Những Tác Động Của Du Lịch Tới Các Di Sản Văn Hóa Ở Nam Định


truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều di sản văn hóa thì quốc gia đó sẽ là điểm đến hấp dẫn.

Nam Định là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Với bề dày lịch sử và do đặc điểm địa hình của lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định là địa phương có tiềm năng du lịch đa dạng, có nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt mà tiêu biểu là quần thể di tích đền Trần, phủ Dầy .... Tiềm năng du lịch đa dạng này là một trong những điểm mạnh quan trọng của du lịch Nam Định so với một số địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam... Với tính đa dạng, đặc sắc của tài nguyên đó, Nam Định hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch không trùng lặp không chỉ đối với hoạt động phát triển du lịch của bản thân địa phương Nam Định mà còn sẽ không trùng lặp với sản phẩm du lịch nhiều địa phương khác trong khu vực. Điều này sẽ tạo cho du lịch Nam Định có được sức hấp dẫn du lịch riêng và đây sẽ là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Nam Định trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam, khi mà tình trạng "trùng lặp" về sản phẩm du lịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các "vùng miền" và các địa phương nói riêng.

Hàng năm Nam Định thu hút hàng ngàn khách du lịch tới địa phương tham quan, nghỉ dưỡng. Trong đó lượng du khách tới tỉnh với mục đích lễ hội, tham quan di tích lịch sử chiếm đa số. Điều đó cho thấy di sản văn hóa có vai trò to lớn trong sự phát triển du lịch tỉnh nhà. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ban ngành, Nam Định đã và đang có sự hoàn thiện đáng kể về cơ cấu sản phẩm du lịch, trong đó phải kể đến sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Các di sản văn hóa thực sự đã trở thành nguồn tài nguyên để ngành du lịch Nam Định khai thác, góp phần thu hút khách du lịch, làm đa dạng sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho khách, kéo dài thời gian tham quan và lưu lại tỉnh. Di tích cũng tham gia vào chiến lược quảng bá điểm đến cho du lịch Nam Định.

Tại Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua Luật di sản đã khẳng định: "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của Di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta". Di sản là những bằng chứng có ý nghĩa quan trọng, chứng minh về lịch sử mà cha ông ta đã dày công


gây dựng. Do đó, di sản giúp cho con người biết về cội nguồn, hiểu sâu rộng hơn về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa địa phương mình góp phần hoàn thiện nhân cách con người Nam Định hiện đại, tạo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn chứa đựng những giá trị to lớn về kinh tế, nếu những di sản văn hóa này mất đi, chúng ta không chỉ mất đi tài sản vật chất mà còn mất đi những giá trị tinh thần vô cùng quý giá, không gì bù đắp được. Các di sản vật thể còn mang ý nghĩa nội lực cho phát triển kinh tế, nếu được khai thác và sử dụng đúng cách, biết gìn giữ, bảo vệ nó thì nó sẽ góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế tỉnh.

1.3.2. Những tác động của du lịch tới các di sản văn hóa ở Nam Định

Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch. Ngày nay, xu hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hóa đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu. Trong đó di tích là mảng quan trọng của di sản văn hóa vật thể và khi đưa vào khai thác phục vụ kinh doanh du lịch thì giá trị khai thác không bị cạn kiệt mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Trên thực tế, nhiều di tích sau khi được tu bổ đã thúc đẩy du lịch phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho cư dân địa phương như cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Chính vì vậy việc bảo tồn di sản có mối quan hệ mật thiết với phát triển du lịch chứ không phải chỉ mang ý nghĩa văn hóa đơn thuần. Bên cạnh đó du lịch cũng được coi là phương tiện để làm sống lại các giá trị của di sản và làm cho các giá trị của di sản được mọi người biết đến rộng rãi hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

1.3.2.1 Những tác động tích cực

Giữa du lịch và văn hóa luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa. Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại, tương lai của mỗi dân tộc. Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hóa. Doanh thu của các hoạt động du lịch được sử dụng

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 5


cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các di sản văn hóa. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại.

Tại một vùng hay một địa phương khi du lịch phát triển sẽ có những tác động tích cực tới các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của vùng, địa phương đó. Hơn nữa, du lịch tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư. Du lịch phát triển là nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích, phát huy các giá trị của di tích nhằm khai thác phục vụ du lịch. Khi người dân địa phương ý thức được lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, họ sẽ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích.

Trong thực tế, kinh doanh du lịch tại Nam Định trong những năm qua có nhiều tác động tích cực đối với di sản văn hóa của địa phương như:

- Hoạt động du lịch đã thu hút nhiều vốn đầu tư đến địa phương, tăng cơ hội việc làm tại địa phương, tạo thêm cơ hội kinh doanh cho cộng đồng cư dân địa phương từ đó gia tăng thu nhập, chất lượng cơ sở và dịch vụ du lịch cũng được nâng lên nhờ các dự án đầu tư của ngành du lịch. Tính riêng giai đoạn 2006 - 2010 Trung ương đã hỗ trợ 94 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng du lịch. Nhiều dự án đã được thực hiện, nhiều tuyến đường đã được nâng cấp nhằm phục vụ tốt hơn cho du lịch như: đường vào khu di tích tưởng niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh và khu du lịch, lễ hội chùa Keo Hành Thiện; hạ tầng tuyến du lịch Bến Hữu Bị - Đền Bảo Lộc - Đền Trần - Chùa Tháp - công viên văn hóa Tức Mạc; hạ tầng kỹ thuật khu vực quần thể Phủ Dầy, chợ Viềng ... Năm 2011, các dự án đầu tư hạ tầng du lịch tiếp tục được triển khai thực hiện với 8 dự án chuyển tiếp và 2 dự án mới khởi công, được Ngân sách Trung ương hỗ trợ với tổng số vốn là 24 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương còn có nguồn vốn địa phương đầu tư vào các dự án nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo sự thuận lợi trong nhu cầu đi lại của khách du lịch. Bên cạnh đó nhiều dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng có quy mô lớn, chất lượng cao đã được triển khai, hoàn thành và đi vào phục vụ khách du lịch.

- Cùng với sự nâng cao chất lượng phục vụ du lịch thì hoạt động du lịch cũng đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương. Du lịch còn khích lệ, động viên lòng tự hào dân tộc và tạo động lực cho sự hồi sinh và phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống (như phát triển nghề thủ công, các loại hình


biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc). Du lịch cũng giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa phương.

- Hoạt động du lịch tham gia vào việc gìn giữ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài động vật hoang dã tại di tích giúp cải thiện môi trường sinh thái của địa phương; du lịch cũng tạo ra nhiều động cơ để địa phương phục hồi các danh thắng mang giá trị độc đáo từ đó thay đổi diện mạo của địa phương thu hút ngày càng nhiều hơn du khách trong và ngoài nước.

1.3.2.2. Những tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch đối với các di sản văn hóa là những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch mang lại cho đối tượng này.

- Đa số lợi nhuận từ kinh doanh du lịch địa phương thuộc sở hữu của cá nhân và tổ chức ngoài địa phương; giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ tăng cao hơn. Tại các điểm du lịch ở Nam Định như khu di tích lịch sử đền Trần, phủ Dầy, đặc biệt ở các khu nghỉ dưỡng biển Hải Thịnh, Quất Lâm, giá cả các mặt hàng cũng có cao hơn các khu không phải điểm du lịch. Mà đa số các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch lại là tư nhân nên khoản thu này đương nhiên vào tay họ phần lớn, chỉ một phần nhỏ nộp cho ngân sách địa phương.

- Do du lịch có tính mùa vụ nên số người thất nghiệp sẽ tăng cao khi vào mùa thấp điểm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương và tạo ra gánh nặng cho các cấp chính quyền của địa phương. Tỉnh Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật này. Vào dịp hè lượng khách tới nghỉ dưỡng tại bãi biển Thịnh Long, Quất Lâm tăng cao khiến cho cần một lượng lớn nhân viên phục vụ song sau đó khi mùa cao điểm đã qua, số nhân viên này lại trở về tình trạng thất nghiệp. Tại các điểm du lịch khác cũng tương tự nhưng ít hơn. Ví dụ như vào mùa lễ hội, lượng khách tới đền Trần và Phủ Dầy tăng cao, khiến cho lượng người cần để phục vụ cho lễ hội này đòi hỏi cao nên rất nhiều nhà dân xung quanh cũng vào cuộc với việc trông coi giữ xe chẳng hạn hoặc bán hàng hương hoa quanh khu vực di tích. Sau thời gian lễ hội, họ lại quay trở lại với công việc đồng áng, công việc chính của họ.

- Việc thương mại hóa hoạt động du lịch sẽ làm biến dạng các di sản, thay đổi nét văn hóa cổ truyền của dân cư. Thông qua du lịch, cư dân địa phương được tiếp thu nhiều nền văn hóa mới, từ đó kích thích người dân địa phương học theo cách ứng xử


của du khách dẫn tới tình trạng xa rời hoặc thậm chí còn từ bỏ những giá trị truyền thống văn hóa. Trong quá trình phát triển du lịch, nhiều phong tục, tập quán, lễ hội, nghề truyền thống của địa phương bị thương mại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch do đó dẫn đến việc mất dần những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của địa phương.

Du lịch cũng mang theo sự du nhập của nhiều loại hình tệ nạn xã hội như tội phạm, nghiện hút, mại dâm, rượu chè, buôn lậu... Khi lượng khách du lịch vào địa phương tăng lên đồng nghĩa với việc mâu thuẫn giữa cộng đồng cư dân địa phương và du khách càng trở nên gay gắt. Nếu khách du lịch được cung cấp thông tin tại điểm du lịch bởi những hướng dẫn viên không chuyên, không có kiến thức cơ bản, không am hiểu văn hóa địa phương ... họ rất dễ có những thông tin sai lệch về di sản văn hóa làm hao mòn giá trị văn hóa của dân tộc hoặc có những du khách biết những thông tin đó được đưa ra không chính xác sẽ gây cảm giác khó chịu, không tin tưởng và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu sự tôn trọng người hướng dẫn viên đó, ban quản lý nơi cung cấp người hướng dẫn viên này hoặc khi có điều kiện quay trở lại điểm du lịch đó thì họ sẽ mất cảm hứng và sẽ tìm đến điểm du lịch khác.

Tình trạng trộm cắp, rượu chè, cờ bạc vẫn diễn ra thường xuyên trong nhiều lễ hội không chỉ Nam Định mà còn ở nhiều địa phương khác. Khách du lịch tới Nam Định rất đa dạng, phong phú do đó việc đáp ứng nhu cầu của khách không phải dễ dàng, do đó nhiều khi xảy ra tình trạng cãi vã, xô xát giữa cư dân địa phương và khách du lịch là điều không thể tránh khỏi. Nam Định có nhiều điểm tham quan du lịch nhưng việc cấp thẻ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch này còn hạn chế. Đội ngũ hướng dẫn viên còn non trẻ, kinh nghiệm ít, kiến thức văn hóa truyền thống địa phương nắm chưa sâu nên đôi khi làm khách du lịch không được hài lòng trong việc tiếp nhận thông tin.

- Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích, các cơ sở dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường tự nhiên của địa phương. Việc san ủi mặt bằng, việc xây dựng các công trình mới sẽ gây ô nhiễm về: nguồn nước, không khí, tiếng ồn, chất thải rắn và đất trồng; khi không gian du lịch mở rộng cũng đồng nghĩa với không gian của các ngành kinh tế truyền thống ở địa phương bị thu hẹp hoặc loại bỏ. Bên cạnh đó du lịch phát triển sẽ làm cho tài nguyên du lịch của địa phương bị xuống cấp. Nếu không được


bảo tồn, gìn giữ của khách du lịch và cư dân địa phương thì đến một ngày nào đó địa phương sẽ không còn tài nguyên mà thu hút khách.

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp ban ngành và cư dân địa phương đi làm ăn xa thành đạt quay trở lại quê hương báo đáp nên nhiều công trình xây dựng nhằm phục vụ du lịch được tiến hành. Bên cạnh việc đem lại nhiều thuận lợi hơn cho ngành du lịch Nam Định thì cũng mang đến nhiều hệ lụy. Ví dụ như một số tuyến đường được mở rộng để phục vụ việc đi lại của du khách trong các dịp lễ hội đã mang lại không ít khó khăn cho cư dân như việc bị thu hẹp đất nuôi trồng, nhà ở, việc sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng do công trình kéo dài ...

1.3.3. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du lịch Nam Định.

Trong xu thế chung không chỉ của du lịch Nam Định mà của cả ngành du lịch Việt Nam trong việc phát triển du lịch di sản đã đem lại nhiều lợi thế cho ngành du lịch. Nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt khảo cổ học, mà nó còn có chức năng về kinh tế - xã hội. Bảo tồn không phải là lưu giữ những hiện vật, di sản trong lồng kính khiến nó trở nên xa lạ với cuộc sống của con người mà nó cần phải được phát huy những giá trị về mặt thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa... cho xã hội hiện tại và tương lại.

Vì vậy, cần phải coi việc bảo tồn di sản văn hóa là một nhân tố của phát triển kinh tế, việc đưa ra những quyết định chính thức về bảo tồn, sử dụng và tái sử dụng di sản văn hóa là một phần cốt lõi trong các chính sách liên kết xã hội, môi trường, văn hóa, giáo dục và kế hoạch phát triển của địa phương. Bên cạnh đó bảo tồn di sản văn hóa cũng là một nhân tố thiết yếu trong hoạt động du lịch, là đối tượng của ngành du lịch tỉnh, là một phần quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, nó phải được khai thác trở thành sản phẩm du lịch. Việc bảo tồn được quan tâm còn giúp cho việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, biết trân trọng nó, để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thương mại và du lịch phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, tỉnh Nam Định cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. Việc bảo tồn di sản văn hóa địa phương luôn được gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, giúp giữ lại sự hấp dẫn của các cảnh quan thị trấn và thành phố, giữ lại


những nét đẹp truyền thống văn hóa riêng. Để việc bảo tồn được diễn ra thường xuyên, tỉnh Nam Định cũng rất chú ý tới việc đưa ra những chính sách tốt nhất cho việc xây dựng các đồ án quy hoạch, những chính sách đổi mới đô thị ...



Tiểu kết chương 1

Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa được coi là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của toàn xã hội nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng. Bởi di sản văn hóa không chỉ là tài sản vô cùng quý giá của nhân loại, mang lại cho cộng đồng các dân tộc một lượng kiến thức khổng lồ về nền văn hóa dân tộc nước nhà mà còn là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển du lịch.

Vấn đề khai thác giá trị của các di sản văn hóa để phục vụ phát triển du lịch và phát triển du lịch để bảo tồn các di sản văn hóa là hai hoạt động luôn song hành với nhau, gắn kết với nhau. Để đảm bảo cho hai hoạt động này được tốt thì việc bảo tồn các di sản văn hóa phải tuân theo những nguyên tắc đã đề ra, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan, khích lệ các thành phần xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương cùng tham gia vào công việc bảo tồn này. Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài sản chung vô cùng quý giá của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng.

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí