Tài Nguyên Du Lịch Sinh Thái Thường Rất Nhạy Cảm Với Các Yếu Tố Tác Động

Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật đặc hữu quí hiếm, thậm chí có những loài tưởng chừng đã bị tuyệt chủng, được xem là những TNDLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

1.3.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động

Do đặc điểm của các hệ sinh thái là các thành phần tự nhiên có trong một hệ sinh thái quan hệ rất chặt chẽ với nhau để tạo ra nét độc đáo riêng của hệ sinh thái, vì thế bất cứ một thành phần nào thay đổi dù chỉ là thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Trong trường hợp có những thay đổi lớn có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ sự cân bằng tự nhiên vốn có và dẫn đến sự phá huỷ toàn bộ hệ sinh thái.

Có thể nói rằng sự thay đổi tính chất của một số thành phần tự nhiên, sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và kết quả là TNDLST sẽ bị ảnh hưởng ở từng mức độ khác nhau.

1.3.2.3. Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau

Do lệ thuộc vào quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các loài sinh vật, đặc biệt là các loài đặc hữu quí hiếm. Để có thể khai thác hiệu quả TNDLST thì các nhà quản lý, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa vụ của các loài tài nguyên để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp nhất.

1.3.2.4. Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm cách xa các khu dân cư và được khai thác tại chổ để tạo ra sản phẩm du lịch

TNDLST nằm xa khu dân cư, đô thị nên chúng mới có thể tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay, nếu không, chính sự phát triển của nền kinh tế xã hội kéo theo việc con người khai thác phục vụ cho những nhu cầu, lợi ích cá nhân sẽ làm cho các nguồn tài nguyên này suy giảm,bị biến đổi, thậm chí không còn sự tồn tại để phát triển.

Khác với nhiều loại tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể chế biến, vận chuyển đi nơi khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến nơi tiêu thụ; nhưng tài nguyên du lịch nói chung và TNDLST nói riêng thường được khai thác tại chỗ nhằm tạo ra các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của du khách tham quan.

Trong một số trường hợp thực tế thì cũng có thể tạo ra những vườn thực vật, những công viên với nhiều loại sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham quan. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm DLST đích thực, chúng được tạo ra để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

thoả mãn nhu cầu của du lịch đại chúng, đặc biệt ở các đô thị lớn dân cư đông đúc có nhu cầu nhưng không phải ai cũng có thể đến với các khu vực tự nhiên.

1.3.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tự tái tạo và sử dụng lâu dài

Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 4

Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng có nhiều TNDLST đặc hữu quí hiếm hoàn toàn có thể mất đi do tai biến hoặc do các tác động từ con người.

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần nắm những qui luật của tự nhiên, lường trước những tác động của con người đến với tự nhiên nói chung và của TNDLST nói riêng để có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tồn tại và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

1.4. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái‌


1.4.1. Định nghĩa‌


Quy hoạch DLST là việc phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ trong phạm vi một khu vực có hệ sinh thái đặc trưng, thường là một khu có cảnh quan sinh thái đặc thù như các khu bảo tồn tự nhiên hay vườn quốc gia sao cho vừa phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên vốn có của nó. Và đồng thời, vừa tổ chức được hoạt động DLST, bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái trên mỗi đơn vị ấy một cách hiệu quả nhất.

1.4.2. Phân loại đối tượng quy hoạch du lịch sinh thái‌


1.4.2.1. Vườn quốc gia

Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động - thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ loại II theo quy định của IUCN. Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974.

Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) thì vườn quốc gia là:

Khu vực tự nhiên của vùng đất hoặc vùng biển, được chọn để:

- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai,

- Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực,

- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.

Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

1.4.2.2. Khu bảo tồn tự nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thếtự nhiên.

Mục đích của các khu bảo tồn thiên nhiên là:

Nghiên cứu khoa học;

Bảo vệ các vùng hoang dã;

Bảo vệ sự đa dạng loài và gen;

Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên;

Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá;

Sử dụng cho du lịch và giải trí;

Giáo dục;

Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên;

Duy trì các biểu trưng văn hoá và truyền thống

Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.

