Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu của đề tài như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp đề tài phát hiện ra những vấn đề cần bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu của địa phương gắn với phát triển du lịch, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục.
- Phương pháp thống kê: Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở tỉnh Nam Định sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian 5 năm (2010-2015) theo quy chuẩn chung của ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Phương pháp này được thực hiện để điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Di sản văn hóa của tỉnh Nam Định và vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam
Định. Định.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam
Chương 1. DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH NAM ĐỊNH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nam Định
Theo các công trình nghiên cứu khoa học, mảnh đất Nam Định được hình thành cách đây khoảng 70 triệu năm do ảnh hưởng tạo sơn thời kỳ Đại Tân sinh, nâng ghềnh đá phía Nam sông Hồng cao lên, biển Đông lùi dần và từng bước hình thành vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Dấu tích các loài động thực vật có ở vùng biển và những hóa thạch tìm thấy trong lòng đất cho thấy đây là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, tạo cơ hội cho con người quần tụ thành cộng đồng.
Thời thuộc Đường, thuộc huyện Chu Duyên. Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang. Thời thuộc Minh vùng đất này được chia làm ba phủ: Trần Nam, Phụng Hóa, Kiến Bình. Đời Lê thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đến triều Nguyễn, năm 1832 đổi tên thành tỉnh Nam Định với 4 phủ, 18 huyện bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng, Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện. Từ năm 1926, tỉnh Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 708 xã, riêng thành phố Nam Định có 10 phường. Đến những năm 1930, địa giới hành chính của tỉnh Nam Định không có thay đổi nhiều.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn có sự thay đổi. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Nam Định thuộc Liên khu 3. Năm 1953, 7 xã phía Bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện Ý Yên. Đồng thời 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nhập vào tỉnh Hà Nam. Đến tháng 4 năm 1956, 3 huyện này lại được cắt trả cho Nam Định. Tháng 5 năm 1965, Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Cuối năm 1967, 2 huyện Giao Thủy và Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thủy. Tháng 3 năm 1968, 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 2 huyện Trực Ninh và Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh. Năm 1976, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình hợp thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991 lại chia tách và tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Nam Định, các huyện hợp nhất trước đây lại chia
tách và tái lập như cũ, đó là: Xuân Trường, Trực Ninh, Giao Thủy, Nam Trực và tái lập huyện Mỹ Lộc (gồm 10 xã). Năm 1997, xã Nam Vân, Nam Phong được cắt nhập từ huyện Nam Trực về thành phố Nam Định. Như vậy, đến cuối thế kỷ XX tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố và 9 huyện, 225 xã, phường, thị trấn.
Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều Trần (thế kỷ XIII-XIV) và sinh dưỡng nhiều danh nhân, danh sĩ, võ tướng mà tên tuổi và sự nghiệp của họ đã được sử sách ghi công, nhân dân tôn thờ mà nổi bật nhất là Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Nam Định còn là mảnh đất văn hiến, có truyền thống hiếu học với trường thi được lập từ thời Lê ở làng Năng Tĩnh. Trong chế độ khoa bảng thời phong kiến Nam Định có 5 trạng nguyên, 3 bảng nhãn, 14 hoàng giáp, 62 tiến sĩ và phó bảng, riêng làng cổ Hành Thiện có 91 vị đỗ đại khoa và cử nhân, nổi danh là: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Đào Sư Tích, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo, Trần Bích San...
Đời Trần, nhân dân Nam Định đã góp phần ba lần đánh thắng đế quốc Nguyên - Mông. Thời thuộc Minh, nhân dân đã ủng hộ nghĩa quân của Trần Triệu Cơ đánh thắng trận Bồ Đề buộc tướng Mộc Thạnh tháo chạy về thành Cổ Lộng. Trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, người dân Nam Định đã bí mật liên hệ với nghĩa quân để giết giặc cứu nước. Đặc biệt, với nghề rèn truyền thống, người dân Vân Chàng đã ngày đêm rèn vũ khí cho nghĩa quân. Ở Cổ Lộng - Chuế Cầu (Ý Yên), nhân dân còn tham gia nghĩa quân Lam Sơn đánh thành Cổ Lộng giúp nghĩa quân tiến lên phía Bắc tiêu diệt giặc Minh.
Khi nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy kéo quân ra Bắc, người Nam Định đã tích cực tham gia lập phòng tuyến Tam Điệp góp phần làm cuộc thần tốc đánh đuổi giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Dưới triều Nguyễn, do chính sách cai trị hà khắc khiến nhân dân khổ cực, người dân Nam Định đã hợp sức nổi dậy chống lại quan quân triều đình Huế. Trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành chỉ huy. Năm 1858 giặc Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta, Phạm Văn Nghị đã tập hợp nghĩa sĩ Nam Định tiến vào Nam diệt thù. Thực dân Pháp đánh phá Bắc Kỳ và Nam Định, đề đốc Lê Văn Điểm, án sát Hồ Bá Ôn đã chỉ huy quân chiến đấu ngoan cường bao vây quân địch.
Phong trào Cần Vương được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng, trong dó có cuộc nổi dậy ở Nam Trực do cụ nghè Cù Hữu Lợi và cụ Vũ Đình Lục chỉ huy.
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp câu kết với chế độ phong kiến tay sai ra sức khai thác, vơ vét tài nguyên, áp bức, bóc lột nhân dân ta thậm tệ. Trong đó, thực dân Pháp đã xây dựng nhà máy Dệt Nam Định lớn nhất Đông Dương, song chính sự ra đời của nhà máy này đã tạo điều kiện khách quan để giai cấp công nhân trong tỉnh hình thành và không ngừng lớn mạnh. Không cam chịu cảnh bần hàn, công nhân, nông dân và một số tầng lớp dân cư đã đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi. Đặc biệt, kể từ khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập cơ sở ở Nam Định (1926-1927), phong trào đấu tranh không ngừng lớn mạnh, với mục đích đòi quyền dân sinh, dân chủ, mang ý thức chính trị và giai cấp rõ rệt. Tháng 6 năm 1929, tỉnh ủy lâm thời được thành lập và chi bộ Đảng đầu tiên ở Nam Định ra đời, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ từ thành thị đến nông thôn. Nam Định trở thành một trong những trung tâm đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến mạnh nhất cả nước.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Nam Định đã viết tiếp những trang sử vàng chói lọi về truyền thống chống ngoại xâm và lao động cần cù sáng tạo, xây dựng Nam Định ngày càng đàng hoàng hơn, giàu đẹp hơn.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Vị trí địa lý
Nam Định là một tỉnh ở phía Nam của châu thổ sông Hồng, ở tọa độ 19o53' đến 20o vĩ độ Bắc và từ 105o55' đến 106o37' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 165.145,72ha, bằng 0,52% diện tích cả nước, đứng hàng thứ 57 so với các tỉnh trong cả nước. (Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2011).
1.1.2.2. Địa hình
Tỉnh Nam Định có chiều dài tính theo đường chim bay theo hướng Bắc - Nam là 68 km, theo hướng Đông - Tây là 72km, cạnh sống Đáy dài 88 km, bờ biển dài 72 km với nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng tàu và du lịch biển..., phần giáp tỉnh Hà Nam dài 56km. Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, chia là hai vùng chính: vùng đồng bằng thấp trũng (gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ
Bản, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường) và vùng ven biển (gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy) và một số ít đồi núi thấp ở phía Tây Bắc, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng chiêm trũng huyện Ý Yên.
1.1.2.3. Khí hậu
Cũng như các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định cũng mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24oC. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80% - 85%, hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, số giờ nắng từ 1650 - 1700 giờ; lượng mưa trung bình năm 1750 - 1800mm phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh; Nam Định nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Nhìn chung, khí hậu của Nam
Định thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật, mùa đông có thể phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.
1.1.2.4. Nguồn nước
Nguồn tài nguyên nước của Nam Định khá phong phú cả về nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Hệ thống sông ngòi khá dày đặc với ba sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra, Nam Định còn có rất nhiều ao, hồ, đầm được phân bố rộng khắp địa bàn. Sông ngòi ở Nam Định có vai trò cung cấp nước và tiêu ứng cho sản xuất nông nghiệp còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng của địa phương và các tỉnh lân cận. Không những thế đó còn là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị trong việc hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như các sản phẩm du lịch làng quê, du lịch sông nước.
1.1.2.5. Sinh vật
Nam Định còn có diện tích rừng khá lớn và hệ sinh thái nhiệt đới - á nhiệt đới đa dạng, phong phú với nhiều loại động, thực vật khá hiếm.
- Rừng: Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 4.240,46 ha rừng các loại. Rừng ở Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Rừng góp phần làm trong lành không khí cho khu vực.
- Hệ sinh thái: Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài động thực vật của cả nước. Đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập Cồn Lu,
Cồn Ngạn (nay được công nhận là Vườn Quốc gia Xuân Thủy) có hệ động thực vật khá đa dạng và phong phú. Nam Định có nguồn lợi thủy sản dồi dào (gồm thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ). Vùng ven biển Nam Định có nhiều bãi cá lớn với nhiều loài cá, hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm rảo, tôm vàng, cua... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đồng thời hấp dẫn du khách đến thưởng thức những món ăn hải sản của vùng.
