Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN


PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI

XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN


PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI

XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HÒA

LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”, tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Quý Thầy Cô Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Văn hóa Tp. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS.Trần Thị Minh Hòa, là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình đầy trách nhiệm, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Tiền Giang; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; Thư viện tỉnh Tiền Giang; Cục thống kê Tiền Giang; Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cái Bè, các đơn vị, cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin tài liệu, số liệu, đóng góp ý kiến trong quá trình khảo sát đúng thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.


Tiền Giang, tháng 8 năm 2015


Phan Thị Khánh Đoan

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3. Mục đích nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Bố cục luận văn 6

7. Đóng góp của luận văn 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 7

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch homestay 7

1.1.1. Các khái niệm về du lịch, du lịch homestay 7

1.1.2. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch homestay. 10

1.1.3. Vai trò của du lịch homestay 11

1.2. Du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam 16

1.2.1. Du lịch homestay tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới 16

1.2.2. Du lịch homestay tại Việt Nam 19

1.3. Mô hình nghiên cứu về du lịch homestay 23

1.3.1. Một số mô hình nghiên cứu du lịch homestay của các tác giả 23

1.3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài 26

Tiểu kết 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG 33

2.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp 33

2.1.1. Quá trình phát triển du lịch ở Đông Hòa Hiệp 33

2.1.2. Kế hoạch phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp khuôn khổ dự án “Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản” 35

2.1.3. Bộ máy tổ chức phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp 36

2.1.4. Sản phẩm du lịch 37

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp 37

2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các ngôi nhà cổ của nhà dân hoạt động du lịch homestay tại Đông Hòa Hiệp 37

2.2.2. Hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè 39

2.3. Thiết kế nghiên cứu 41

2.3.1 Nghiên cứu định tính 41

2.3.2. Nghiên cứu định lượng 41

2.3.3. Thiết kế mẫu 42

2.3.4. Quy trình nghiên cứu 44

2.3.5. Mô tả thang đo 45

Tiểu kết 47

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG 48

3.1. Cơ sở hình thành giải pháp 48

3.1.1. Các giải pháp 48

3.1.2. Các giải pháp khác 55

3.2 Kiến nghị 58

3.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 59

Tiểu kết 60

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT


ASEAN

Association of South East Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Gross Domestic Produc

Tổng sản phẩm quốc nội

SPSS

Statistical Package for the Social Science

Phần mềm thống kê

TG

Tiền Giang

Tp

Thành phố

Tp HCM

Tp Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 1.1: Mô hình nghiên cứu 27

Bảng 2.1: Khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2009-2013 45

Bảng 2.2: Khách du lịch đến khu du lịch Cái Bè giai đoạn 2009-2013 45

Bảng 2.3: Khách du lịch đến xã Đông Hòa Hiệp 2009-2013 46

Bảng 2.4. Thông tin mẫu nghiên cứu 50

Bảng 2.5: Mô hình du lịch homestay 52

Bảng 2.6: Thang đo sự hài lòng 53

Bảng 2.7. Giá trị trung bình các thành phần 57

Bảng 2.8: Ma trận hệ số tương quan 67

Bảng 2.9: Hệ số thống kê 71

Hình 1.1: Mô hình du lịch homestay của Seubsamarn K. (2009), Thái Lan 24

Hình 1.2: Mô hình Ứng dụng Quy trình hệ thống phân cấp phân tích mờ 26

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu du lịch homestay đề nghị 36

Hình 2.1: Bản đồ 38

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 67

1. Lý do chọn đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Du lịch là một ngành kinh tế công nghiệp không khói, mang lại nguồn lợi to lớn trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là trong giai đoạn "mở cửa", hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong nhiều năm qua, giai đoạn 2005 - 2009, Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product) của ngành du lịch tăng bình quân hàng năm là 24,68%, tăng 6,7% so với giai đoạn 2000-2005 [9, tr.7], trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển nhanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh trong thời gian tới.

Du lịch homestay (tiếng Việt gọi là du lịch nghỉ ở nhà dân) là loại hình du lịch dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương. Du khách sẽ cùng ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và lao động cùng với người dân để tự mình khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo. Những năm qua, ngành du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế địa phương, điển hình như: Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ)… Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng loại hình du lịch này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng như: Sản phẩm du lịch homestay chưa đa dạng, còn trùng lắp giữa địa phương này với địa phương khác; năng lực kinh doanh của hộ gia đình kém; sự gắn kết giữa hộ dân với các công ty du lịch chưa chặt chẽ…

Tại Tiền Giang, homestay là loại hình du lịch mới, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa với mong muốn trải nghiệm, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân miền sông nước Tiền Giang. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Tiền Giang (VHTT&DL) chọn làm dịch vụ du lịch homestay là Khu du lịch Cù lao Thới Sơn, Tp Mỹ Tho và Khu du lịch Cái Bè (gồm Thị trấn Cái Bè và xã Đông Hòa Hiệp). Đây là loại hình du lịch do Sở

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí