Vấn Đề Bảo Tồn Văn Hóa Và Việc Bảo Tồn Văn Hóa Trong Phát Triển Du Lịch


Nam Định là một tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng tươmg đối hoàn chỉnh, đồng bộ gồm: đường thủy, đường bộ, đường sắt phân bố hợp lý, thuận lợi giao thương giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh lân cận khác. Đây là một lợi thế giúp cho kinh tế xã hội của vùng phát triển trong đó có cả du lịch.

* Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của Nam Định bao gồm giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt. Hiện tại việc vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ là chủ yếu. Tuyến đường Hà Nội - Nam Định rất thuận lợi cho việc đi lại. Các tuyến điểm liên xã, liên huyện trong vùng đến nay đã được cải tạo, nâng cấp đi lại thuận tiện hơn trước.

- Giao thông đường bộ: Được hình thành theo dạng đường xuyên tâm, có đường vành đai, các trục quốc lộ 10,21 đều đi qua trung tâm thành phố Nam Định. Đoạn quốc lộ 10 đi qua tỉnh Nam Định từ cầu Tân Đệ đến cầu Non nước dài 35,9km, qua thành phố Nam Định và 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên tạo thành vành đai bao quanh thành phố Nam Định; đoạn quốc lộ 21 qua địa phận tỉnh Nam Định từ cầu họ đến thị trấn Thịnh Long qua thành phố Nam Định và 6 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu dài 74,9km. Tuyến đường bộ mới 21B song song với tuyến quốc lộ 21A đoạn Nam Định - Phủ Lý cũng đã chính thức thông tuyến. Các đường liên tỉnh hầu hết đều có hướng từ trung tâm thành phố tỏa ra các huyện, thị, và được phân bố tương đối đồng đều. Một số tuyến đường quan trọng như: tỉnh lộ 489B (51B cũ đoạn Lạc Quần - Quất Lâm), tỉnh lộ 486B (đoạn Mỹ Lộc - Thị trấn Gôi, Vụ Bản), tỉnh lộ 490C (đoạn Đò Quan - Thịnh Long), tỉnh lộ 489 (Đoạn Ngô Đồng - Vườn quốc gia Xuân Thủy). Mặc dù đa số các tuyến đường đã được sửa chữa, nâng cấp, giao thông thuận tiện, đi lại tương đối tốt nhưng vẫn còn một số tỉnh lộ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xấu, cầu yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu vận tải.

- Giao thông đường thủy: Về phía đông, Nam Định có sông Hồng - con sông lớn ở vùng Bắc Bộ, nối liền thủ đô Hà Nội với Nam Định và chảy ra biển Đông. Về phía Tây, có dòng sông Đáy chảy xuôi từ địa phận Hà Nội (với thắng cảnh chùa Hương) qua Ninh Bình tới Nam Định và đổ ra biển Đông. Đây là 2 tuyến giao thông đường thủy có tiềm năng lớn cho việc khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, Nam Định đã đầu tư xây dựng các cảng (cảng biển Hải Thịnh và cảng sông tại thành phố Nam Định) với quy


mô hiện đại có thể đưa đón khách và háng hóa thuận lợi. Ngoài ra, trên các triền sông lớn đã hình thành khoảng 80 bến, bãi xếp dỡ hàng hóa, vật liệu xây dựng.

- Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh Nam Định có chiều dài 42km, đi qua các huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, Vụ Bản, Ý Yên. Trong đó ga Nam Định là một trong những ga chính. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Nam Định khi đón các đoàn tàu khách thực hiện các chương trình du lịch xuyên Việt bằng đường sắt.

*Thông tin liên lạc:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông cả nước, Nam Định đã đầu tư lắp đặt nhiều thiết bị mới, hiện đại, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân trong tỉnh. Sóng điện thoại đã được phủ sóng toàn tỉnh đã góp phần phục vụ du lịch tốt hơn, thuận tiện hơn. Ngoài ra tỉnh đã mở rộng nhiều loại hình dịch vụ để thuận lợi hơn cho khách du lịch trong thời gian tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh như: điện hoa, chuyển phát nhanh, giải đáp thông tin cho khách, dịch vụ Internet...

