Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 2

MỞ ĐẦU‌

Ngày nay, trên toàn Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì du lịch đã và đang là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội – văn hóa. Và du lịch cũng là ngành đang có bước chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về vui chơi giải trí cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng, loại hình du lịch và những sản phẩm du lịch kèm theo.

Tuy chỉ mới phát triển trong hơn hai thập kỉ vừa qua nhưng loại hình du lịch sinh thái (DLST) ngày càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng. DLST sẽ mang lại cho du khách sự gần gũi với thiên nhiên để hòa mình vào đó mà con người có thể quên đi cuộc sống bộn bề ngoài xã hôi. Bên cạnh sự hưởng thụ không khí mát lành, những gì thân thuộc gần gũi từ thiên nhiên mang lại thì DLST cũng còn hướng con người đến trách nhiệm bảo vệ giư gìn và phát triển hơn nữa những gì thiên nhiên đang có. DLST không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần cho du khách mà nó còn đóng góp giá trị kinh tế không hề nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế so với các loại hình du lịch truyền thống khác.

Nằm trong hệ thống nguồn tài nguyên DLST quốc gia, Đồng Tháp lại là tỉnh được thiên nhiên ưu ái hơn bởi vùng đất này có sự hiền hòa của vạn vật để tạo cho chính mình những tiềm năng du lịch có giá trị kinh tế lơn. Đến với Đồng Tháp không chỉ có hoa sen của Tháp Mười, mà ngày nay còn có cả vườn Quốc gia Tràm Chim, khu căn cứ Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng “lá phổi xanh” của Đồng Tháp Mười…,tất cả đủ để tạo nên thương hiệu du lịch cho Đồng Tháp để ngày càng thu hút nhiều hơn nữa lượng khách du lịch về với mình.

Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị kinh tế của DLST đối với sự phát triển của tỉnh nhà. Việc nghiên cứu tiềm năng phát triển loại hình du lịch này là vấn đề mang tính cấp thiết nhằm đi đến hướng phát triển toàn diện hơn nữa cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Không chỉ dừng lại ở việc tìm ra những tiềm năng đã có, mà bên cạnh đó phải nhìn nhận tình hình phát triển thực tế để đưa ra được những đinh hướng cụ thể nhằm phát triển hơn nữa tiềm năng kinh tế này góp phần phát triển kinh tế Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung là vấn đề cấp thiết cần có sự nhìn nhận một cách nghiêm túc và khoa học.

1. Lý do chọn đề tài‌


Mặc dù chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhưng ngành du lịch sinh thái đã và đang nhận sự quan tâm của toàn xã hội rất nhiều so với các loại hình du lịch khác bởi

trách nhiệm về con người, thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái đã và đang trở hướng phát triển quan trọng trong hệ thống du lịch. Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng đang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua du lịch sinh thái Đồng Tháp đã có những bước tiến nhất định và hướng tới sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn nữa cả về mở rộng quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, các chỉ tiêu cơ bản về khách, doanh thu,…Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Sự phát triển đó còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng tài nguyên du lịch địa phương và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, còn bất cập trong quản lý, sử dụng, khai thác các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan, môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Xuất phát từ thực tế trên, việc tiến hành nghiên cứu những tài nguyên du lịch để phát triển du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, người viết lựa chọ đề tài “ Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp”

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 2


Du lịch sinh thái đã và đang là vấn đề nghiên cứu phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp với các đề án, luận án và bài nghiên cứu của các cá nhân, tập thể và cả những công ty du lịch. Trong lịch sử các đề tài đã nghiên cứu về du lịch sinh thái chúng ta có thể nhận thấy một điểm chung ở đây là sự nghiên cứu riêng lẻ về từng địa điểm, hoặc nghiên cứu chung về sự phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp.

Ví dụ như bài viết “ Tiềm năng, thực trạng, và định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” (tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Đại học Sư phạm Hà Nội - luận án thạc sĩ Địa Lý, 2008); đây là đề tài nghiên cứu về du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Tháp nhưng chỉ dừng lại ở việc điều tra nghiên cứu tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Một nội dung nhỏ trong bài nghiên cứu với đề tài “ Định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái “Mùa nước nổi” ở các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020” (tác giả Trần Văn Của, Đại học Cửu Long – khoá luận tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh, 2007). Trong đề tài này, người viết tìm hiểu về du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp nhưng lại chỉ giới hạn ở việc đánh giá loại hình du lịch này trong mùa nước nổi.

Các bài viết về tiềm năng du lịch sinh thái của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cũng dừng lại ở việc giới thiệu về tiềm năng du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn mà không đi sâu vào nghiên cứu một điểm, tuyến du lịch cụ thể.

Dựa trên những kết quả của các đề tài đã nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông tin, tham khảo các bài viết đã được công bố và đi sâu tìm hiểu ngoài thực tế, để nhận thấy rằng Du lịch sinh thái của Đồng Tháp không chỉ có ở Tràm Chim mà nó còn có ở rừng tràm Gáo Giồng hay khu căn cứ Xẻo Quýt. Độc đáo hơn là cả sự kết hợp giữa du lịch tham quan với du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống với du lịch sinh thái,..Từ đó, tác giả đã đi đến việc nghiên cứu về sự “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp” định hướng đến năm 2020 để làm đề tài nghiên cứu của mình.

3. Mục đích nghiên cứu‌


Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn, luận văn thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thu thập và phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu‌


Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu mà đề tài đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:

- Tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển du lịch sinh thái để vận dụng vào địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Kiểm kê, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp ngày càng đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững trong xu thế hội nhập và phát triển.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu‌


5.1. Quan điểm nghiên cứu

a. Quan điểm hệ thống.

Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này thì mỗi đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống được cấu thành bởi nhiêu yếu tố và có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nghiên cứu một đối tượng thì phải đặt nó trong mối quan hệ tương tác với các đối tượng khác trong hệ thống cao hơn và cả ở các phân vị thấp hơn. Với ý nghĩa đó thì khi nghiên cứu vấn đề về du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thì xét về mặt lãnh thổ nó có mối quan hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long; xét về khía cạnh ngành thì nó là một bộ phận của ngành của du lịch trong hệ thống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

b. Quan điểm tổng hợp

Xuất phát từ quan điểm du lịch sinh thái cũng là ngành được tạo thành bởi các thành tố như: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau. Do đó, khi đánh giá về nguồn tài nguyên này thì tát nhiên phải được xem xét một cách tổng hợp kể cả tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên và nhân văn. Từ qaun điểm tổng hợp này ta có thể nhìn nhận, đánh giá các đối tượng du lịch một cách đồng bộ, hình thành nên những khu du lịch sinh thái hoạt động một cách hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.

c. Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm này nhận định rằng các đối tượng nghiên cứu được phân bố trên phạm vi không gian lãnh thổ nhất định và có đặc điểm riêng. Xem xét các hoạt động du lịch trong mối quan hệ với đặc điểm lãnh thổ nhằm khái quát đặc trưng trên từng địa bàn nghiên cứu để mang lại hiệu quả tổ chức kinh doanh du lịch, cần tìm ra sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ, từ đó tạo ra được các sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng, khai thác thế mạnh mà tỉnh đang có để phát huy một cách tối đa nhằm hạn chế mức thấp nhất những khó khăn sẽ gặp phải.

d. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Đồng Tháp luôn gắn liền với địa danh Đồng Tháp Mười với cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến với Đồng Tháp Mười hay Đồng Tháp ta sẽ gặp ở đó những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm súng, những vườn cò, sân chim mênh mông hoang sơ mà không phải ở đâu cũng có. Đặc biệt với Đồng Tháp nổi tiếng với vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới quan tâm. Tràm Chim còn được coi là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam. Bên cạnh đó, Đồng Tháp con nổi tiếng hơn với các khu sinh thái tự nhiên khác như: rừng tràm Gáo Giồng, khu căn cứ Xẻo Quýt hay đây còn là nơi mà thân sinh Bác Hồ

sinh sống và mất,…Với đầy đủ các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn đặc sắc như vậy, Đồng Tháp có đầy đủ điều kiện để đưa du lịch nói chung và hướng tới phát triển hơn nữa du lịch sinh thái thành một ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước.

e. Quan điểm phát triển bền vững

Quan điểm này đòi hỏi sự phát triển phải được bền vững về cả 3 mặt gồm: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, việc khai thác nguồn tài nguyên, tổ chức các hoạt động du lịch đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư bản địa. Cần có những biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những hình ảnh tiêu cực đến môi trường tự nhiên, và văn hóa – xã hội của địa bàn tỉnh từ hoạt động du lịch.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu

Phương pháp này cho phép người viết kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như thường xuyên trong suốt đề tài, bao gồm hai giai đoạn thu thập và xử lí tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng bao gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo, văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định, số liệu thống kê từ các cơ quan ban ngành liên quan, một số luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước, một số trang tạp trí, báo điện tử.

b. Phương pháp thực địa

Đây là phương pháp mà nguời viết sẽ có cái nhìn trực quan, xác thực và toàn diện về vấn đề để từ đó tránh đưa ra các kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đồng thời, qua phương pháp thực địa thì người viết con có cơ hội so sánh, kiểm tra được độ chính xác của các tài liệu thu thập từ sách vở, tài liệu. Quá trình thực hiện đề tài này đòi hỏi người viết phải có nhiều đợt thực địa đến các điểm du lịch sinh thái đã định sẵn. Đồng thời qua đó sẽ trực tiếp thu thập thông tin, kiến thức không có trên sách vở từ người dân bản địa, các cơ quan ban ngành.

c. Phương pháp bản đồ - GIS

Với đặc thù là môn khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ đối tượng của các đối tượng du lịch, phương pháp bản đồ cho ta thấy sự phân bố không gian của các đối tượng. Bản đồ là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của các hoạt động nghiên cứu, cho phép khai thác thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng.

6. Những đóng góp của đề tài‌

Kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái.

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, hiện trạng phát triển ngành du lịch từ giai đoạn 2006 đến nay. Từ đó tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành kinh tế này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Đưa ra một số đinh hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp đinh hướng bền vững đến năm 2020.

7. Bố cục của luận văn‌


- Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái

- Chường 2 : Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011.

- Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI‌

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái‌


1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái‌


Khái niệm về du lịch:

Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union of Offcial Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống..”

Tại hội nghị liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma – Italya (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định là cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.

Nhìn từ góc độ kinh tế: “ Du lịch là một ngành kinh tế, du lịch có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Khái niệm về DLST:

DLST là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới và ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đây là loại hình du lịch thiên nhiên, môi trường và phát triển cộng đồng. ngoài ra, sự phát triển của DLST, các tiềm năng tự nhiên và văn hoá bản địa và đang mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “ Xây dựng chiến lược phát triển DLSTở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại

hình du lịch thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

1.1.2. Định nghĩa du lịch sinh thái‌


Sinh thái (ecologi) thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Hi Lạp (eco có nghĩa là nhà ở, nơi ở; logos là khoa học) sinh thái là khoa học nghiên cứu về nơi cư trú của sinh vật.

Định nghĩa của Haeckel đề xướng năm 1868, sinh thái học là khoa học về mối quan hệ tổng hoà giữa sinh vật với tất cả môi trường vô cơ và hữu cơ.

Cho đến nay, rất nhiều định nghĩa về DLST, bởi vì đây là một khái niệm tương đối mới và được hiểu khác nhau, xuất phát từ các góc độ nghiên cứu của các cá nhân. Thuật ngữ DLST eco-tourism bắt nguồn từ cụm từ ecologically Responsyble Tourism, có nghĩa là DLST có trách nhiệm và DLST hiểu theo đúng nghĩa của nó bao gồm hai bộ phận: bộ phận sinh thái tự nhiên (ecology natural) và bộ phận sinh thái nhân văn (human ecology).

Hội DLST Thế Giới (1992): DLST là sự du hành có mục đích đến các khu vực tự nhiên để hiểu biết về lịch sử tự nhiên và văn hoá môi trường không làm biến đổi tính hoàn chỉnh về du lịch sinh thái đồng thời tạo cơ hội phát triển du lịch kinh tế và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương.

Theo định nghĩa của Việt Nam:

DLST là loại du lịch dựa vào thiên nhiên, văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Qua đó ta thấy, DLST là loại hình du lịch gắn với thiên nhiên không làm biến đổi hệ sinh thái, gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường và sự an bình của cộng đồng địa phương. Và DLST luôn mang tính bền vững, một phần thu nhập của hoạt động du lịch sẽ được tái đầu tư trực tiếp và việc bảo vệ các đối tượng du lịch cũng như nâng cao được mức sống của cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia một cách có tổ chức của họ.

1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái‌


Tính đa ngành:

Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị văn hoá, lịch sử, văn hoá cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo,..) thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023