Là Trung Tâm Chính Trị Văn Hóa, Thương Mại Của Tỉnh Quảng Ninh


ở phường Hạ Long. Núi Bài Thơ còn có các di tích cách mạng như Cột cờ, Trạm Vi ba, Hang số 6... gắn liền với lịch sử đấu tranh của nhân dân Hạ Long chống giặc ngoại xâm từ năm 1930 đến 1975.

Nhiều công trình văn hóa của Thành phố như Cung Văn hóa Lao động Việt Nhật, Cung Văn hoá thiếu nhi, Bảo tàng Quảng Ninh, Nhà thi đấu thể thao... là những điểm tham quan có giá trị. Về phía Tây Thành phố là khu di tích và danh thắng chùa Lôi Âm - hồ Yên Lập với những ngọn tháp từ thời Lê và những đảo đẹp, những cánh rừng thông quanh năm xanh tươi, rất phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, thăm thú của du khách.

3.1.2.3. Là Trung tâm chính trị văn hóa, thương mại của tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã đầu tư xây dựng hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị hoạt động có hiệu quả, không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với Hạ Long như: chợ Hạ Long I, Chợ Hạ Long II, cùng các Trung tâm thương mại và các siêu thị, Thành phố đẫ đầu tư xây dựng chợ mới Vườn Đào ở phường Bãi Cháy, đã và đang xây dựng trung tâm thương mại hiện đại đa chức năng tại khu vực Bãi Cháy. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển phục vụ việc bốc dỡ vận chuyển hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, cảng tàu du lịch quốc tế Hồng Gai được cải tạo, nâng cấp, đủ điều kiện đón các đoàn du lịch nước ngoài đến thăm vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long bằng tàu biển.

Cảnh quan thiên nhiên của Thành phố được bảo tồn và từng bước xây dựng các khu du lịch sinh thái, như khu Du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đái nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang được xây dựng, mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.


3.1.3. Tình hình lao động của Thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là thành phố có nguồn nhân lực dồi dào (hiện có trên 200 ngàn người), có trình độ kỹ thuật cao, đây sẽ là nguồn lực đáp ứng cho phát triển các loại hình du lịch, thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương lai. Nguồn lao động dồi dào cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.

Bảng 3.1. Tình hình lao động của Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2014

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Dân số trung bình

(nghìn người)

217,9

220,7

223,8

233,9

236,5

Tổng số lao động

(nghìn người)

118,4

120,7

122,7

123,5

124,8

Tỷ lệ lao động/dân số (%)

54,34

54,70

54,87

52,76

52,77

Số lượng lao động các ngành (nghìn người)

Nông, lâm, thủy sản

51,5

46,6

45,7

44,4

43,8

Công nghiệp - Xây dựng

32,4

35,6

37,1

37,7

37,9

Dịch vụ

34,5

38,5

39,9

41,4

43,1

Cơ cấu lao động (%)

Nông, lâm, thủy sản

43,49

38,64

37,23

35,95

35,11

Công nghiệp- Xây dựng

27,35

29,51

30,25

30,51

30,35

Dịch vụ

29,16

31,85

32,51

33,54

34,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hạ Long)


Thành phố Hạ Long có nguồn lao động trẻ và dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm một phần lớn trong tổng số dân thành phố Hạ Long và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2012, tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long đạt 54,87%. Tuy nhiên đến năm 2013 và năm 2014 tỷ lệ số lao động trên dân số thành phố Hạ Long giảm nhưng không đáng kể. Có thể nói số người trong độ tuổi lao động qua các năm vẫn tương đối ổn định.

Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh chiếm ưu thế là lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản do đặc điểm của ngành nông, lâm thủy sản là nhóm ngành cần nhiều lao động phổ thông và việc có vị trí gần biển của tỉnh cũng góp phần vào việc phát triển nhóm ngành này. Đứng vị trí thứ hai là nhóm ngành dịch vụ với số lượng lao động năm 2014 là 43,1 nghìn người, chiếm tỷ lệ 34,54% và đứng vị trí thứ ba là lao động trong nhóm ngành công nghiệp,xây dựng. Qua bảng 3.1 ta thấy số lượng lao động thành phố Hạ Long tham gia vào ngành dịch vụ qua các năm có xu hướng tăng. Thành phố Hạ Long với đặc điểm có tài nguyên văn hóa, du lịch phong phú nên cũng hấp dẫn một lực lượng lớn lao đông vào nhóm ngành dịch vụ. Có thể nói cơ cấu lao động của Thành phố Hạ Long có xu hướng chuyển dịch từ ngành nông, lâm, thủy sản sang ngành Công nghiệp- Xây dựng và dịch vụ. Ngành du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động trên địa bàn thành phố.