* Hệ thống điện, nước

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 4

Trong những năm gần đây chất lượng điện năng của tỉnh được nâng cao, sự cố điện giảm, không còn hiện tượng cắt điện luân phiên như những năm trước đây. Nhờ đó, các khu, các điểm du lịch trên địa bàn phục vụ nhu cầu kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch phục vụ khách du lịch được tốt hơn.

Nguồn nước khai thác và sử dụng chủ yếu hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định là nguồn nước mặt của các sông và một số ao hồ, chỉ có thành phố Nam Định và vùng phụ cận là sử dụng nước sạch do Công ty cấp thoát nước Nam Định cung cấp còn tại một số xã, huyện vẫn sử dụng nguồn nước ngầm. Nhìn chung nhân dân và du khách đều được đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt. Bên cạnh đó, ở các khu vực nông thôn nước sinh hoạt ở một vài nơi chưa đảm bảo an toàn, chưa được xử lý trước khi sử dụng. Nước thải chảy tràn hoặc được đổ trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ và những khu vực ven biển làm mất vệ sinh môi trường, gây ra nhiều bệnh như đường ruột, viêm da, đau mắt hột,... ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và cảnh quan du lịch trong vùng.

* Các dịch vụ khác


Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hầu hết chi nhánh các ngân hàng lớn như: Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông, ngân hàng ngoại thương... giúp cho khách du lịch có thể đổi tiền, thanh toán, chuyển khoản dễ dàng, nhanh chóng. Các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, tư vấn pháp luật, vận tải ... đều có bước phát triển mới.

1.2. Vấn đề bảo tồn văn hóa và việc bảo tồn văn hóa trong phát triển du lịch

1.2.1. Khái niệm bảo tồn

Trong giới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm bảo tồn. Theo từ điển:

Bảo tồn: "Giữ cho không hư hỏng, mất mát" [37, tr.35].

Liên quan đến vấn đề bảo tồn còn có các hoạt động: Tôn tạo: "Sửa chữa chỗ hư hỏng để bảo tồn một di tích lịch sử" [37, tr.72]. Trùng tu: "Sửa chữa lại công trình kiến trúc" [37, tr.826]…

1.2.2. Vấn đề bảo tồn văn hóa

Từ khi xuất hiện cho đến nay con người trên hành tinh này không ngừng thích nghi, lao động sản xuất, chiến đấu và xây dựng xã hội. Tất cả các hoạt động trên đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn hóa đồ sộ, trong đó các di tích lịch sử văn hóa chiếm tuyệt đại đa số. Thông qua các giá trị của di tích lịch sử văn hóa, thế hệ sau lĩnh hội được nhiều tinh hoa, trí tuệ, tài năng, văn hóa nghệ thuật của tiền nhân... Với hệ thống kiến thức đồ sộ như vậy, làm thế nào để gìn giữ, bảo tồn, khai thác, sử dụng những di sản văn hóa phục vụ cho quá trình phát triển của xã hội đã và đang là vấn đề được nhiều cấp ban ngành quan tâm.

Văn hóa nhân loại muốn ngày càng đa dạng và phát triển thì chỉ có một phương pháp đó là con người phải luôn luôn sáng tạo ra văn hóa, đồng thời bên cạnh đó phải tích cực gìn giữ những tài sản văn hóa vốn có. Từ thời cổ xa xưa đến thời kỳ hiện đại ngày nay, con người đã rút ra bài học quý giá là: không thể thiếu di sản văn hóa trong quá trình phát triển tri thức. Lênin cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và khai thác di sản văn hóa như sau: "Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hóa do chế độ tư bản để lại và dùng những nền văn hóa để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tiếp thu toàn bộ nền khoa học kỹ thuật, tất cả những tri thức, tất cả nghệ thuật, không có cái đó chúng ta không thể xây dựng cuộc sống xã hội cộng sản" [37,tr.67].


Ở nước ta, trong pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4/4/1984 thì di tích lịch sử văn hóa được quy định như sau: "Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội".

Qua đây ta có thể thấy rằng cả di tích do bàn tay con người làm nên, đồng nghĩa chúng đều là sản phẩm văn hóa. Di tích là sản phẩm do cá nhân hoặc tập thể để lại, đã được lịch sử khẳng định vai trò và giá trị, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của thế hệ sau. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tiến hành bảo tồn sao cho đúng với đối tượng khách quan đó.

Hoạt động bảo tồn văn hóa bao gồm hai chức năng:

- Chức năng giữ gìn: Chức năng này bắt đầu bằng công việc nghiên cứu, phát hiện các giá trị văn hóa, lựa chọn gìn giữ những yếu tố góp phần chứng minh được đặc trưng của văn hóa dân tộc, của địa phương, của đất nước qua từng thời kỳ lịch sử. Tiếp đến phải xác định các tiêu chuẩn nhằm gìn giữ các di tích. Cuối cùng là sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân để bảo tồn văn hóa.

- Chức năng khai thác: Muốn thực hiện hiệu quả chức năng này người khai thác phải hiểu rõ nội dung giá trị của di tích. Đối với cán bộ giới thiệu về di tích phải vừa là người thuyết minh, vừa là người nghệ sĩ đồng thời là một người thầy. Có như vậy mới chủ động dẫn dắt khách tham quan cảm nhận sâu sắc, từ đó có ấn tượng đủ và đúng về giá trị văn hóa. Một cách khai thác khác cũng phát huy hiệu quả đáng kể đó là kết hợp với những ngày kỷ niệm, dịp lễ tết gắn với di tích để tổ chức trưng bày giới thiệu, các hoạt động lễ hội, hoạt động sân khấu hóa.

Điều 9 của Luật Du lịch quy định về Bảo vệ môi trường du lịch, trong đó có bảo vệ di sản văn hóa như sau:

“1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.


3. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.

5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam”1.

Tóm lại, bảo tồn văn hóa là giữ lại những không gian vật chất và tinh thần do các thời kỳ trước tạo lập, điều này có nhiều ảnh hưởng đến quá trình xây dựng xã hội hiện đại. Đây là mâu thuẫn tất yếu trong quá trình đi lên, tuy vậy không thể vì bảo tồn mà cản trở sự phát triển xã hội, nhu cầu xây dựng khu dân cư, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần do cộng đồng nơi có di tích; ngược lại cũng không quá đề cao lợi ích hiện tại mà sao lãng hoặc coi nhẹ công việc bảo tồn văn hóa.

Bảo tồn văn hóa trong du lịch là hoạt động mang tính cấp thiết hiện nay, bởi du lịch và di sản văn hóa luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Di sản văn hóa được bảo tồn tốt sẽ là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách, là cơ sở để phát triển du lịch, góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Vì vậy, công tác bảo tồn di sản văn hóa được xác định là nhiệm vụ, trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Du lịch và văn hóa di sản luôn có mối quan hệ cộng sinh. Trong nhiều năm gần đây, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của nhiều chương trình du lịch văn hóa là một minh chứng cho tầm quan trọng của di sản văn hóa và mối quan hệ giữa du lịch với văn hóa. Thông qua du lịch, nhờ du lịch mà văn hóa, con người được cộng đồng biết đến. Bên cạnh đó du lịch còn mang lại lợi ích kinh tế và góp phần bảo tồn văn hóa.

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên việc nghiên cứu và phát triển du lịch đã và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này được khẳng định


1 Luật Du lịch


thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam và đón Huân chương Hồ Chí Minh, đồng chí Vũ Khoan đã chỉ rõ: "Du lịch Việt Nam đã thực sự trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng... đem lại hàng tỉ đô la cho đất nước, tạo nên hàng triệu việc làm cho người lao động. Hơn thế nữa, du lịch là một cách xuất khẩu tại chỗ, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, là ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế đất nước. Đặc biệt, thông qua con đường du lịch làm cho bạn bè thế giới hiểu biết về văn hóa, về phong tục tập quán con người Việt Nam; do đó, du lịch Việt Nam còn làm cho bạn bè gần xa trên thế giới hiểu biết hơn về đất nước con người, về lịch sử văn hóa, văn minh Việt Nam; từ đó nâng cao vị thế Việt Nam trên chính trường thế giới".