1.4.2.3. Các khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường

Là khu vực gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu có giá trị văn hóa-lịch sử nhằm phục vụ các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc để nghiên cứu, bao gồm:

Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.

Khu vực có di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng.

1.4.2.4. Miệt vườn

Đây là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp miệt vườn là các khu chuyên canh cây ăn quả, trồng hoa cây cảnh…rất hấp dẫn với khách du lịch. Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn tính cách giữa người nông dân và tiểu thương. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị văn hóa bản địa riêng gọi là “văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan miệt vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc

1.4.3. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và khu du lịch sinh thái

Nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch và khu du lịch sinh thái tiến hành dựa trên việc phân loại các điểm du lịch. Theo “Quy hoạch Du lịch: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Trần Văn Thông, NXB. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2006 thì phân loại điểm du lịch sẽ được chia làm hai loại là:

- Khu du lịch thiên nhiên: là khu du lịch lấy phong cảnh thiên nhiên làm chính, qua quy hoạch trở thành nơi cho các hoạt động du lịch như du ngoạn, thưởng thức, nghỉ ngơi và điều dưỡng, săn bắn. Khu du lịch thiên nhiên được qui hoạch thành các điểm du lịch nhỏ bao gồm: khu du lịch núi rừng; khu du lịch ven biển; khu du lịch thiên nhiên như sông, hồ, nước, thảo nguyên, sa mạc; khu du lịch thiên nhiên tổng hợp và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Khu du lịch nhân văn: là khu du lịch lấy cảnh quan nhăn văn làm chính. Nó bao gồm: khu du lịch cảnh quan thành phố như phố cổ, lâm viên, đô thị hiện đại; khu du lịch phong tục tập quán ở các vùng miền; khu du lịch tôn giáo; khu du lịch thánh địa cách mạng.

Từ sự phân loại đó, chúng ta sẽ đưa ra được những nguyên tắc đúng đắn nhất cho quy hoạch du lịch để phát triển du lịch một cách toàn diện nhất cho du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

Các nguyên tắc quy hoạch cụ thể:

1.4.3.1. Nguyên tắc thị trường

Ngành Du lịch có mức độ thị trường rất cao, quy hoạch khai thác với các điểm du lịch và khu du lịch sinh thái phải tiến hành theo qui luật thị trường.

Quy hoạch du lịch phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường nguồn khách (hiện tại và tiềm năng). Trước khi quy hoạch cần tiến hành điều tra thị trường một cách tỉ mỉ, tìm hiểu đầy đủ, nội dung, qui mô, kết cấu, sở thích, xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách, tìm thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xác định phương hướng chủ yếu,thứ tự phát triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.

1.4.3.2. Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích

Trong quy hoạch du lịch phải chú ý phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

1.4.3.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt

Sắc thái đặc biệt là linh hồn của khu du lịch, qui hoạch du lịch làm nổi bật sắc thái đặc biệt, chủ đề rõ ràng.

Sắc thái đặc biệt của địa phương để làm thoả mãn tâm lý sẵn sàng tìm sự mới lạ của du khách.

1.4.3.4. Nguyên tắc bảo vệ

Đại đa số tài nguyên du lịch đều có thuộc tính “di sản”. Vì vậy, quy hoạch du lịch phải duy trì nguyên tắc bảo vệhệ sinh thái của tài nguyên thiên nhiên và hình thái hiện hữu của di tích văn hoá.

1.4.3.5. Nguyên tắc toàn cục

Quy hoạch điểm du lịch phải quán triệt nguyên tắc toàn cục.Trước hết phải phục tùng và phục vụ qui hoạch đất đai khu vực.Yêu cầu cụ thể cho nguyên tắc toàn cục trong quy hoạch DLST là:

- Quy hoạch khai thác điểm du lịch phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch của toàn khu vực.

- Điều hoà nhịp nhàng giữa qui hoạch điểm du lịch với mạng lưới giao thông vận tải.

- Phối hợp ăn khớp giữa xây dựng điểm du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị trấn của khu vực (nơi tập trung đông khách).

- Quy hoạch du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai tại khu vực.


1.5. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam‌


1.5.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam‌


1.5.1.1. Đa dạng sinh thái ở Việt Nam

Với 134 khu rừng đặc dụng với, trong đó có 31 VQG, 69 khu BTTN và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử nên Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái.

Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng khô hạn, hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái đầm lầy,hệ sinh thái đầm phá, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái ngập mặnven biển, hệsinh thái biển - đảo, hệ sinh thái cát ven biển, hệ sinh thái nôngnghiệp.

Với 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 225 loài ở vùng biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và tổng diện tích đất ngập mặn của nước ta có khoảng từ 7 – 10 triệu ha nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch với ĐồngTháp Mười là vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á. Hệ thốngrừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có về tính đadạng sinh học với

12.000 loài thực vật (1.200 loài đặc hữu), 15.575 loài độngvật (172 loài đặc hữu). Với tiềm năng phong phú và đa dạng, nên ngay từ thờigian đầu của quá trình đổi mới đất nước, việc phát triển du lịch sinh thái ở ViệtNam đã được coi trọng.

Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điều tracơ bản quy hoạch những vùng tiềm năng như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương, NamCát Tiên, Yok đôn, Côn Đảo, Bình Châu-Phước Bửu...Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ởViệt Nam sẽ được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu:

- Không gian du lịch sinhthái vùng núi và ven biều Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn, CaoBằng, Bắc Cạn, Bắc Thái; các hệ sinh thái điển hình và có giá trị cao được chọnkhu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên ( Lạng Sơn); rừngvăn

hoá lịch sử Pắc Bó; Trùng Khánh( Cao Bằng); VQG Ba Bể ( BắcCạn); hồ núi Cốc( Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, HảiPhòng.

- Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và HoàngLiên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinhthái núi cao Sapa- Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé- nơi đang tồn tại 38loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sói đỏ...

- Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc cáctỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khubảo tồn thiên nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, CúcPhương, Ba Vì, Xuân Thuỷ ( khu bảo vệ vùng đất ngập nước (Ramsan) đầu tiên ởViệt Nam)

- Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía TâyNam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông NamThừa Thiên Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đây là địa bànđược đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn thiên nhiênPhong Nha-Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giới và nhiều khu rừngnguyên sinh có giá trị phía tây của Tây Nguyên, một phần bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnhKhánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tâynguyên. các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khộp ở Yok đôn,đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup-Núi Bà; hệ sinh thái san hô Nha Trang.

- Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ xuống đồng bằng Nam Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườnquốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng-Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, BìnhChâu-Phước Bửu( Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển Lạc-Núi Ông( Bình Thuận)

- Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnhdọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùngnày sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm Chim Đồng Tháp,Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.

1.5.1.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng tronggiao lưu quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xãhội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc giacó biển, kết hợp với phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thànhchiến lược lâu dài của đất nước ta.

Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngànhkinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành. Vì vậy, sự pháttriển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quanhệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốcgia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tếbiển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải đảo của 29tỉnh, thành phố, là cửa ngõ có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác pháttriển. Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọngtrong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịchViệt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đếnnăm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọngđiểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùngven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt làhệ thống đảo ven bờ, chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng, tuynhiên ở khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trongcả nước, hàng năm thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. Điều này đãkhẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của Du lịch ViệtNam.

Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đãchuyển biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiến quan trọng cả về lượng vàchất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sởvật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước. Hoạt động dulịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch của cả nước),đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch Việt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển.

1.5.1.3. Các khu dự trữ sinh quyển Thế Giới ở Việt Nam

Tho UNESCO thì hiện nay nước ta có 08 khu dự trữ sinh quyển của Thế giới ở Việt Nam – đóng vai trò là những khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú và đa dạng cả sinh thái bờ biển hoặc trên bờ nhằm bảo tồn sinh học. 08 khu dự trữ sinh quyển bao gồm:

- Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - hay còn gọi là rừng Sác.

- Khu dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Tiên.

- Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.

- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.

- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023