Với những điều kiện tự nhiên như trên, Nam Định là một tỉnh có vị trí tương đối thuận tiện cho việc phát triển du lịch, lại nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nam Định được ví như điểm chốt của chiếc quạt khổng lồ của vùng châu thổ sông Hồng: với bán kính 200 km là các thành phố Hạ Long, Thái Nguyên, Sơn Tây, Vinh; với bán kính 100km là các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa; với bán kính 30km là các thành phố Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình. Nằm ở ví trí như thế nên Nam định có nhiều thuận lợi cho giao lưu giữa các vùng miền trong cả nước.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Về kinh tế
Nam Định có GDP bình quân ở mức trung bình so với mặt bằng chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2012 là 20,8%. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba khối ngành (24,1%) (Bảng 1.1.). Tỷ trọng khu vực dịch vụ có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm. Điều này phản ánh định hướng ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ (trong đó có du lịch) của tỉnh.
Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định thời kỳ 2010 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Tốc độ tăng trưởng | |
Tổng sản phẩm (GRDP) | 25,910.0 | 32,736.3 | 38,460.4 | 44,858.0 | 55,349.7 | 20,8% |
Nông, lâm nghiệp, thủy sản | 7,327.7 | 9,594.8 | 10,424.6 | 11,425.4 | 13,560.3 | 16,6% |
Công nghiệp - Xây dựng | 9,449.5 | 12,051.1 | 14,764.4 | 17,820.9 | 22,415.0 | 24,1% |
Dịch vụ | 9,015.7 | 10,949.9 | 13,117.3 | 15,441.5 | 19,172.4 | 20,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 1
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 2
- Vấn Đề Bảo Tồn Văn Hóa Và Việc Bảo Tồn Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch
- Những Tác Động Của Du Lịch Tới Các Di Sản Văn Hóa Ở Nam Định
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Gắn Với Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Ở Nam Định
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
1.1.3.2. Về dân cư và lao động
Nam Định là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào. Dân số toàn tỉnh năm 2014 là 1.952.327 người, mật độ trung bình 1.200người/km2. Năm 2014 toàn tỉnh có
1.084 nghìn người trong độ tuổi lao động chiếm 58,7%, trong đó số người có việc làm là 1.352 nghìn người (chiếm 69,3%). Lao động của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động ở khu vực dịch vụ có phần giảm sút. Năm 2010 chiếm 18,6%, năm 2011 tăng lên 19,6%, năm 2012 lại giảm xuống còn 18,9%, năm 2013 giảm tiếp còn 18,4% và đến năm 2014 chỉ còn chiếm 18,0% (Bảng 1.2.). Nhìn chung, tỷ lệ lao động nam thấp hơn so với nữ. Năm 2014 lao động nam có 524.533 lao động (chiếm 48,41%), lao động nữ có 558.954 (chiếm 51,59%). Hầu hết những người này có trình độ chuyên môn không cao, do đó trong những năm gần đây tỉnh rất chú trọng đào tạo tay nghề, chuyên môn cho lao động ở cả ba khối ngành.
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực tỉnh Nam Định Giai đoạn 2010 - 2014
ĐVT | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Người lao động ( Từ 15 tuổi trở lên) | 1000 Người | 1,066 | 1,069 | 1,070 | 1,077 | 1,084 |
Dân số trung bình | 1000 Người | 1,830 | 1,834 | 1,835 | 1,840 | 1,846 |
Người lao động/ dân số | % | 58.2 | 58.3 | 58.3 | 58.5 | 58.7 |
Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân ( Kêt quả ĐT doanh nghiệp) | 1000 Người | 117.1 | 125.4 | 125.2 | 128.5 | 135.2 |
- Cơ cấu LĐ | % | 100.0 | 100.0 | 100.0 | 100.0 | 100.0 |
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản | % | 8.6 | 7.2 | 7.0 | 6.6 | 6.3 |
+ Công nghiệp, xây dựng | % | 72.8 | 73.2 | 74.1 | 75.0 | 75.6 |
+ Dịch vụ | % | 18.6 | 19.6 | 18.9 | 18.4 | 18.0 |
Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Tuy nhiên, người dân Nam Định vốn có truyền thống hiếu học, trình độ học vấn cao, trình độ văn hóa của dân số theo các cấp học và nhóm tuổi đều có ưu thế so với các tỉnh trong vùng và trong cả nước. Hàng năm, tỷ lệ sinh viên nhập học đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Nhưng con số này sau khi học xong quay trở lại phục vụ quê hương rất ít. Họ thường ở lại các thành phố lớn, những nơi có điều kiện, cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn cho sự nghiệp của mình.
1.1.3.3. Về cơ sở hạ tầng