Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 10


BẢNG 2.3: VỐN HUY ĐỘNG THEO HÌNH THỨC NHẬN UỶ THÁC CHO VAY


Năm

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1.Số HĐ nhận uỷ thác

cho vay

8

9

5

8

6

9

2.Tổng giá trị HĐ nhận

utcv (Tr.đồng)


570.000


437.500


218.181


420.800


510.400


684.500

3.Số đối tác

3

5

8

7

4

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - 10

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2001 – 2006 của PTF)

b) Dịch vụ cho vay:

Cũng như dịch vụ tiết kiệm Bưu điện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện của VNPT được thành lập với mục đích huy động vốn cho ngân sách quốc gia. VPSC đã huy động tiết kiệm từ dân để cho vay quỹ hỗ trợ phát triển với các kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm với kết quả như sau:

BẢNG 2.4: TỔNG VỐN CHUYỂN GIAO CHO QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Chỉ tiêu


Năm


Kế hoạch

Thực hiện

Kỳ

hạn 1 năm

Kỳ

hạn 2 năm

Kỳ hạn 3 năm

Kỳ hạn 5 năm


Tổng

1999

475

100

200

100

75

475

2000

1.200

240

480

240

245

1.205

2001

1.400

280

380

560

280

1.500

2002

1.700

340

540

560

510

1.950

2003

1.850

345

545

570

550

2.010

2004

2.500


700

950

850

2.500

2005

2.800


840

420

545

1.805

2006

2.500


637

580

393

1.610


Chỉ tiêu


Năm


Kế hoạch

Thực hiện

Kỳ

hạn 1 năm

Kỳ

hạn 2 năm

Kỳ hạn 3 năm

Kỳ hạn 5 năm


Tổng

Tổng

11.925

1.305

4.322

3.980

3.448

13.055

(Nguồn:Báo cáo tình hình cho vay Quỹ HTPT các năm 1999- 2006 của VPSC)

Trong những năm qua số vốn mà VPSC chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển liên tục đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Qua 8 năm hoạt động TKBĐ đã chuyển cho Quỹ Hỗ trợ phát triển với tổng số vốn là 13.055 tỷ đồng để đầu tư phát triển đất nước.

PTF được thành lập với mục đích tạo cho VNPT một công cụ hữu hiệu trong việc huy động vốn nhằm đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho VNPT và các đơn vị thành viên. Vì vậy từ năm 1999 công ty chính thức được giao kế hoạch huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của VNPT và các đơn vị thành viên. VNPT là một đơn vị có tới 74% số thành viên là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Mà theo luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước, các thành viên hạch toán phụ thuộc và Tổng công ty chỉ được coi là một khách hàng với hạn mức cho vay là 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Do đó việc cho vay đáp ứng vốn cho các dự án của VNPT từ hạn mức của PTF là rất hạn chế. Thực tế này yêu cầu PTF phải huy động thêm vốn và phải tìm cách thức huy động sao cho việc cho vay có thể hạn chế hoặc tránh tính vào hạn mức tín dụng của PTF.[12]

Để khắc phục hạn chế đặc thù của VNPT, từ năm 1999 PTF đã kết hợp với các Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay đồng tài trợ các dự án của VNPT. Bằng cách này chỉ cần một lượng vốn “mồi” chiếm tỷ lệ (2% - 4%), PTF đã huy động một lượng vốn hàng trăm tỷ đồng cho các dự án của ngành. Với cách thức cho vay này ngoài lãi suất được hưởng trên phần vốn của công ty, PTF còn hưởng phí cho các thủ tục mà công ty đứng làm đại diện thực hiện cho các bên cho vay.


Huy động vốn bằng đồng tài trợ cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho VNPT, vì vậy PTF phải tìm kiếm và chuyển sang cách huy động vốn mới đó là nhận uỷ thác cho vay của các ngân hàng thương mại. Kể từ năm 2000 công ty đã ký hợp đồng nhận uỷ thác với các ngân hàng và thực hiện các thủ tục thay ngân hàng cho vay đối với các dự án của VNPT và nhận phí uỷ thác do ngân hàng trả.

Kết quả cho vay của PTF như sau:

BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA PTF

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006

1. Cho vay trực tiếp








- Ngắn hạn:








+ Dư nợ bình quân

1.368

9.075

13.714

11.179

41.373

69.560

83.390

+ Doanh thu

173

560

959

922

3.640

6.775

8.341

- Trung, dài hạn








+ Dư nợ bình quân


215

4.302

5.476

7.441

16.142

57.555

+ Doanh thu

19

208

307

563

645

3.077

5.139

2. Cho vay uỷ thác








- Uỷ thác cho vay








+ Dư nợ bình quân

0

0

0

0

437

3,684

0

+ Doanh thu

0

0

0

0

801

2.912

0

- Nhận uỷ thác cho vay








+ Dư nợ bình quân

7.938

124.311

411.703

672.253

687.595

500.666

202.909

+ Doanh thu

491

499

1.695

2.426

2.510

1.735

1.116

3. Cho vay đồng tài trợ








- Góp đồng tài trợ








+ Dư nợ bình quân

-

-

-

2.091

21.802

28.044

28.255

+ Doanh thu

414

447

390

561

1.152

1.139

1.036

- Nhận đồng tài trợ








+ Dư nợ bình quân

123.346

209.916

222.064

181.276

152.226

115.357

-

+ Doanh thu

673

1.115

1.131

870

755

447

-

4. Bảo lãnh








+ Doanh số

-

-

-

3.230

30.771

80.000

237.723

+ Doanh thu

-

-

-

7

156

777

2.500

Cộng doanh thu


1.770


2.829


4.482


5.350


9.673


15.435


33.147

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2000 - 2006 của PTF)


Dư nợ cho vay chủ yếu là cho vay trực tiếp ngắn, trung và dài hạn, nhận ủy thác cho vay, còn các hình thức khác thì chưa nhiều. Ngoài việc cho vay các đơn vị trong ngành, PTF còn thực hiện vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế, công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng cho khách hàng ngoài VNPT kể từ năm 2003 do có sự tháo gỡ về cơ chế. Tuy nhiên số lượng khách hàng còn rất hạn chế và giá trị hợp đồng cũng chưa cao, chẳng hạn năm 2005 có 4 hợp đồng với tổng giá trị là 15.000 triệu đồng; năm 2006 có 8 hợp đồng với tổng giá trị là 486.525 triệu đồng.

c) Dịch vụ chuyển tiền:

Chuyển tiền qua Bưu điện là dịch vụ truyền thống lâu đời của Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, đội ngũ giao dịch viên của Bưu điện đã khá quen với loại dịch vụ này. Hiện nay có hai loại dịch vụ chuyển tiền gồm:

Dịch vụ chuyển tiền truyền thống:

Dịch vụ chuyển tiền trong nước: gồm có thư và điện chuyển tiền nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, trợ giúp thân nhân (gửi tiền học, giúp đỡ ốm đau, rủi ro, già yếu….) với lượng tiền nhỏ chủ yếu từ các trung tâm kinh tế như thành phố, thị xã đến các vùng nông thôn hoặc từ các tỉnh gửi về trung tâm văn hoá- giáo dục.

Thư chuyển tiền (TCT): Là một dịch vụ có bề dày truyền thống, ra đời từ rất lâu, đã quen thuộc với nhiều tầng lớp dân cư, tuy thời gian toàn trình dài nhưng vẫn chiếm lĩnh được thị trường do giá cước rẻ, mạng phục vụ rộng khắp, thích hợp với nhu cầu chuyển tiền là quà tặng, quà biếu, trợ cấp… không đòi hỏi tốc độ cao.

Điện chuyển tiền (ĐCT): Ra đời sau thư chuyển tiền và có chất lượng phục vụ cao, cước phí cũng cao hơn. Tuy nhiên sản lượng của dịch vụ này thấp do phạm vi hoạt động hẹp hơn thư chuyển tiền, tốc độ phục vụ tuy có khá hơn nhưng chưa thoả mãn nhu cầu của người sử dụng và chưa đủ sức thuyết phục người tiêu dùng từ bỏ dịch vụ thư chuyển tiền để sử dụng dịch vụ điện chuyển tiền.

Dịch vụ chuyển tiền quốc tế: Nhằm phục vụ nhu cầu chuyển tiền của thân nhân người Việt Nam từ nước ngoài gửi tiền về nước. Hiện nay dịch vụ chuyển tiền quốc tế của VNPT chỉ thực hiện chiều về, không có chiều đi và chỉ ký hợp đồng với Bưu chính 13 nước trên thế giới là chủ yếu, với các công ty ngoài chỉ mới ký hợp đồng với AMEX của Mỹ.


Hình thức chủ yếu của chuyển tiền quốc tế là thư chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền được trao đổi giữa Bưu chính Việt Nam với Bưu chính các nước bằng đường thư. Ngoài ra còn có hình thức chuyển tiền nhanh quốc tế trong đó phiếu chuyển tiền được trao đổi giữa Bưu chính Việt Nam với Bưu chính các nước và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh (CTN) quốc tế bằng phương thức điện tử. MoneyGram: Hiện nay Bưu chính Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ chuyển tiền điện tử đến thông qua sự hợp tác với mạng lưới Travelers Express. MoneyGram được điều hành bởi Payment Systems Inc. MoneyGram cho phép cá nhân ở nước ngoài chuyển tiền tới người nhận ở Việt Nam để người nhận có thể lĩnh tiền tại một Bưu cục gần nhất.

Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Là dịch vụ được mở từ đầu năm 1994 nhằm thoả mãn nhu cầu hoạt động kinh doanh của các cơ quan, xí nghiệp, tư nhân. Khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh chủ yếu tập trung tại các trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng…

Sau đây là doanh số hoạt động chuyển tiền Bưu điện qua các năm:

BẢNG 2.6: DOANH SỐ CHUYỂN TIỀN QUA BƯU ĐIỆN

Đơn vị: triệu đồng



Năm

Thư chuyển tiền

Điện chuyển tiền

Chuyển tiền nhanh


Tổng cộng

Tăng trưởng

năm sau so với năm trước

1999

2.393,620

792,560

4.504,066

7.690,246


2000

2.961,832

934,135

5.548,748

9.444,715

123%

2001

3.372,531

1.052,041

6.559,883

10.984,455

116%

2002

4.037,692

1.210,459

7.720,912

12.969,063

118%

2003

4.725,623

1.437,112

8.857,731

15.020,466

116%

2004

5.103,670

1.544,040

9.300,620

15.948,330

106%

2005

5.714,581

1.775,650

10.061,432

17.551,663

110%

2006

6.257,466

2.042,002

10.846,223

19.145,691

109%

(Nguồn: Tập đoàn BCVTVN)


Nhìn chung, dịch vụ chuyển tiền phát triển với tốc độ tăng trưởng về tiền gửi hàng năm khá cao khoảng từ 6% đến 18%. Đây là dịch vụ chịu cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng thương mại, các công ty tư nhân và các tổ chức có làm dịch vụ chuyển tiền. So với các ngân hàng thương mại, cước dịch vụ chuyển tiền qua Bưu điện tương đối cao tuy nhiên dịch vụ này vẫn có chỗ đứng trên thị trường.

BẢNG 2.7: DOANH SỐ NHẬN CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Doanh số

198,572

173,079

188,580

240,085

250,197

298,039

366,587

Tăng trưởng năm sau so với năm trước


87%

109%

127%

104%

119%

123%

(Nguồn: Tập đoàn BCVTVN)

Chuyển tiền quốc tế là một dịch vụ đầy tiềm năng nhưng trong những năm qua VNPT chưa khai thác được thế mạnh của mình trong lĩnh vực này. Kết quả về doanh số chuyển tiền qua Bưu điện trong các năm từ năm 2000 đến 2006 cho thấy mặc dù tốc độ tăng trưởng của dịch vụ năm sau có cao hơn so với năm trước nhưng so với tiềm năng của thị trường thì VNPT còn rất khiêm tốn trong loại hình dịch vụ này. Chẳng hạn cách đây 10 năm chuyển tiền quốc tế của Bưu điện chiếm khoảng 20 - 25% lượng ngoại tệ chuyển về nước, nhưng đến nay dịch vụ này bị giảm sút nghiêm trọng. Trong gần 4 tỷ USD chuyển về nước năm 2004 (theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước), lượng tiền chuyển qua Bưu điện chỉ chiếm khoảng 35 triệu USD (chưa bằng 1%). Mặc dù đến năm 2005, 2006 tỷ lệ này có tăng lên nhưng so với thị trường thì còn rất thấp.

d) Dịch vụ thanh toán:

Nền kinh tế càng phát triển thì thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng, vai trò của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trong đó có TKBĐ) càng lớn. Kể từ tháng 06/2003 TKBĐ đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân, bước đầu VPSC được nhiều khách hàng tin dùng. Một số dịch


vụ tài chính Bưu chính thu cước mà VPSC cung cấp được khách hàng đánh giá cao đó là: Dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản cá nhân, dịch vụ trích chuyển tự động, dịch vụ trả lương qua tài khoản tiết kiệm Bưu điện. Tính đến tháng 12/2006, số tài khoản cá nhân(TKCN) tham gia trả lương chiếm 38,8% tổng số TKCN toàn mạng. Con số này vẫn là thấp so với tỷ lệ hơn 50% số TKCN mở tại các ngân hàng đã sử dụng thẻ. Trong tương lai khi VPSC đưa các dịch vụ gia tăng khác như phát hành và thanh toán bằng thẻ thông minh, dịch vụ nhờ thu nhận trả phí bảo hiểm, tiền điện nước, cước điện thoại thì số lượng TKCN sẽ còn tăng rất lớn, đó là một triển vọng của VPSC.

e) Dịch vụ tư vấn tài chính:

Từ cuối năm 1999 PTF bắt đầu triển khai dịch vụ này, thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, ngành Bưu chính- Viễn thông đặt mục tiêu trong giai đoạn 1999-2005 thực hiện cổ phần hoá 31 doanh nghiệp. Nắm được chủ trương đó, PTF đã sớm tiếp cận nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá cho hầu hết các công ty thuộc diện chuyển đổi sở hữu của ngành (tư vấn đổi mới doanh nghiệp).

Từ năm 2000 tới nay, PTF đã cung cấp dịch vụ tư vấn trợ giúp một số đơn vị thành viên trong ngành về lĩnh vực: tư vấn phát hành cổ phiếu, bán đấu giá cổ phần, làm đại lý giúp doanh nghiệp tổ chức phát hành cổ phiếu hay bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý bao gồm: trợ giúp xây dựng các quy định, quy chế cho quản lý, điều hành doanh nghiệp và tư vấn các phương án, cách giải quyết đối với các vấn đề lao động, tiền lương và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực quản lý. Mặt khác công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn thẩm định nhằm hỗ trợ Ban Kế toán – Tài chính của Tổng công ty trong việc thẩm định quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành của các đơn vị trong ngành, công ty đã thực hiện cho tất cả các dự án tồn đọng từ năm 1998 cho đến nay.

Năm 2003, 2004 PTF lại thực hiện thêm dịch vụ tư vấn soát xét báo cáo tài chính và tư vấn xử lý tài chính cho các đơn vị sau khi có quyết định cổ phần hoá.


Đây là hoạt động tư vấn tương đối mới song rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp trong Ngành Bưu chính - Viễn thông, PTF đã bắt đầu có các khách hàng ngoài ngành từ hoạt động tư vấn này. Kết quả tư vấn của công ty được thể hiện trên bảng sau:

BẢNG 2.8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA PTF

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

a, Tư vấn đổi mới DN







+ Số hợp đồng

1

1

9

10

17

35

+ Doanh thu

100

45

347

975

729

494.2

b, Tư vấn quản lý







+ Số hợp đồng

7

3

6

8

8

14

+ Doanh thu

217

67

137

179

484

2.361

c, Tư vấn thẩm định







+ Số dự án

426

465

387

324

900

1400

+ Doanh thu

227

219

353

733

2,000

4,800

d, Tư vấn khác







+ Số hợp đồng


19

11

23

39

42

+ Doanh thu

10

32

56

48

48

89

Cộng doanh thu

554

363

893

1935

1263

2.949

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tư vấn của công ty PTF từ năm 2001-2006)

* Về chất lượng dịch vụ:

Hiện nay các sản phẩm dịch vụ dịch vụ tiết kiệm bưu điện do các đơn vị của VNPT cung cấp được thiết kế đơn giản theo dạng đơn nguyên, do đó dễ hiểu đối với nhân viên giao dịch và người tham gia sử dụng dịch vụ, phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.

Thời gian qua chất lượng dịch vụ chuyển tiền được cải thiện rõ rệt do được đầu tư, nâng cấp mạng, đường truyền dẫn, chính vì thế mà chất lượng dịch vụ được nâng lên và thời gian toàn trình của việc cung cấp dịch vụ được rút ngắn lại, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác. Các dịch vụ chuyển tiền trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022