3.1.4. Cơ sở hạ tầng của Thành phố Hạ Long

Hiện nay, khách du lịch có thể đến Hạ Long bằng cả đường bộ và đường biển. Thành phố Hạ Long kết nối với các các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận thông qua mạng lưới các quốc lộ và đường giao thông, nhưng hiện nay nhiều con đường đang trong tình trạng xuống cấp, làm tăng đáng kể


thời gian lưu thông trên đường đến Hạ Long. Hiện có 3 tuyến quốc lộ chính với tuyến có lưu lượng xe cộ lớn nhất là tuyến thành phố Hà Nội đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 160 km), thành phố Hải Phòng đi thành phố Hạ Long (khoảng 30 cách 70 km) và thành phố Móng Cái đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 170 km). Do tình trạng đường xuống cấp, tốc độ giao thông trung bình thường chỉ đạt 50km/h, khiến cho việc giao thông đi lại tốn nhiều thời gian hơn dù chỉ trên một đoạn đường ngắn. Hiện chưa có tuyến tàu lửa tốc hành đến Quảng Ninh (mặc dù hiện nay có một tuyến đường sắt cho tàu chở hàng). Khách du lịch cũng có thể đến Hạ Long bằng đường biển qua nhiều cảng tàu khác nhau trên địa bàn tỉnh, chẳng hạn như cảng Hồng Gai, Bãi Cháy, Tuần Châu. Trong số đó có cảng Bãi Cháy và Tuần Châu là có cơ sở hạ tầng tốt, các cảng khác hiện vẫn còn thiếu về cơ sở vật chất, chưa đủ và không có các loại biển báo và các thông tin cần thiết thường bằng tiếng nước ngoài cho khách du lịch quốc tế. Do không có sân bay nên tất cả khách du lịch sử dụng đường hàng không đến sân bay quốc tế Nội Bài - Hà Nội và sân bay Cát Bi - Hải Phòng, rồi sau đó đến thành phố Hạ Long bằng đường bộ.

Về phương tiện đi lại, khách du lịch có thể đến thành phố Hạ Long bằng xe taxi, xe tuyến, xe thuê hoặc tàu biển. Để đi thăm vịnh, khách du lịch có thể sử dụng tàu nghỉ đêm hoặc tàu tham quan du lịch thông thường. Về chất lượng phục vụ khách du lịch, tàu nghỉ đêm trên vịnh thường cung cấp được những dịch vụ chất lượng cao, tuy nhiên xe khách và các phương tiện giao thông khác thì lại chưa đáp ứng được đầy đủ tiện nghi và dịch vụ còn yếu kém. Mặc dù có các tuyến xe khách đi từ Hà Nội đến Hạ Long và các thành phố khác trên địa bàn thành phố Hạ Long nhưng tại các bến xe không có đầy đủ biển báo và bảng tin ở những khu du lịch có khách du lịch quốc tế


nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và hướng dẫn tuyến đường bằng tiếng nước ngoài.

Thành phố có nhiều khu du lịch, khách sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn - Hạ Long, Novotel, Hạ Long Dream, Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vân Hải, Bạch Đằng... Qua các năm cơ sở hạ tầng du lịch của Thành phố Hạ Long luôn được củng cố và nâng cấp. Nếu như năm 2010 mới chỉ có 196 cơ sở lưu trú du lịch, 13 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 1.834 phòng nghỉ với 3118 giường, 152 nhà hàng, 169 tàu du lịch thì đến năm 2014 đã tăng lên 485 cơ sở lưu trú, 73 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, hơn 9.200 phòng nghỉ với 16.800 giường, hơn 600 nhà hàng ,hơn 500 tàu du lịch có khả năng đón hàng vạn khách mỗi ngày. Qua 4 năm cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố đã tăng lên đáng kể. Số cơ sở lưu trú tăng 289 cơ sở tăng với tốc độ tăng cao 247,45%. Số khách sạn, nhà hàng, tàu du lịch cũng tăng với tốc độ cao. Tổng vốn thành phố Hạ Long đầu tư cho du lịch hằng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng.

3.1.5. Tình hình khách du lịch đến thành phố Hạ Long

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, lượng khách đến du lịch là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và sự tồn tại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Số lượng khách càng tăng có nghĩa là các doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Thành phố Hạ Long với nhiều lợi thế cho phát triển kinh doanh du lịch nên đã thu hút được lượng khách lớn đến tham quan hàng năm.

Bảng 3.2. Lượng khách du lịch đến thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 - 2014


Năm

Lượt khách (nghìn lượt)

Lượng tăng giảm

tuyệt đối liên hoàn (nghìn lượt)

Tốc độ phát triển liên hoàn

(%)

2010

1.411

-

100


2011

1.528

117

108,2

2012

2.111

583

138,1

2013

2.331

220

110,4

2014

2.873

542

123,2

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Qua bảng 3.2 ta thấy số lượng khách du lịch đến thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2010-2014 có xu hướng tăng về số lượng. Đặc biệt, năm 2011, lượt khách du lịch đến thành phố Hạ Long tăng 38%. Điều này cho thấy, du lịch Quảng Ninh nói chung và du lịch thành phố Hạ Long nói riêng đang ngày càng hấp dẫn và thu hút du khách khách. Lượng khách du lich đến thành phố Hạ Long ngày càng một tăng cao là điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.

Biểu đồ 3 1 Tốc độ phát triển của du khách của thành phố Hạ Long giai 1

Biểu đồ 3.1: Tốc độ phát triển của du khách của thành phố Hạ Long, giai đoạn 2010-2014 (ĐVT:%)

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)

Dựa vào biểu đồ 3.1 có thể thấy, tốc độ phát triển của du khách tới thành phố Hạ Long tăng qua các năm, tốc độ tăng mạnh cao nhất là 138,1% vào năm 2012, nguyên nhân là do năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã định hướng phát triển du lịch “Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch”. Có thể nói năm


2012 là năm dấu ấn của du lịch Hạ Long. Ngành du lịch đã hình thành những tuyến du lịch nội tỉnh nhằm kết nối chặt chẽ hơn di sản văn hoá giữa các vùng, miền trong tỉnh như: Uông Bí - Hạ Long - Vân Đồn; Yên Tử - Cửa Ông - Vân Đồn; Uông Bí - Yên Hưng - Cửa Ông... hay các tour nội tỉnh như Hạ Long - Móng Cái; Vân Đồn - Quan Lạn; Hạ Long - Minh Châu; Vịnh Hạ Long - Tuần Châu…với nhiều gói sản phẩm mới đa dạng đã thu hút được đông đảo lượng khách đến tham quan, trải nghiệm. Đến năm 2013, tốc độ này giảm 27,7% so với năm 2012 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kèm yếu tố lạm phát, lượng du khách nội địa giảm đáng kể. Nhưng đến năm 2014, lạm phát đã được kiềm chế, tốc độ khách du lịch tăng đã trở lại, tăng thêm 12,8% so với năm 2013.

3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Phát triển số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn

3.2.1.1. Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch, bởi vì các doanh nghiệp là đối tượng góp phần lớn trong việc tăng doanh thu của thành phố cũng như của tỉnh. Mục tiêu của phần này là xem xét sự thay đổi của số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010 -2014

Đơn vị tính: doanh nghiệp



Năm

Tổng số Doanh nghiệp

Lượng tăng

giảm tuyệt đối liên hoàn

Tốc độ phát

triển liên hoàn (%)

Tốc độ tăng giảm

tuyệt đối định gốc (%)

2010

238

-

100,00

100,00


2011

277

39

116,39

116,39

2012

282

5

101,81

118,48

2013

287

5

101,77

120,59

2014

315

28

109,76

132,35

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Hạ Long)

Qua bảng 3.3 về số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch qua các năm ta có thể thấy, tổng số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2014. Năm 2010 có 238 doanh nghiệp thì đến năm 2014 số doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã lên đến 315 doanh nghiệp, tức là tăng hơn 77 doanh nghiệp chỉ trong 5 năm. Đây là một con số tăng tương đối cao so với các tỉnh thành phố du lịch khác trên cả nước.

Từ năm 2009 kinh tế toàn cầu lâm vào giai đoạn khủng hoảng nên toàn bộ nhu cầu của người dân đều bị cắt giảm. Đứng trước tình hình đó, ngành du lịch Quảng Ninh cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch lâm vào tình trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn tới phá sản. Tuy nhiên ngành du lịch của thành phố Hạ Long vẫn phát triển kéo theo sự gia tăng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Năm 2011, số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng đến 116,39%, lên đến 277 doanh nghiệp. Trong năm 2011 chính quyền địa phương cũng đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành du lịch nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tiếp tục phát huy được sức cạnh canh của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí