Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ ANH TÚ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Hà Nội, 2016


Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Nam Định - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ ANH TÚ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHẠM HÙNG


Hà Nội, 2016


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

MỞ ĐẦU 5

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 8

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

6. Phương pháp nghiên cứu 13

7. Bố cục của luận văn 15

Chương 1. DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH NAM ĐỊNH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA 16

1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định 16

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nam Định 16

1.1.2. Điều kiện tự nhiên 18

1.1.2.1. Vị trí địa lý 18

1.1.2.2. Địa hình 18

1.1.2.3. Khí hậu 19

1.1.2.4. Nguồn nước 19

1.1.2.5. Sinh vật 19

1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 20

1.1.3.1. Về kinh tế 20

1.1.3.2. Về dân cư và lao động 21

1.1.3.3. Về cơ sở hạ tầng 22

1.2. Vấn đề bảo tồn văn hóa và việc bảo tồn văn hóa trong phát triển du lịch 25

1.2.1. Khái niệm bảo tồn 25

1.2.2. Vấn đề bảo tồn văn hóa 25

1.3. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch Nam Định 28

1.3.1. Vai trò của các di sản văn hóa trong phát triển du lịch Nam Định 29

1.3.2. Những tác động của du lịch tới các di sản văn hóa ở Nam Định 32

1.3.2.1 Những tác động tích cực 32

1.3.2.2. Những tác động tiêu cực 34

1.3.3. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du lịch Nam Định 36

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH 39

2.1. Giới thiệu chung về các di sản văn hóa Nam Định 39

2.1.1. Về di sản văn hóa vật thể 39

2.1.1.1. Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần 39

2.1.1.3. Chùa Cổ Lễ 42

2.1.1.4. Chùa Keo Hành Thiện 43

2.1.1.5. Nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Trường Chinh 43

2.1.1.6. Nhà thờ Phú Nhai 43

2.1.2. Về di sản văn hóa phi vật thể 44

2.1.2.1. Hội chợ Viềng 44

2.1.2.2. Lễ hội đền Trần: 44

2.1.2.3. Lễ hội Phủ Dầy 45

2.1.2.6. Nghi lễ Chầu văn - Hát văn hầu đồng 45

2.1.3. Văn hóa ẩm thực 45

2.2. Thị trường - khách du lịch và vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa Nam Định 47

2.2.1. Số lượng khách du lịch 47

2.2.2. Thị trường khách du lịch 48

2.2.3. Cơ cấu khách 52

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định ...54

2.3.1. Hệ thống cơ sở lưu trú 54

2.3.2. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống 57

2.3.3. Cơ sở vui chơi giải trí 58

2.3.4. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành 58

2.3.5. Phương tiện vận chuyển khách du lịch 58

2.3.6. Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí 59

2.4. Hình thức, sản phẩm du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 60

2.4.1. Các tuyến, điểm du lịch 60

2.4.2. Các sản phẩm du lịch 62

2.4.2.1. Du lịch tham quan các di tích tôn giáo, tín ngưỡng 62

2.4.2.2. Sản phẩm du lịch lễ hội 66

2.4.2.3. Ẩm thực trong du lịch 72

2.4.2.4. Sản phẩm du lịch du khảo đồng quê 72

2.4.2.5. Du lịch làng nghề 73

2.5. Nhân lực du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 74

2.6. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 77

2.7. Quản lý du lịch và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 81

2.7.1 Bộ máy quản lý du lịch 81

2.7.2. Chính sách phát triển du lịch 85

2.7.3. Quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa 85

2.7.4. Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 86

2.7.5. Vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch 87

2.7.5.1. Kết quả đạt được 87

2.7.5.2. Hạn chế 90

2.7.5.3. Nguyên nhân 91

Tiểu kết chương 2 93

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Ở NAM ĐỊNH 94

3.1. Giải pháp phát triển thị trường du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hóa Nam Định 94

3.1.1. Thị trường quốc tế 94

3.1.2. Thị trường nội địa 96

3.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 98

3.2.1. Giải pháp huy động vốn 99

3.2.2. Các lĩnh vực cần đầu tư 99

3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Nam Định ..100

3.4. Giải pháp phát triển nhân lực du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Nam Định ...103

3.4.1. Nâng cao trình độ đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch 103

3.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch 104

3.4.3. Nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân địa phương 105

3.5. Giải pháp xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 105

3.6. Giải pháp quản lý du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Nam Định 108

3.6.1. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở các cấp 108

3.6.2. Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành...109

3.6.3. Ban hành, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch 109

3.6.4. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển du lịch 109

3.6.5. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội 110

3.6.6. Đảm bảo an ninh, trật tự đối với hoạt động du lịch 111

3.6.7. Tăng cường vai trò của các bên tham gia hoạt động du lịch trong việc bảo tồn các di sản văn hóa tại các điểm du lịch ở Nam Định 111

Tiểu kết chương 3 114

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

PHỤ LỤC 123


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định thời kỳ 2010 - 2014 21

Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực tỉnh Nam Định Giai đoạn 2010 - 2014 22

Bảng 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nam Định 2011-2015 47

Biểu đồ 2.1. Hiện trạng khách du lịch đến Nam Định 2011-2015 48

Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch đến Nam Định giai đoạn 2011-2015 49

Bảng 2.3. Khách du lịch nội địa đến Nam Định giai đoạn 2011-2015 50

Bảng 2.4. Khách du lịch quốc tế đến Nam Định giai đoạn 2011-2015 51

Bảng 2.5. Cơ cấu khách phân theo mục đích du lịch của Nam Định giai đoạn 2011 - 2015 52

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách phân theo mục đích du lịch của Nam Định giai đoạn 2011 - 2015 54

Bảng 2.6. Thống kê các cơ sở kinh doanh du lịch Nam Định 54

Bảng 2.7. Hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Nam Định 55

Biểu đồ 2.3. Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Nam Định 55

Bảng 2.8. Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú ở Nam Định năm 2015 57

Bảng 2.9. Hiện trạng chất lượng lao động du lịch Nam Định 75


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới, đã và đang tạo ra những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, trong những năm qua ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận ngành Du lịch đã góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển du lịch phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Ngành du lịch ở Việt Nam đến nay đã có một vị trí trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam hấp dẫn khách du lịch quốc tế không chỉ bởi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn do yếu tố văn hóa, với nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ: " Văn hóa là nền tảng của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế". Nghị quyết cũng đã xác định 10 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhiệm vụ thứ tư chỉ rõ: "Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại". Ngày 18 tháng 12 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2406/QĐ-Ttg ban hành: "Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015", trong đó có văn hóa. Điều này khẳng định khai thác và bảo tồn văn hóa trong phát triển kinh tế không chỉ là mối quan tâm của ngành du lịch mà là vấn đề Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng.


Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Du lịch Nam Định cũng đang trên đà phát triển và thu được những thành quả đáng kể về kinh tế, văn hóa và xã hội. Số lượng khách du lịch; chất lượng dịch vụ ngày càng tăng; thu nhập từ du lịch và đóng góp cho nền kinh tế có mức tăng trưởng khá; du lịch đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển đó có gia tăng nhưng chưa ổn định. Trong quá trình phát triển du lịch còn nảy sinh nhiều mặt tiêu cực như phá huy cảnh quan môi trường sinh thái, làm thay đổi bản sắc văn hóa dân tộc, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đang bị xâm hại một cách vô thức. Điều này không những làm ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa địa phương, dân tộc mà còn ảnh hưởng tới an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tất cả những yếu tố trên là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch của địa phương. Hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn phải luôn luôn tồn tại song song trong quỹ đạo của lịch sử và xã hội. Hiện nay việc bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng đang còn nhiều bất cập. Trước sức ép của nền kinh tế thị trường cùng với sự thiếu hiểu biết của nhiều cơ quan chức năng, của cư dân địa phương đã khiến cho rất nhiều di sản văn hóa quý giá của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng bị mai một, biến dạng, thậm chí bị hủy hoại. Việc làm này không những làm mất đi giá trị đích thực của di sản văn hóa mà còn làm mất đi cơ hội phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. Có thể nói sức hấp dẫn của các di sản văn hóa đối với du lịch là ở sự khác biệt của tính nguyên bản, nguyên vẹn và nguyên nghĩa của nó. Nếu mất đi sự khác biệt đó, tức là mất đi linh hồn của di sản, cũng đồng nghĩa với mất đi sức hấp dẫn du lịch. Vì vậy, để tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch thì việc bảo tồn tính nguyên bản, nguyên nghĩa, nguyên vẹn di sản văn hóa là cấp thiết.

Với định hướng này, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của một số di sản văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định như nhà thờ Phú Nhai, quần thể di tích văn hóa lịch sử triều Trần, quần thể di tích Phủ Dầy, nghi lễ chầu văn hầu đồng, lễ hội chùa Keo - Hành Thiện, lễ hội chùa Cổ Lễ, lễ hội đền Trần, lễ hội Phủ Dầy, hội chợ Viềng, văn hóa ẩm thực Nam Định.... nhằm góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. Hiện nay ở tỉnh Nam Định chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về vấn đề này, do đó tác giả đã

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí