Thực Trạng Phát Triển Khu Du Lịch


- Thời gian hoạt động của điểm du lịch:

Thời gian hoạt động của điểm du lịch được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sức khỏe và đảm bảo an toàn cho du khách cũng như điều kiện thuận lợi để đưa du khách đi du lịch theo chương trình.

Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó tác động đến kế hoạch khai thác, đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm, khu du lịch. Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này trong tổng thể các chỉ tiêu liên quan đến việc xây dựng phát triển các điểm, khu du lịch, việc đánh giá thời gian hoạt động của điểm du lịch cũng có thể chia làm 4 cấp:


Cấp 1


Rất dài

Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt

động du lịch và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.


Cấp 2


Khá dài

Có từ 150-200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt

động du lịch và có từ 120-180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.


Cấp 3


Dài

Có từ 100-150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt

động du lịch và có từ 90-120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.


Cấp 4


Ngắn

Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt

động du lịch và có dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Sức chứa của điểm du lịch:

Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động của điểm du lịch mà không nảy sinh những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững du lịch.


Trong thực tế việc xác định sức chứa của một điểm du lịch rất khó, bởi cần triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm. Trong nhiều trường hợp, nhiệm vụ này được thực hiện bằng việc kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực nơi có những điều kiện tương đồng hoặc bằng kinh nghiệm thực tiễn.

Sức chứa (chỉ khả năng tiếp nhận khách) của điểm du lịch cũng thường được chia thành 4 cấp:

Cấp 1

Rất lớn

Trên 1.000 lượt khách/ngày.

Cấp 2

Khá lớn

Từ 500 – 1.000 lượt khách/ngày.

Cấp 3

Trung bình

Từ 100 – 500 lượt khách/ngày.

Cấp 4

Nhỏ

Dưới 100 lượt khách/ngày.

Tuy nhiên có thể nhận thấy sức chứa của điểm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào qui mô lãnh thổ của điểm du lịch đó.

- Tính bền vững của điểm du lịch:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tồn tại, tự phục hồi của các thành phần tự nhiên của điểm du lịch trước áp lực tác động của hoạt động du lịch, hoặc các tác động tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Tính bền vững này cũng được chia thành 4 cấp:


Cấp 1


Rất bền vững

Không có thành phần tự nhiên nào bị phá hủy, nếu có chỉ ở mức độ không đáng kể và được phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Hoạt động du lịch không bị ảnh

hưởng và có thể diễn ra liên tục.


Cấp 2

Khá bền vững

Có từ 1 – 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy ở mức độ

nhẹ và có khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.


Cấp 3

Bền vững

trung bình

Có từ 1 – 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy nặng cần đến

sự can thiệp của con người mới có khả năng phục hồi. Hoạt động du lịch bị hạn chế.



Cấp 4

Kém bền vững

Có từ 1 – 2 thành phần tự nhiên bị phá hủy nặng cần đến

sự can thiệp của con người. Song khả năng phục hồi hạn chế và kéo dài. Hoạt động du lịch bị gián đoạn.


Tính bền vững của các điểm du lịch phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm, dễ phá hủy các hệ sinh thái. Để đánh giá mức độ quan trọng và khả năng phát triển của các điểm du lịch, thường các chỉ tiêu trên được đánh giá cho điểm theo trọng số và được tổng hợp lại. Điểm du lịch nào có điểm càng cao thì càng có vai trò quan trọng và khả năng phát triển càng tốt. Căn cứ vào đánh giá này, các nhà đầu tư và quản lý sẽ quyết định về mức đầu tư xây dựng phát triển điểm du lịch tương xứng với tiềm năng của nó.

Căn cứ vào số lượng các điểm du lịch đạt yêu cầu đầu tư xây dựng phát triển và phân bố hợp lí của chúng trong không gian, việc xây dựng các khu du lịch cũng



Nguồn Tự thiết kế Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH VĂN HÓA SUỐI 1

Nguồn: Tự thiết kế


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH

VĂN HÓA SUỐI TIÊN (Thành phố Hồ Chí Minh)

2.1. Khái quát về Suối Tiên‌

Giới thiệu chung:

Nước ta, từ Bắc vào Nam, những địa danh có phong cảnh hữu tình thơ mộng đều được dân gian lưu truyền với cái tên mang dáng dấp huyền thoại. Đà Lạt có Suối Tiên, Phú Yên có Suối Tiên, Khánh Hòa có Suối Tiên, Bãi Tiên,… Nhưng chưa có con suối nào chảy cùng dòng thời gian với truyền thuyết, huyền thoại thật li kì hấp dẫn, lại được chăm chút kiến tạo với quy mô lớn như Suối Tiên ở TP.HCM.

Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, từ thành phố lên, qua khỏi ngã ba Xa lộ Đại Hàn và Xa lộ Hà Nội khoảng 100m, rẽ tay mặt 100m nữa là vào khu DLVHST. Khu DLVHST là vùng đồi hình chữ S, rộng khoảng 200.000m2, chính giữa có dòng suối ngọt lành với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chạy xuyên suốt chiều dài 2.000m.

Suối bắt nguồn tận suối Lồ Ô (sông Bé), với 2km uốn lượn quanh co qua đây, rồi xuôi xuống dòng sông Đồng Nai. Suối là cái trục dọc để nương vào tạo nên bố cục thơ mộng cho du lịch hai bên bờ nước.

Chỉ 19km xa lộ cách trung tâm TP.HCM ồn ào ngày càng ngột ngạt bởi khói bụi và nạn kẹt xe, lắm người phải đeo khẩu trang để giữ phổi, thật không ngờ có được một tiểu thiên nhiên – lá phổi xanh của hơn 7 triệu cư dân thành phố nói chung.

2.1.1. Lịch sử hình thành‌

Ngược dòng thời gian trở về với một địa danh huyền thoại, một vùng đất xưa kia hoang hóa có con suối thiên nhiên chảy qua nay đã vươn mình trở thành miền đất Tứ Linh.

Trong ký ức của những người đầu tiên đến khai khẩn đất lập lâm trại, vẫn còn lưu giữ hình ảnh một vùng đất hoang sơ giữa bộn bề đầm lầy, cây cỏ. Ông Đinh Văn Vui – Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Suối Tiên nhớ lại: “Tôi còn nhớ mãi ngày ấy, vào năm 1987, khi tôi đến đây khai khẩn đất lập lâm


trại, Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy, rừng rậm và đã từng là căn cứ địa cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ… Suối Tiên, cái tên nghe sao lạ quá! Tôi thử tìm hiểu mới biết Suối Tiên bắt nguồn nối tiếp suối Lồ Ồ (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày nay) chảy ngầm trong lòng đất hàng chục km qua xa lộ Hà Nội và trồi lên mặt đất này, để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai. Lúc đó, Suối Tiên còn cả một khu rừng đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại. Tại đây còn có một miếu thờ bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Dân trong vùng kể lại : “Bảy cô gái rất linh thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, phụng thờ". Phải chăng bảy cô gái đã quy tiên trở nên linh thiêng thành tiên độ cho đời nên suối này có tên gọi là Suối Tiên và được lưu truyền đến ngày nay? Từ khung cảnh thiên nhiên và truyền thuyết ấy, ý tưởng xây dựng nơi đây thành một khu du lịch tầm cỡ quốc gia nung nấu tôi suốt ngày đêm…"

"Lâm trại Suối Tiên" đã trở thành tiền đề cho một khu du lịch tầm cỡ trong tương lai. Quá trình sản xuất của lâm trại là quá trình tích lũy vốn liếng cũng như điều tra, nghiên cứu thăm dò để xây dựng khu du lịch.

Diện tích ban đầu của lâm trại chỉ có 2 ha đất hoang hóa, chỉ là một trại nuôi trăn nhỏ. Các năm tiếp theo, lâm trại tổ chức chăn nuôi theo lối công nghiệp xuất khẩu, đồng thời nuôi cả các loài thú quý hiếm và trồng các loại cây ăn trái. Từ năm 1989 đến năm 1991, sản xuất gỗ xẻ xuất khẩu và sau đó sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Sản phẩm của lâm trại Suối Tiên được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Đặc biệt, lâm trại Suối Tiên còn được tổ chức CITES thế giới chấp thuận và bảo vệ quyền chăn nuôi cũng như xuất khẩu các loại động vật bò sát. Có lúc trại trăn ở đây lên đến 10.000 con, trong đó có những con trăn vàng đặc biệt quí hiếm nên có người gọi lâm trại Suối Tiên là trại "Trăn Vàng Suối Tiên". Cái tên STF (Suối Tiên Farm) cho đến nay vẫn còn được lưu giữ trên logo của công ty như một kỷ niệm, một dấu ấn không thể quên về bước đầu khởi nghiệp xây dựng Suối Tiên.