Muốn di sản có sức sống bền vững thì công tác bảo tồn văn hóa phải gắn với việc phát huy giá trị di sản. Từ đó, phát triển du lịch văn hóa là sản phẩm cốt lõi, vừa phát huy được thế mạnh địa phương, vừa là công cụ để bảo tồn các giá trị di sản. Hoạt động du lịch vừa khai thác văn hóa đồng thời nuôi dưỡng và truyền bá văn hóa. Vậy, hoạt động bảo tồn văn hóa không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn là hoạt động gắn liền với ngành kinh doanh du lịch.

1.3. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Nam Định

Di sản được hiểu là những tài sản chúng ta kế thừa từ các thế hệ trước, bao gồm toàn bộ môi trường thiên nhiên và văn hóa: cảnh quan, các di tích lịch sử, tập tục truyền thống, tri thức và kinh nghiệm sống... Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy, bởi đó là những tài sản quý báu, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển xã hội hiện tại và tương lai. Luật di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta".

Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hóa:

- Những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) gồm: đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ, nhà sàn...

- Những di sản văn hóa vô hình (Intangible) gồm: các biểu hiện tượng trưng và "không sờ thấy được" của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một


số quá trình tái tạo, "trùng tu" của cộng đồng rộng rãi... Những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm: âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (thư thái). nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống. Cái hữu thể và cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm trí con người.

Luật di sản văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của nước CHXHCN Việt Nam, tại điều 4.1 và 4.2 quy định:

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Do đó, Luật di sản văn hóa năm 2001 đã định nghĩa: "Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Bảo tồn di sản văn hóa là hoạt động đặc trưng của con người để nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định duy trì tính xác thực của các quá trình phát triển và đa dạng của di sản văn hóa nhằm phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai. [37, tr.84].

1.3.1. Vai trò của các di sản văn hóa trong phát triển du lịch Nam Định

Văn hóa luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của đất nước, trong đó có du lịch. Di sản văn hóa là nguồn lực để du lịch phát triển. Cả du lịch và văn hóa gặp nhau ở tính "lạ". Vì tính "lạ", tính khác biệt đó mà văn hóa tồn tại và du lịch có cơ hội để phát triển, kích cầu. Bởi nhu cầu được khám phá những điều mới lạ luôn là động lực để con người đi du lịch. Những vẻ đẹp độc đáo, những giá trị của các công trình kiến trúc, của các di tích lịch sử, của các di sản văn hóa luôn thôi thúc con người thưởng thức, chiêm ngưỡng và khám phá.


Trong Luật du lịch ban hành năm 2005 đã chỉ rõ tài nguyên du lịch bao gồm "cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch".

Qua đây ta có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, các công trình kiến trúc, điêu khắc ... của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Hơn nữa, di sản văn hóa (tài nguyên du lịch) còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thống văn hóa của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Do đó di sản văn hóa trở thành nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch. Và sở dĩ du lịch là một ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì nó có hàm chứa nội dung văn hóa sâu sắc và phong phú.

Di sản văn hóa ở mọi vùng miền của đất nước là nơi lưu giữ bao chiến công, hào hùng của dân tộc Việt Nam, nơi ẩn chứa với những giá trị nhân văn sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước, tất cả hợp thành những bản anh hùng bất hủ của dân tộc. Đây là lợi thế để ngành du lịch phát huy các di sản văn hóa trong tổ chức hoạt động du lịch.

Có thể nói rằng, di sản văn hóa là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch. Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch. Di sản văn hóa mang những dấu ấn của quá khứ và nó làm phong phú thêm cho nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Di tích là mảng quan trọng của di sản vật thể và khi trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thì giá trị khai thác không cạn kiệt mà ngày càng gia tăng theo thời gian. Thực tế nhiều di tích sau khi tu bổ đã thúc đẩy sự phát triển của du lịch, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư như tại cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa góp phần cấu thành nên môi trường văn hóa cho hoạt động du lịch. Ngày nay, du lịch văn hóa đang trở thành loại hình du lịch được nhiều du khách quan tâm. Ở nhiều nước trên thế giới kinh nghiệm cho thấy rằng nếu quốc gia nào có

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí