cảm Với Các Yếu Tố Tác Động
- Một Số Chỉ Tiêu Đặc Trưng Khí Hậu Tỉnh Đồng Tháp Năm 2010
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp Trong Giai Đoạn 2006 – 2011
- Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Lao Động Ngành Du Lịch Tỉnh Đồng Tháp Giai Đoạn 2006 -2011
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nhìn chung DLST ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó. Hoạt động DLST chủ yếu mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ. Xét về mặt nội dung và cách thức tổ chức thì hoạt động du lịch này ở VN chủ yếu là ở các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. Tuy nhiên cho đến nay thì hoạt động này vẫn chỉ là hình thức tự phát và chưa đóng góp vào tổng giá trị của ngành du lịch là bao nhiêu. Để từ đó chúng ta nhận được một số vấn đề còn tồn tại trong sự phát triển của nó:
Tiềm năng phát triển DLST rất lớn nhưng hiện trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Các hoạt động du lịch chỉ dừng ở mức độ mang tính tự phát và dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Nhận thức về DLST của các đối tượng liên quan còn hạn chế bao gồm cả khái niệm và các loại hình hoạt động. Công tác quy hoạch phát triển DLST chưa được triển khai rộng rãi là một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển của loại hình du lịch này. Vấn đề về công tác quy hoạchphát triển DLST trên thực tế chưa được triển khai rộng rãi đã tạo nên một trở ngại lớn cho việc đầu tư phát triển của nó. Việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc phát triển hạn chế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp thông tin giáo dục, diễn giải môi trường, đội ngũ lao động chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi sự chuyên nghiệp, công tác quảng bá hầu như chưa thật sự được triển khai. Công tác tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của DLST còn chồng chéo lên nhau và nhiều bất cập. Chưa có cơ quan chuyên trách nào của Chính phủ về DLST của cả Việt Nam và Thế Giới.
1.5.2.1. Những thành tựu đạt được
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ.
Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12.000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2.470 loài cá và hơn5.500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng.
Đối với các di sản vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì sự bùng nổ số lượng khách thăm quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di sản này. Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự
…
Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xả rác bừa bãi…
Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, ứng xử tuỳ tiện ở những nơi được coi là tôn nghiêm – đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần.
Trong số 31 vườn quốc gia thì Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái khá hơn. Cụ thể 3 vườn này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái, một số tuyến đường mòn thiên nhiên, một số hướng dẫn viên là kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch sinh thái. Các vườn còn lại cũng tổ chức hoạt động thăm quan du lịch nhưng chưa có bài bản và định hướng rõ ràng .
Theo số liệu thống kê đến năm 2010, trên phạm vi toàn quốc có trên 235.000phòng khách sạn tập trung tới trên 70% ở các đô thị du lịch. Nếu chỉ tính đến tácđộng của các thiết bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn du lịch thìlượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng tới tầng ozon của khí quyển) thảira cũng có tác động không nhỏ đến môi trường.
Đến năm 2003, đã thống kê được trên 7.000 phương tiện vận chuyển kháchdu lịch ( chưa kể các phương tiện tư nhân). Vào mùa du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ
cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở kháchđến các trung tâm đô thị du lịch gây tình trạng ách tắc giao thông và làm tăngđáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường không khí.
Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phươngtiện động cơ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước ven bờ, tăng khả năngsự cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện. Kết quả nghiên cứu về ô nhiễmdầu nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, VũngTàu.. cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt tiêu chuẩn cho phép là 0.03mg/ lít. Mặc dù hiện nay , nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do khaithác vận chuyển dầu, tuy nhiên hoạt động vận chuyển khách với số lượng tàuthuyền trung bình trên 300 chuyến/ngày tham quan vịnh Hạ Long, trên 100chuyến/ngày thăm vịnh Nha Trang và các hoạt động vui chơi giải trí khác bằngcanô, motor nước... đã góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm trên.Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên: Do thiếu cân nhắc trong quy hoạch vàthực hiện quy hoạch du lịch, nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm,đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc giabị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới. Điềunày có thể nhận thấy qua sự phát triển các khu du lịch trên đảo Cát Bà, khuHùng Thắng, đảo Tuần Châu ( Hạ Long).
Đa dạng sinh học bị đe doạ do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loàisinh vật hoang dã quý hiếm như san hô, đồi mồi... bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩmthực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật... của khách du lịch. Ngoài ra chu trình sống (di trú, kiếm ăn, mùa giao phối, sinh sản) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồnthiên nhiên, vườn quốc gia cũng bị tác động do lượng khách tập trung đông.
1.5.2.2. Những khó khăn hạn chế
Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều. Nhưng nhìn chung nó có một vài nguyên nhân chính. Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành liên quan quan tâm đúng mức. Hầu hết nhân dân Việt Nam chưa có khái niệm về du lịch sinh thái.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là do lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như
du lịch sinh thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia. Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình.
Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn choviệc phát triển của nghành du lịch này tại Việt nam. Hầu hết các khu bảo tồnthiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyêntắc chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh tháihay một hình thức du lịch nào khác .Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhânquan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam. Thiếu tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường. Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và du lịchsinh thái.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy du lịch sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng.
Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng.
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thị xã và 1 thành phố.
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.376km2 chiếm 8,2% diện tích toàn vùng ĐBSCL. Dân
số năm 2011 là 1.673.184 người chiếm 9,5% dân số vùng. Bên cạnh đó, vị trí địa lí của tỉnh còn đóng vai trò là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng trong và ngoài nước:
Quốc lộ 30 (QL) nối liền với QL1A với biên giới Việt Nam – Camphuchia thông thương giữa Tiền Giang, Long An và đặc biệt là với khu kinh tế trọng điểm phía Nam (tp. Hồ Chí Minh; Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu); QL80 nối giữa Ql 1A và phà Vàm Cống; QL 54 nằm cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh.
Khu vực biên giới giữa Tân Hồng, Hồng Ngự với Camphuchia.
Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại, mở rộng thị trường giao lưu hàng hoá với nước bạn.
2.1.2. Các đơn vị hành chính
Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 .
2.1.3. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3.1. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo
a. Địa chất
Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sự tạo thành của việc bồi tụ phù sa cổ và phù sa mới từ trầm tích biển và phù sa sông Cửu Long.
- Phù sa cổ: phân bố dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia, huyện biên giới Tân Hồng chiếm lượng lớn diện tích đất phù sa cổ trong tổng diện tích đất. Đồng thời dạng phù sa cổ này sẽ bị chìm dần vào các lớp phù sa mới. Các huyện như Tam Nông và phía bắc huyện Tháp Mười lớp phù sa cổ nằm rất cạn bên trên mặt đất và được sử dụng chủ yếu trong quá trình phát triển sản xuất gạch ngói và gốm sứ bậc thấp.
- Phù sa mới: được hình thành trong quá trình biển tiến và lùi với khoảng thời gian 6000 năm trước đây và đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới ở đây bao gồm 2 cấu trúc là lớp sét mặn xám xanh nằm phía dưới và lớp trầm tích lợ hoặc ngọt nằm ở phía trên.
Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu, nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng.
b. Địa hình
Địa hình Đồng Tháp tương đối đơn giản, chủ yếu là địa hình bằng phẳng của vùng đồng bằng. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 2m. Địa hình tỉnh có dạng trũng do 2/3 diện tích nằm trong vùng trũng Đồng Tháp Mười vì thế hàng năm vẫn bị ngập nước sâu tới hàng mét vào mùa nước lũ. Vùng bị ngập sâu tập trung ở phái Bắc sông Tiền là các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông và các huyện còn lại ở phía Nam lãnh thổ bao gồm Hồng Ngự, Cao Lãnh, Sa Đéc, …có địa hình cao nên không bị ảnh hưởng nhiều của nước lũ. Tại những vùng đất bị ngập nước hàng năm được bồi đắp phù sa nên nông nghiệp phát triển, người dân chủ yếu trồng lúa nước; còn ở vùng cao người dân lại sản xuất chủ yếu là hoa màu và cây ăn quả. Ngoài ra trên đất Đồng Tháp còn có nhiều cồn cát tự nhiên mà sự hình thành với bao sự tích huyền thoại tạo nên các bãi tắm kì diệu như bãi tắm cồn Bình Thạnh trên sông Tiền, bãi tắm cồn Tiên trên sông Hậu.
c. Địa mạo