Năm 1992, cùng với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc xây dựng một khu du lịch tầm cỡ để phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trở thành một nhu cầu thiết yếu. Từ đây, dự án xây dựng Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên đã trở thành hiện thực, các hạng mục công trình lần lượt được xây dựng.

Tháng 02 năm 1993, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Lâm Sản Mỹ Nghệ Suối Tiên. Ông Đinh Văn Vui được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám Đốc.

Ngày 02 tháng 09 năm 1995, nhân kỷ niệm lễ Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách trong và ngoài nước.

2.1.2. Chặng đường phát triển‌

Từng chặng đường xây dựng và phát triển DLVH Suối Tiên gắn liền với sự chuyển đổi cơ cấu quản lý kinh tế của cả nước trong thời kỳ đổi mới, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, DLVH Suối Tiên vẫn giữ vững định hướng và quyết tâm phát triển thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực.

Quá trình hình thành và phát triển của DLVH Suối Tiên cho đến nay vẫn đang có những bước phát triển mới, bên cạnh sự đổi mới liên tục qua việc khánh thành hàng loạt những công trình, mô hình tham quan, vui chơi, giải trí, còn có những bước ngoặc đáng ghi nhớ:

Năm 1993: khởi công xây dựng.

Ngày 02 tháng 09 năm 1995: mở cửa đón khách tại cổng Tây Thiên Môn (cổng số1 ). Lâm trại Suối Tiên chính thức trở thành DLVH Suối Tiên.

Năm 1997: mở cổng Đinh Tiên Môn (cổng số 2) và khánh thành quảng trường Đinh Bộ Lĩnh, khánh thành tượng đài Vua Hùng làm cột mốc đánh dấu cho định hướng phát triển du lịch văn hóa, du lịch về nguồn..

Năm 1997: khánh thành Phụng Hoàng Cung và Tàu Lượn Siêu Tốc.


Năm 2000: khánh thành cổng Thiên Tiên Môn (cổng số 3), quảng trường Thiên Đăng Bảo Tháp và hàng loạt các công trình, mô hình vui chơi giải trí khác.

Năm 2002: khánh thành Biển Tiên Đồng một kỳ quan nhân tạo – một đại dương trong lòng thành phố. Công trình đặc biệt có một không hai này đã đưa Suối Tiên tiến đến tầm cỡ của công nghệ giải trí hiện đại, tiên tiến bậc nhất Đông Nam Á.

Đến năm 2003, tượng đài Vua Hùng được nâng cấp thành Đền Thờ Vua Hùng. Từ đây, lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương được hình thành và định kỳ tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, trở thành lễ hội về nguồn tiêu biểu, đặc sắc của Suối Tiên.

Năm 2004: Lễ Hội Trái Cây truyền thống Suối Tiên qua 7 năm tổ chức đã được nâng cấp và lấy tên gọi chính thức là “Lễ Hội Trái Cây Nam Bộ“, trở thành sự kiện Văn hóa – Du lịch tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này giúp cho Suối Tiên được đông đảo du khách biết đến như một miền đất của những lễ hội văn hóa, lễ hội về nguồn độc đáo, đặc sắc, kết hợp hài hòa cả hai yếu tố truyền thống và hiện đại.

Năm 2006: Khánh thành công trình văn hóa tâm linh Long Hoa Thiên Bảo. Năm 2007: Khánh thành Đại Cung Kim Lân Sơn Xuất Thế.

Năm 2008: khánh thành Bí Mật Càn Khôn Vũ Trụ CineMax 4D, Chuỗi Nhà Hàng Long Phụng.

Năm 2009: Khánh thành Đại Cung Phụng Hoàng Tiên, Đại Cung Lạc Cảnh Tiên Ngư, Tháp Du Hành Vũ Trụ.

Năm 2010: xây dựng biển Ngọc Nữ ngay bên cạnh Biển Tiên Đồng với hồ tạo sóng hiện đại.

Đầu tư công nghệ giải trí mới hấp dẫn “Laser Zone” và Đấu trường Bò Tót.

Ngày 19 tháng 11 năm 2010, khánh thành thánh tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn một công trình mỹ thuật đặc sắc lớn nhất Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023