Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 12


+ Cần có những chính sách khách hàng phù hợp cho những đối tượng khách hàng riêng, những yêu cầu đòi hỏi khách nhau. Áp dụng các chính sách sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng là điều không đơn giản nhưng sẽ giúp cho ngân hàng nhân được sự thỏa mãn tốt đối với khách hàng và do đó sẽ thu hút được khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của mình.

- Đổi mới công nghệ


Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng Agribank nói chung và chi nhánh Phú Thọ nói riêng đã từng bước đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên đổi mới công nghệ không phải vấn đề một sớm một chiều làm là cả một quá trình lâu dài. Vì vậy, ngân hàng cần mở rộng và phát triển không ngừng các loại hình dịch vụ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của ngân hàng. Để có được điều này, ngân hàng cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các cấp và được sự ủng hộ của toàn thể cán bộ công nhân viên,...

Thêm vào đó, chi nhánh Agribank Phú Thọ cũng cần từng bước xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ như cần có văn bản trình lên Agribank Hội sở chính để đổi mới hệ thống máy tính phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Giải pháp về sự phát triển từng loại hình dịch vụ PTD tại Agribank


+ Giải pháp đối với dịch vụ phi tín dụng truyền thống.


Dịch vụ thanh toán


Dịch vụ thanh toán trong nước:


Tiếp tục hợp tác với các NHTM trong nước phát triển thêm mạng thanh toán song phương để tăng tốc độ thanh toán và giảm thiểu chi phí. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng về các dịch vụ thanh toán chuyển tiền mới. Tăng cường hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin, phân tích tình hình thị trường trong và ngoài nước đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán.

Dịch vụ thanh toán quốc tế:


Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của các chi nhánh trên thị trường bằng hình thức thành lập các văn phòng đại diện, thiết lập các mối quan hệ đại lý, tham gia các hiệp hội thanh toán quốc tế để tiếp tục tìm kiếm các thị trường mới, mở rộng phạm vi thanh toán quốc tế. Để làm được những điều này thì Agribank phải có một đội ngũ nhân viên giỏi, am hiểu thị trường, tập quán kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các DV mới, các DV trọn gói trong thanh toán quốc tế cho các khách hàng như các DV kết hợp giữa thanh toán quốc tế - kinh doanh ngoại tệ.

+ Giải pháp đối với dịch vụ phi tín dụng hiện đại


Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ


Agribank cần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tiền tệ bằng cách xây dựng chương trình kinh doanh ngoại tệ trực tuyến áp dụng cho toàn hệ thống chi nhánh. Tích cực đẩy mạnh công tác tiếp thị, phát triển sâu rộng các DV hoán đổi ngoại tệ chéo, quyền chọn lãi suất, quyền chọn tiền tệ, ủy thác quản lý tài sản. Tiếp tục hợp tác với các đối tác NH khác có uy tín trên thế giới để thực hiện các giao dịch phái sinh. Mặt khác, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu tác động trực tiếp của tỷ giá nên Agribank cần theo dõi biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế và trong nước để xây dựng tỷ giá hằng ngày phù hợp và mang tính cạnh tranh.

Dịch vụ ngân hàng điện tử


Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động DVNH điện tử cần chú trọng đến công nghệ, an toàn và bảo mật, các biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng khai thác DV, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình; hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng DV chăm sóc khách hàng. Trong đó, quan trọng nhất là vấn đề công nghệ và an toàn bảo mật. Có thể nói đây là trái tim của các DVNH điện tử.

Về công nghệ: Agribank cần áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, có sự điều chỉnh và đổi mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển của NH điện tử.

Về an toàn bảo mật: Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, Agribank có thể sử dụng nhiều công nghệ cao để nâng cao tính bảo mật thông tin cho


khách hàng. Ngoài giải pháp mã hoá dữ liệu điện tử thì có thể bảo mật thông tin bằng chữ ký điện tử, mật mã hoá/giải mã trên mạng bằng thuật toán tiên tiến, quản lý khóa theo trật tự cấp bậc, áp dụng các chính sách an toàn dữ liệu...


KẾT LUẬN


Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, khó khăn và thử thách càng nhiều hơn, nhưng công tác phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KH có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đưa Agribank trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên sự phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KH tại CN Phú Thọ mới chỉ là bước đầu, còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có giải pháp phát triển phù hợp.

Với mong muốn CN Phú Thọ sẽ đa dạng hoá được nhiều loại hình dịch vụ trên cơ sở phát triển dịch vụ phi tín dụng, thông qua luận văn Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, học viên đã nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và trình bày được một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng dành cho KHCN và phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho KH của NH.

Thứ hai, phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ phi tín dụng dành cho KH của CN Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 một cách khách quan, trung thực từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển của Agribank, định hướng phát triển của CN Phú Thọ, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng cho KH tại CN Phú Thọ

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu luận văn học viên cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để luận văn có điều kiện hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thị Linh và Nguyễn Thị Phương Lan (2013), “Để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại”, kinhtevadautu, truy cập lần cuối ngày 19/10/2017, từ<http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/101-1295-de-phat-trien-dich-vu-phi- tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai.html>.

2. Hồng Quân (2017), „Dịch vụ phi tín dụng miếng bánh ngon của nhiều ngân hàng 9 tháng đầu năm 2017‟, Cafef, truy cập lần cuối ngày 19/10/2017, từ<http://cafef.vn/dich-vu-phi-tin-dung-mieng-banh-ngon-cua-nhieu-ngan-hang-trong- 9-thang-dau-2017-20171103164715862.chn>.

3. Bùi Thị Thùy Dương và Đàm Văn Huệ, 2013. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 188, trang 48-53.

4. Ngô Mỹ Hoa, 2017. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế -Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5. Fitch, P., 2005. Từ điển thuật ngữ Ngân hàng. Lần xuất bản thứ V. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục Barron.

6. Nguyễn Thu Hằng, 2005. Xu hướng phát triển của khu vực dịch vụ trên thế giới. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 9, trang 10.

7. Trần Công Hiến, 2006. Phát triển dịch vụ ngân hàng phi tín dụng. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 8, trang 56.

8. Ngô Thị Thanh Huyền, 2014. Dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Tây Đô. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN.

9. Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2013. Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng tại Agribank. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Nguyễn Minh Kiều, 1993. Giáo trình tiền tệ -tín dụng, ngân hàng và thanh toán quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.

11. Phan Thị Linh, 2011. Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong thời kỳ hội nhập. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 41, trang 51 –56.

12. Phan Thị Linh, 2015. Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.


13. Phan Thị Linh và Lê Quốc Hội, 2013. Phát triển dịchvụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam.Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 192, trang 88 –93.

14. Lê Thị Tuyết Nga, 2009. Giải pháp phát triển dịch vụ phi ngân hàng tại SGD1 –BIDV. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN.

15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Thọ, 2017- 2019. Báo cáo tài chính. Hà Nội.

16. Nguyễn Hồ Ngọc, 2011. Giải pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

17. Trương Thị Mỹ Nhân, 2009. Phát triển kênh phân phối hiện đại sử dụng công nghệ cao của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tạp chí ngân hàng, số 13, trang 15-17.

18. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy, 2012. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 06, trang 41-45.

19. Peter S.Rose, 2010. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Qui, 2008. Giáo trình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2010. Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011 –2020.Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 28-35.

22. Phạm Anh Thúy và Nguyễn Thị Thu Trang, 2012. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 78, trang 35 –38.

23. Phạm Anh Thủy, 2013. Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.


PHỤ LỤC


BẢNG KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK CN PHÚ THỌ

Kính chào Anh/ Chị


Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ”. Bảng khảo sát là một phần rất quan trọng hoàn thành đề tài này. Sự hợp tác của Anh. Chị vô cùng quý báu cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi xin cam đoan, những thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và đảm bảo chế độ bảo mật thông tin cá nhân theo quy định.

I. Anh/ Chị vui long cung cấp một số thông tin sau: Câu 1: Giới tính: Nam Nữ

Câu 2: Nghề nghiệp của khách hàng


Công nhân viên chức Nghề khác


Kinh doanh


Câu 3: Độ tuổi của khách hàng


Dưới 20 Từ 20 – 29


Từ 30 – 39 Từ 40 – 49


Trên 50


Câu 4: Sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng mà khách hàng đang sử dụng tại Agribank:

Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước


Kinh doanh ngoại tệ


Quản lý tài sản


Tư vấn và cung cấp thông tin


Ngân hàng điện tử (ebanking, mobilebanking, smsbanking…)


Dịch vụ thẻ ghi nợ


Sản phẩm, dịch vụ khác


II. Nội dung cụ thể


Dưới đây là những tiêu chí liên quan đến sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng của Agribank, xin anh/ chị cho biết mức độ đồng ý của anh/ chị bằng cách tích vào ô trống theo các mức độ: (1. Hoàn toàn không đồng ý; 3. Không đồng ý cũng không phản đối; 2. Không đồng ý; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý)



Nhân tố


Câu hỏi khảo sát

Mức điểm đánh giá

1

2

3

4

5


1. Nguồn lực ngân hàng

NH có nguồn tài chính dồi dào, ổn định






Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt






Hệ thống quản lý được thực hiện trên nền tảng công nghệ hiện đại






Cơ sở vật chất phục vụ triển khai dịch vụ là hiện đại, đầy đủ.







2. Mạng lưới kênh phân phối

Hệ thống phòng giao dịch rộng khắp và có năng lực phục vụ cao






Số lượng và chất lượng cây ATM, POS đáp ứng được yêu cầu khách hàng






Máy ATM, POS được phân bố hợp lý, tiện dụng






Hệ thống thanh toán qua mạng internet và điện thoại mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng






3. Chất lượng dịch vụ

Các DVPTD thể hiện được sự quan tâm và thấu hiểu các nhu cầu của khách hàng






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023