Trình Độ Học Vấn Của Chủ Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch


2013

23

164

14

156

6

200

0

-

2014

40

174

20

143

13

217

1

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Quảng Ninh)

3.2.2.2. Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Bảng 3.9: Trình độ chủ doanh nghiệp của các DN kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Trình độ học vấn

Số phiếu trả lời

Tỷ lệ (%)

Sau đại học

11

22,0

Đại học

32

64,0

Cao đẳng

5

10,0

Trung cấp

2

4,0

Tổng

50

100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Trình độ học vấn là tiêu chí phản ánh chất lượng của chủ các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi ngành nghề. Trình độ này cho biết khả năng ra quyết định trong điều kiện kinh doanh biến động; chiến lược và sách lược kinh doanh; khả năng lãnh đạo giúp DN; tầm nhìn trong kinh doanh; các chính sách liên quan đến marketing, tài chính, nhân sự, kỹ thuật,…

Bảng số liệu 3.9 phản ánh được trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp. Số lượng chủ doanh nghiệp có trình độ đại học là nhiều nhất 32 người (tương ứng chiếm 64,0%), trình độ sau đại học là 11 người (tương ứng chiếm 22,0%). Còn trường hợp chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng tỷ lệ này thấp (tương ứng là 10,0% và 4,0%). Thật vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì đòi hỏi trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp sẽ phải thích ứng nhanh nhạy và xử lý nhiều tình huống hơn hẳn so với ngành nghề kinh doanh khác, bởi kinh doanh dịch vụ mang yếu tố vô hình, khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá chất lượng thông qua các sản phẩm, con người, cơ sở vật chất,…và để khách hàng đánh giá tốt và quay lại


sử dụng dịch vụ trong lần du lịch tiếp theo đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra chiến lược kinh doanh mới, độc đáo.

Biểu đồ 3 4 Trình độ chủ doanh nghiệp trong các điều tra trên địa bàn thành 1

Biểu đồ 3.4: Trình độ chủ doanh nghiệp trong các điều tra trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Nhìn chung, trình độ của chủ doanh nghiệp trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là tương đối đồng đều, đa số có trình độ đại học trở lên. Điều này phản ánh chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao và chú trọng đầu tư, chính vì vậy lượng du khách đến với thành phố Hạ Long ngày một tăng.

3.2.2.3. Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Trong bối cảnh kinh doanh như hiện nay, trước những yêu cầu phát triển và áp lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp cần trang bị cho mình đội ngũ lao động tinh nhuệ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng như cầu công việc ngày càng cao. Đối với ngành dịch vụ, nhân tố con người là nhân tố quyết định, bởi đội ngũ lao động này trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sự thỏa mãn của du khách.

Bảng 3.10. Trình độ của lao động trong các doanh nghiệp điều tra trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh‌


STT

Trình độ của LĐ

Số lao động

Tỷ lệ (%)

1

Sau đại học

30

8,58

2

Đại học

149

42,57

3

Cao đẳng

110

31,43

4

Trung cấp

41

11,71

5

Khác (Cấp 2,3)

20

5,71


Tổng

350

100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Dựa vào bảng số liệu 3.10 trên có thể thấy trình độ của lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được các doanh nghiệp quan tâm và khai thác. Trong 50 doanh nghiệp du lịch mà tác giả điều tra là 350 lao động đang làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp đó. Trình độ lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,57%, trình độ cao đẳng chiếm 31,43%, trình độ trung cấp chiếm 11,71%, trình độ sau đại học chiếm 8,58% và trình độ khác (học hết cấp 2,3) chiếm 5,71%. Số lao động khác chủ yếu được doanh nghiệp sử dụng theo mùa vụ khi vào mùa du lịch cao điểm. Cơ cấu trình độ của lao động được chủ doanh nghiệp quan tâm ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu. Các vị trí công việc như trưởng phó phòng chức năng của doanh nghiệp có trình độ đại học hoặc sau đại học; trưởng bộ phận khác (buồng, phòng, bar, hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng, khách sạn…) chủ yếu có trình độ đại học. Về cơ bản, lao động trong các doanh nghiệp lữ hành đáp ứng được yêu cầu về chất lượng doanh nghiệp.

3.2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh

3.2.3.1. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh được đầu tư bài bản hơn, đặc biệt trung tâm du lịch TP Hạ Long đã có những chuyển động tích cực, nhiều doanh


nghiệp lớn đã đầu tư những dự án lớn về dịch vụ du lịch, phát huy được những mặt tích cực, có được những sản phẩm chất lượng, quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch như: Tập đoàn Vingroup, Sun Group... với những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao đã và đang tiếp tục được đầu tư. Khi các sản phẩm dịch vụ này được hoàn thiện, đưa vào sử dụng sẽ góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố Hạ Long nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Thành phố Hạ Long đã và đang tập trung thu hút và thực hiện được nhiều dự án lớn đầu tư về lĩnh vực này. Số lượng khách sạn, nhà hàng, du thuyền cao cấp được đưa vào hoạt động ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch trong giai đoạn mới. Có thể kể đến hàng loạt khách sạn đạt tiêu chuẩn cao như Royal Lotus, Mường Thanh, Hạ Long DC, Novotel; các du thuyền đã định hình thương hiệu như Starlight Cruise, Princess Cruise. Tính đến nay, TP Hạ Long có khoảng 12.000 phòng nghỉ, 81 khách sạn từ 1 đến 4 sao; hơn 500 tàu du lịch (trong đó 168 tàu nghỉ đêm) và hơn 600 nhà hàng, điểm mua sắm các loại phục vụ khách du lịch. Các khu vui chơi giải trí, điểm mua sắm thương mại trên địa bàn thành phố được chú trọng đầu tư phát triển mang tính đặc trưng như: Công viên quốc tế Hoàng Gia, casino Hoàng Gia; sân khấu biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử, công viên nhạc nước Tuần Châu; Big C, Vincom center Hạ Long, dịch vụ thuỷ phi cơ ngắm Vịnh Hạ Long... Đặc biệt, với mục tiêu đưa Bãi Cháy và Tuần Châu trở thành một khu vui chơi đẳng cấp quốc tế, Hạ Long đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân với nhiều dự án lớn, như Hạ Long Marina của Tập đoàn BIM Group với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 50 triệu USD, Khu phức hợp nghỉ dưỡng và du lịch Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, Công viên Hạ Long Ocean Park của Tập đoàn Sun Group với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và Khu nghỉ dưỡng cao cấp Đảo Rều với số vốn đầu tư 50 triệu USD và cùng rất


nhiều các nhà đầu tư chiến lược khác đang quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TP Hạ Long.

Đối với hạ tầng giao thông, đây là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung, du lịch nói riêng. Chính vì thế, tỉnh Quảng Ninh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Quảng Ninh. Thời gian gần đây, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới. Trong đó, phải kể đến một số dự án trọng điểm như: Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18A đoạn Uông Bí - Hạ Long đã hoàn thành; Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Dự án cầu Bắc Luân II kết nối TP Móng Cái, Quảng Ninh với Quảng Tây, Trung Quốc đã được khởi công v.v.. Hiện nay, Quảng Ninh cũng đang tích cực tìm kiếm các nguồn lực để triển khai các dự án nâng cấp cảng Cái Rồng, Vân Đồn, cảng Vũng Đục, Cẩm Phả, dự án đầu tư các điểm neo đậu tàu lưu trú trên Vịnh Bái Tử Long...

3.2.3.2. Chính sách về tài chính, tín dụng

Các chương trình về tài chính và tín dụng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của thành phố Hạ Long chưa được triển khai hiệu quả. Nguồn vốn vay còn hạn chế, các ưu đãi đầu tư chưa được các DN tiếp cận, bên cạnh đó thủ tục cho vay vốn còn rườm rà, phức tạp. Các chương trình hỗ trợ lãi suất đầu tư chưa thực sự tạo ra cơ hội tiếp cận. Hầu hết các doanh nghiệp chọn hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhiều hơn là hình thức vay vốn tín dụng ưu đãi, nguyên nhân là thủ tục đơn giản và nhanh được giải ngân vốn hơn.

Thực tế cho thấy, mức lãi suất mà các tổ chức tín dụng như ngân hàng, bảo hiểm,…cho vay thường cao, yêu cầu thủ tục chặt chẽ hơn nên tạo ra tâm lý ngại làm thủ tục hồ sơ vay vốn. Như vậy, vốn vay là một yếu tố gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ

Long. Nguyên nhân chủ yếu là đa số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch


mới thành lập, chưa có uy tín trên thị trường, khả năng cam kết trả vốn thường ít căn cứ nên khó tiếp cận với vốn ưu đãi. Chính vì vậy mà UBND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra chính sách hỗ trợ vốn vay thông qua nguồn quỹ như quỹ tín dụng nhân dân nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân để cho các DN vay; Hỗ trợ bằng vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ các dựa án đầu tư được phê duyệt; Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư,…Kết quả về khả năng tiếp cận tín dụng tài chính của các doanh nghiệp thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11. Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh du lịch về khả năng tiếp cận vốn‌

Các tiêu chí

Số điểm đánh giá

DN nắm được chủ trương hỗ trợ vay vốn

3.2

Mức lãi suất hợp lý

3.3

Thời gian cho vay dài hạn

3.32

Thủ tục cho vay nhanh gọn, đơn giản

2.7

DN tiếp cận dễ dàng với các tổ chức tài chính, tín dụng

2.7

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Trong số 50 doanh nghiệp kinh doanh du lịch được phát phiếu điều tra hỏi về khả năng tiếp cận vốn, số điểm trung bình đạt được là 2,7-3,32. Kết quả cho thấy, khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với các tổ chức cho vay là thấp; thủ tục cho vay quá phức tạp, nhiều bước. Đây là khó khăn trong phát triển cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ.

3.2.3.3. Hỗ trợ về đất đai, mặt bằng kinh doanh

Trong năm 2014, trên địa bàn thành phố Hạ Long có 84 dự án, trong đó có 3 dự án quốc gia, 20 dự án trọng điểm của tỉnh, thành phố, còn lại là các dự án phát triển kinh tế khác. Một số công trình trọng điểm thành phố đã tập trung hoàn thành công tác GPMB, có sức lan toả lớn như: Dự án cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long theo hình thức BOT, thành phố đã thực hiện xong các vị trí nằm trong mặt bằng để nhà đầu tư thi công dự án. Dự án

GPMB tuyến đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng


(đoạn qua địa phận thành phố), thành phố cũng đã bàn giao xong mặt bằng thi công và thực hiện công tác thanh quyết toán công trình…

Dựa trên căn cứ của quy hoạch phát triển xã hội thành phố Hạ Long và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước phê duyệt, UBND tỉnh đã dành quỹ đất và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các hộ dân cư nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Bằng chính sách hỗ trợ của Tỉnh về mặt bằng kinh doanh nên đã tạo điều kiện phát triển các dịch vụ hạ tầng khá nhanh chóng. Với tính chất đặc thù của ngành du lịch nên các doanh nghiệp dịch vụ cần mặt bằng kinh doanh ở nơi đông dân cư, thuận tiện giao thông đi lại,…tuy nhiên, quỹ đất của thành phố Hạ Long mới chỉ đáp ứng được một phần.

Bảng 3.12. Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tình hình hỗ trợ đất đai, mặt bằng kinh doanh‌

Các tiêu chí

Số điểm đánh giá

Các doanh nghiệp được hỗ trợ đất đai, mặt bằng

kinh doanh

3,2

Thời gian GPMB nhanh, đảm bảo tiến độ

2,4

Thủ tục hành chính hỗ trợ giấy từ đất đai thuận lợi,

nhanh chóng

2,8

Có đất đai, mặt bằng kinh doanh cho DN

3,18

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Kết quả đánh giá tình hình hỗ trợ đất đai, mặt bằng kinh doanh của 50 DN kinh doanh du lịch được điều tra cho điểm đánh giá trung bình từ 2,40- 3,18. Khó khăn lớn nhất của các DN khi đối mặt với khả năng có mặt bằng là thời gian GPMB chậm tiến độ, nguyên nhân do người dân không chịu di dời chỗ ở, các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong tổ chức lập phương án giải quyết hỗ trợ cho các DN du lịch. Kết quả phản ánh sự khó khăn của DN khi tiếp cận với khả năng sử dụng đất đai làm mặt bằng kinh doanh, hầu hết các


DN đang tìm cách có đất để phát triển chuỗi kinh doanh của mình (lưu trú, nhà hàng, không gian vui chơi,…), chính điều này đã làm tăng chi phí đầu tư của DN. Để chủ động kinh doanh các doanh nghiệp tự mình thuê đất hoặc mua đất từ hộ dân để kinh doanh.

3.2.3.4. Hỗ trợ tiếp cận thị trường

Bảng 3.13. Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh du lịch về công tác hỗ trợ tiếp cận thị trường‌

Các tiêu chí

Số điểm đánh giá

Tỉnh, thành phố thường xuyên xúc tiến chương

trình quảng bá du lịch cho DN

3,2

DN tham gia chương trình quảng bá du lịch

3,2

Hình thức và nội dung chương trình xúc tiến, quảng

bá du lịch đa dạng, phong phú

3,6

Quy mô chương trình xúc tiến du lịch đảm bảo tiếp

cận được thị trường

4,2

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Bên cạnh việc mở rộng không gian, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, trong năm 2015, công tác quảng bá, xúc tiến đã được đổi mới về hình thức và nội dung, trong đó đã chú trọng đến việc khai thác bản sắc văn hoá địa phương vào trong công tác quảng bá xúc tiến, với đa dạng cách thức chuyển tải, tiếp cận cho khách du lịch. Mặt khác, đã vận dụng tối đa các nguồn lực hợp pháp từ các doanh nghiệp du lịch và xã hội để thực hiện với từng thị trường trọng điểm. Qua đó, hình ảnh của Quảng Ninh nói chung, du lịch Quảng Ninh nói riêng đã được phủ rộng đến các địa phương trong nước và quốc tế. Trong năm 2014, ngành du lịch đã tổ chức thành công một số chương trình quảng bá, xúc tiến như: Chương trình hội chợ, liên kết hợp tác phát triển du lịch tại TP Hồ Chí Minh; một số thị trường Nhật Bản, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc... Việc khảo sát, xây dựng công bố các tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cũng được đẩy mạnh v.v….

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí