thành phố trong cả nước, bao gồm:
- 01 Hội sở chính
- 01 Sở Giao dịch
- 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm: Trung tâm thẻ; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.
- 02 văn phòng đại diện trong nước
- 150 chi nhánh cấp 1 trong đó có 3 chi nhánh tại nước ngoài với 2 chi nhánh tại Đức và 1 chi nhánh tại Lào với 892 phòng giao dịch và điểm giao dịch, 56 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM);
- 06 Công ty con bao gồm: Công ty cho thuê tài chính; Công ty TNHH Chứng khoán (VietbankSC); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty TNHH một thành viên bảo hiểm; Công ty TNHH MTV quản lý quỹ NHTM CP CT Việt Nam; Công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý NHCT.
NHCT Việt Nam hiện có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á NHCTVN (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam. Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, NHTM cổ phần Gia Định, NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương…
2.1.3 Qui mô hoạt động NHCT
Những năm gần đây, nền kinh tế tuy đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng những khó khăn vẫn còn nhiều. Trong bối cảnh đó NHCT đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHCT trong thời gian qua:
- Qui mô về tài sản:
Bảng 2.1: Tài sản của NHCT giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng tài sản | 367.731 | 460.402 | 503.530 | 576.368 | 641.850 |
Tỷ lệ tăng tài sản so vớii năm trước (%) | 50.84 | 25.20 | 9.59 | 14.46 | 11,36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Dịch Vụ Bán Lẻ Của Nhtm
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Bán Lẻ Của Nhtm
- Kinh Nghiệm Về Phát Triển Dịch Vụ Nhbl Của Nhtm Các Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Cho Các Nhtm Việt Nam
- Lợi Nhuận Trước Thuế Phân Theo Hoạt Mảng Động Tại Nhct Giai Đoạn 2010-2014
- Dịch Vụ Nhbl Của Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Với Một Số Nhtm Khác
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
NHCT năm 2010-2014)
Qua bảng 2.1, ta thấy về số tuyệt đối tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng về số tương đối có biến động không ổn định: năm 2011 giảm so với năm 2010, đến năm 2012 tỷ lệ giảm xuông còn 9.59% , nhưng đến năm 2013 bắt đầu tăng trở lại đạt 14.46% và năm 2014 lại giảm còn 11,36%. Đây là thành quả đáng khích lệ trong giai đoạn tình hình kinh tế đất nước rất khó khăn. Như vậy là trong vòng 5 năm (từ năm 2010- 2014) tổng tài sản của NHCT năm 2014 tăng 274.119 tỷ đồng tương đương 74,54% so với năm 2010.
- Qui mô về vốn chủ sở hữu:
Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của NHCT giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu | 18.170 | 28.491 | 33.625 | 54.075 | 54.931 |
Tỷ lệ tăng vốn (%) | 19.78 | 56.82 | 18.02 | 60.82 | 15.83 |
NHCT năm 2010-2014)
IPO của NHCT có thể coi là sự kiện tiêu biểu của thị trường chứng khoán năm 2008. Năm 2009: Tiếp theo sự kiện IPO thành công, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức chuyển sang thành NHTM cổ phần
Công thương Việt Nam vào ngày 3/7/2009 với vốn chủ sở hữu trên 10 nghìn tỷ đồng và ngày 16/7/2009 cổ phiếu của NHCT đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, NHCT đã tăng vốn thành công đạt 18.170 tỷ đồng tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với năm 2009; đồng thời ký kết thành công các văn kiện hợp tác và đầu tư, chính thức lựa chọn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên. Do đó, vốn chủ sở hữu năm 2011tăng gần 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012tăng hơn 15 nghìn tỷ đồng so với năm 2010, năm 2013 vốn chủ sở hữu của NHCT đã tăng mạnh 60,82% tương đương 20.450 tỷ đồng so với năm 2012. Tuy nhiên sang năm 2014 có tăng nhưng không nhiều so với năm 2013 và đạt 54.931 nghìn tỷ đồng. Xét về số tương đối thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không đều.
- Về mặt lợi nhuận:
Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế của NHCT giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ VND) | 4.638 | 8.392 | 8.168 | 7.751 | 7.280 |
Tăng/giảm (tỷ VND) | 1.255 | 3.754 | -224 | -417 | -471 |
Tăng/giảm (%) | 37,21 | 80,94 | 2,1 | -5,1 | -6,1 |
(Nguồn- Báo cáo thường niên NHCT năm 2010- 2013)
Nhận xét: Trong tình hình kinh tế có xu hướng chững lại và giảm dần nên kết quả kinh doanh của NHCT cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của NHCT tăng trưởng mạnh với số tuyệt đối 3754 tỷ đồng tăng 80,44%. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế có giảm từ 8.168 tỷ đồng xuống còn 7.751 tỷ đồng (giảm 417 tỷ đồng tương ứng 5,1%) và năm 2014 giảm 6,1% so với năm 2013 tương đương giảm 471 tỷ đồng, tuy nhiên
vẫn đạt chỉ tiêu mà Đại hội cổ đông đã đề ra.
2.2 Thực trạng dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
2.2.1 Quy mô phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ NHBL
a. Danh mục các nhóm sản phẩm dịch vụ
NHCT cung cấp cho khách hàng một hệ thống sản phẩm dịch vụ NHBL gồm danh mục sản phẩm tương đối đầy đủ theo các nhóm dịch vụ cơ bản:
- Dịch vụ huy động vốn: dịch vụ tài khoản, dịch vụ tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ tiền gửi cho doanh nghiệp;
- Dịch vụ sử dụng vốn: cho vay cá nhân, cho vay khách hàng DNVVN;
- Dịch vụ bán lẻ khác:
+ Dịch vụ thanh toán: chuyền tiền trong và ngoài nước
+ Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử: Dịch vụ thẻ, E-bank dành cho cá nhân và doanh nghiệp
+ Dịch vụ ngân hàng khác: Chiết khấu giấy tờ có giá;Bảo hiểm; Tiền tệ kho quỹ (Kiểm đếm tiền mặt, Gửi giữ tài sản, Cho thuê ngăn tủ sắt); Nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá tại nhà; ; Cho thuê t ; ; Tài trợ thương mại…
b. Phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL
* Dịch vụ huy động vốn
- Huy động vốn phân theo cơ cấu khách hàng:
Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo khách hàng giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tiền gửi KH cá nhân | 85,913 | 116,242 | 131,115 | 229,849 | 255,382 |
Tiền gửi KH DNVVN | 224 | 367 | 416 | 519 | 535 |
Tiền gửi KH doanh nghiệp lớn | 62,235 | 106,422 | 125,603 | 134,129 | 147,213 |
148,372 | 223,031 | 257,134 | 364,497 | 403,130 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT từ năm 2010-2014)
Qua bảng 2.5 ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trên 50% trong tổng nguồn vốn huy động lần lượt là: 57% năm 2010; 52% năm 2011; 50,1% năm 2012 nhưng năm 2013 chiếm tỷ trọng 63% và năm 2014 có tăng nhưng không nhiều. Tỷ trọng huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp lớn giảm giần từ 42% năm 2010, xuống 36% năm 2014. Tỷ trọng huy động vốn của khách hàng DNVVN có tăng trưởng nhưng không đáng kể. Nhìn một cách tổng thể thì nguồn tiền gửi tăng dần theo các năm.
Để có thành quả này, là do NHCT đã phát triển và cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm với mức lãi suất và điều kiện đa dạng nhắm đến các đối tượng có nhu cầu khác nhau về thời hạn gửi, thời hạn rút gốc, lãi. VD: Tiết kiệm không kỳ hạn thông thường; Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư; Tiết kiệm có kỳ hạn thông thường; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo thời gian; Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, tiết kiệm dự thưởng…
Ngoài việc có nhiều sản phẩm dịch vụ về tiết kiệm thì việc tăng trưởng về nguồn vốn huy động còn có những nguyên nhân khác: đó là hình ảnh, chất lượng Thương hiệu mạnh cùng với mạng lưới rộng khắp của NHCT và một phần do nền kinh tế vẫn trong giai đoạn suy giảm, thị trường bất động sản và chứng khoán không còn hấp dẫn và nhiều rủi ro nên gửi tiết kệm là kênh đầu tư an toàn.
So với chỉ tiêu kế hoạch mà tại nghị quyết đại hội cổ đông năm 2014 đưa ra thì nguồn vốn tăng trưởng 5%.
- Huy động vốn phân theo cơ cấu tiền gửi:
Có thể thấy, lượng tiền gửi của khách hàng tại NHCT liên tục tăng nhanh qua các năm trong đó tăng nhanh nhất là năm 2012 và năm 2013.
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi tại NHCT giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tg không kỳ han | 35,584 | 57,692 | 46,598 | 65,518 | 68,174 |
Tg có kỳ hạn | 105,913 | 156,242 | 201,115 | 259,849 | 293,006 |
Tg vốn chuyên dùng | 1,140 | 1,405 | 1,816 | 5,456 | 6,124 |
Tg ký quỹ | 5,735 | 7,692 | 7,605 | 33,674 | 35,826 |
Cộng: | 148.372 | 223.031 | 257.134 | 364.497 | 403,130 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCT từ năm 2010-2014)
Qua số liệu trên, thấy rằng bộ phận tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế hơn bộ phận tiền gửi không kỳ hạn và liên tục tăng trong giai đoạn này. Bộ phận tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm từ 70% trở lên, Bộ phận tiền gửi không có kỳ hạn cũng có một số biến động về mặt giá trị cũng như tỉ trọng trong toàn bộ tiền gửi của khách hàng nhưng về cơ bản có tăng ít, cụ thể: năm 2011 tăng từ 35.584 tỷ đồng năm 2010 lên 57.692 tỷ đồng, năm 2012 giảm xuống còn 46.598 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 65.518 tỷ đồng và năm 2014 có tăng nhưng vẫn đạt giá trị thấp. Nhìn chung nguồn vốn huy động theo cơ cấu khách hàng có tăng trưởng, tuy nhiên, nguồn tiền gửi có kỳ hạn mới chỉ đạt 88,79% kế hoạch năm 2014 mà Ban điều hành đề ra ( kế hoạch đề ra là 330.000 tỷ đồng)
* Dịch vụ tín dụng
- ng phân theo cơ cấu khách hàng
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng phân theo khách hàng giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: tỷ đồng
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Cho vay KH cá nhân | 45,501 | 52,818 | 42,604 | 46,008 | 45,113 |
Cho vay KH DNVVN | 35,513 | 42,216 | 56,407 | 66,118 | 63,118 |
Cho vay KH doanh nghiệp lớn | 153,488 | 198,400 | 306,733 | 347,953 | 319,552 |
Cộng: | 234,502 | 293,434 | 405,744 | 460,079 | 427,783 |
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHCT 2010-2014)
Từ bảng 2.6, dễ dàng nhân thấy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHCT tăng trưởng: năm 2011 dư nợ đạt 293.434 tỷ đồng tăng 25% so với 2010; Năm 2012, mặc dù nền kinh tế suy giảm và chững lại nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn tăng 38% so với năm 2011 và dư nợ cho vay nền kinh tế là 405.744 tỷ đồng; Năm 2013, nền kinh tế vẫn còn có những khó khăn nên tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng không nhiều đạt 460.079 tỷ đồng, vẫn tăng 13% so với năm 2012 tuy nhiên sang năm 2014 thì tổng dư nợ lại giảm so với năm 2013 là 32.296 nghìn tỷ đồng tương đương giảm 7% và nhưng vẫn vượt 5% kế hoạch mà đại hội cổ đông đã đề ra đồng thời vẫn là một trong những NHTM đạt tăng trưởng dư nợ cao nhất của Ngành ngân hàng Việt Nam.
Đối với cho vay cá nhân, DNVVN NHCT có nhiều sản phẩm dịch vụ: cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển… Ngoài ra từ năm 2010 đến nay, NHCT phát triển và triển khai các hình thức cho vay chiết khấu và bao thanh toán, cho vay trên các khoản phải thu, chuỗi cung ứng… Nhìn chung mức độ tăng thấp, chiếm khoảng 30% và năm 2014 không đạt chỉ tiêu kế hoạch mà Ban điều hành đã đề ra là trên 40% trong tổng dư nợ.
Đối với cho vay cá nhân, đã có nhiều sản phẩm dịch vụ: Cho vay chi phí du học; Cho vay chứng minh tài chính; Cho vay đối với người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài; Cho vay kinh doanh tại chợ; Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên; Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản sổ thẻ tiết kiệm, GTCG; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán…
- cho vay phân theo đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân:
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay cá nhân giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: tỷ đồng
CV mua nhà | CV mua ô tô | CV ứng bán CK | CV hộ KD | CV cán bộ CNV | CV cầm cố GTCG | CV chiết khấu | CV khác | Cộng | |
Năm 2010 | 6,370 | 3,868 | 4,095 | 9,328 | 8,190 | 6,370 | 2,730 | 4,550 | 45,501 |
Năm 2011 | 7,395 | 4,490 | 4,754 | 10,828 | 8,190 | 7,395 | 3,169 | 5,282 | 52,818 |
Năm 2012 | 5,965 | 3,621 | 3,834 | 8,734 | 7,669 | 5,965 | 2,556 | 4,260 | 42,604 |
Năm 2013 | 6,441 | 3,911 | 4,141 | 9,432 | 8,281 | 6,441 | 2,760 | 4,601 | 46,008 |
Năm 2014 | 6,321 | 3,524 | 3,928 | 9,972 | 8,327 | 6,512 | 2,374 | 4,155 | 45,113 |
(Nguồn- Báo cáo thường niên NHCT các năm 2010-2014)
Nhận xét: Cho vay hộ kinh doanh có giá trị vay lớn hơn các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác, sau đó là sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên (thường gọi là vay tín chấp lương). Cho vay chiết khấu chiếm tỷ trọng thấp nhất chủ yếu là chiết khấu bộ chứng từ Xuất khẩu và một số giấy tờ có giá khác. Nói chung sản phẩm cho vay cá nhân của NHCT tăng trưởng chậm và chiếm tỷ trong không nhiều trong tổng dư nợ.
Nhận xét chung: dư nợ cho vay khác hàng cá nhân và DNVVN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng cũng đang còn chiều hướng tăng lên và với qui mô và thương hiệu đang là thế mạnh của NHCT thì dịch vụ NHBL về sử dụng vốn của NHCT cần đẩy mạnh tăng trưởng hơn nữa để xứng tầm với lợi thế đang có.
* Các dịch vụ bán lẻ khác
- Dịch vụ thanh toán: