Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Bền Vững Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên‌


Nam, tọa lạc tại "Thiên Cảnh Bồng Lai Lưu Ly Thất Bảo" một quần thể kiến trúc hoành tráng đậm nét dân tộc.

Với sự ra đời của hàng loạt công trình mô hình giải trí, DLVH Suối Tiên đã hoàn thiện quy trình khép kín “Du lịch – Giải trí – Thư giãn – Ẩm thực”, góp phần nâng Suối Tiên lên tầm phát triển mới, đa dạng và hiện đại.

2.1.3. Thành tích - Khen thưởng‌

Giải Mai Vàng nhiều năm liền của báo Người Lao Động, do bạn đọc bình chọn là khu du lịch được yêu thích nhất.

Bằng khen của Bộ Văn Hóa Thể Thao về thành tích đạt được trong các hoạt động văn hóa ( năm 1998 )

Lễ hội trái cây ở Suối Tiên được Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh chọn làm ngày "Lễ Hội Trái Cây Nam Bộ” và là sự kiện du lịch hàng năm của thành phố (năm 2004).

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh Xã hội về thành tích xuất sắc trong công tác bảo trợ, chăm sóc người tàn tật và trẻ mồ côi từ (2004 – 2006).

Huân chương Lao động hạng Ba do chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng vì thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 – 2006 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc (năm 2007).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Chủ tịch Hội đồng Quản Trị - Tổng giám đốc Tập đoàn Suối Tiên Đinh Văn Vui vinh dự được Hội đồng Khen Thưởng bình chọn là Doanh nhân Sài Gòn và Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2006 – 2007.

Được cấp giấy chứng nhận Top 50 Thương hiệu Việt Nam nổi tiếng năm 2008 do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty Nielsen, Công ty khảo sát thị trường hàng đầu thế giới trao tặng (năm 2008)

Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên thành phố Hồ Chí Minh - 7


Được cấp giấy chứng nhận Thương hiệu nổi tiếng nhất Ngành hàng Khách sạn – Nhà Hàng – Vui chơi giải trí do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty Nielsen, Công ty khảo sát thị trường hàng đầu thế giới trao tặng vào ngày 15/8/2009.

 Được bình chọn là 1 trong 12 công viên chuyên đề được yêu thích nhất thế giới do website www.thetravelerszone.com bình chọn (năm 2008).

Trong hội nghị Cam kết Chất Lượng Quốc Tế 2009 tổ chức tại Paris (Pháp), Tập đoàn Suối Tiên đã được chọn và trao Cúp Vàng - Giải thưởng Sao chất lượng quốc tế cho năm 2009. Đây là giải thưởng uy tín do Tổ chức B.I.D (Bussiness Initiative Directions - Tổ chức Định hướng sáng kiến doanh nghiệp) trao tặng để ghi nhận thành tựu của các công ty và tổ chức ở những quốc gia khác nhau trên toàn thế giới về khả năng lãnh đạo, chất lượng phục vụ, sử cải tiến, công nghệ, dịch vụ khách hàng, uy tín... và danh tiếng vị thế của họ trong việc thực hiện và thúc đẩy văn hóa chất lượng.

Cùng với giải thưởng này, Suối Tiên còn nhận chứng chỉ Quản lý chất lượng toàn diện (TQM - Total Quality Managenment) QC100 Model. Chứng chỉ này là công cụ tuyệt đối cần thiết cho văn hóa chất lượng, cho phép Suối Tiên tăng cường mối quan hệ với các công ty khác và khu vực khác. Cúp vàng sao chất lượng quốc tế và chứng chỉ quản lý chất lượng toàn diện đã được trao vào ngày 21/09/2009 tại Paris (Pháp).

Đặc biệt năm 2010 Tập đoàn Suối Tiên được vinh dự nhận giải Cúp Bạch Kim - Giải thưởng sao chất lượng quốc tế và chứng nhận quản lý chất lượng toàn diện vào ngày 5 & 6 /09/2010 tại Paris (Pháp).

Năm 2010 và 2011, đoạt giải “Cúp bạch kim – Sao quốc tế và Cam kết chất lượng Quốc tế”.

* Nhiều công trình lập kỷ lục Việt Nam:

Biển Tiên Đồng: hồ nước biển duy nhất trong các khu công viên nước Việt Nam (năm 2004)


Thiên Đăng Bảo Tháp: tòa tháp cao nhất Việt Nam (năm 2005)

Tượng Phật Quan Âm bằng gỗ mun nặng nhất Việt Nam (năm 2005)

Đại lễ Vu Lan – Mùa Báo Hiếu là Đại lễ Vu Lan lớn nhất (năm 2007)

Đại tiệc buffet chay (Vu Lan - Mùa Báo) có số lượng người tham dự nhiều nhất (năm 2008)

Đại tiệc buffet ngày hội Thiện Tâm Nhân Ái (Ngày hội người khuyết tật thế giới) có số lượng người khuyết tật tham dự nhiều nhất (năm 2007)

Thánh tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn Lớn Nhất Việt Nam (năm 2010)

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch văn hóa Suối Tiên‌

2.2.1. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên‌

2.2.1.1. Vị trí – địa hình

Khu du lịch Suối Tiên tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, trên tuyến Xa lộ Hà Nội, thuộc phường Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 19km, với tọa độ địa lý là 10.8450 – 10.870 Bắc và 106.7950 – 106.820 Đông.

Phía Bắc và Tây Bắc giáp Thủ Đức, phía Đông và Đông Bắc giáp phường Long Thạnh Mỹ (quận 9), phía Nam và Tây Nam giáp phường Tăng Nhơn Phú A (quận 9). Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên nằm ở cửa ngõ Ðông Bắc Sài Gòn, được xây dựng cải tạo với mục đích kết hợp du lịch với giáo dục văn hoá lịch sử, nguồn cội dân tộc.

Địa hình: Hoạt động của Suối Tiên phụ thuộc rất nhiều vào địa hình. Địa hình ở Suối Tiên là hai đỉnh đồi với lòng chảo ở giữa, và lòng chảo đó cũng là Suối Tiên ngày nay. Lòng chảo nằm ngay giữa phân ranh giới giữa hai đỉnh đồi đó là một bên của Tân Phú (Quận 9), một bên của Đồng Nai.

Do địa hình của Suối Tiên nằm giữa hai đỉnh đồi nên có thể bị hạn chế rất nhiều về khí hậu, lượng mưa, gió, nên đất ở khu vực này bị phong hóa, đấ bạc màu, đất thuộc dạng đất pha sét, nghèo chất dinh dưỡng. Cụ thể địa tầng ở khu vực này được phân chia như sau:


Tầng 1: dày 2m, thành phần cát mịn

Tầng 2: dày 7m, thành phần sét trắng pha cát

Tầng 3: dày 6m, thành phần sét xanh

Tầng 4: dày 1m, thành phần sét vàng lẫn sạn

Tầng 5: dày 1m, thành phần đất ong pha sét

Tầng 6: dày 3m, thành phần sét hồng

Tầng 7: dày 4m, thành phần sét dẻo

Tầng 8: dày 7m, thành phần sét vàng pha cát

Tầng 9: dày m, thành phần cát pha sét

Tầng 10: dày 4m, thành phần cát (mịn-trung)

Tầng 11: dày 2m, thành phần cát sạn

Tầng 12: dày 3m, thành phần sét vàng pha cát

Tầng 13: dày 2m, thành phần cát sạn có lẫn sét

Tầng 14: dày 4m, thành phần cát pha sét (màu trắng)

Tầng 15: dày 3m, thành phần cát có lẫn một ít sạn

Tầng 16: dày 2m, thành phần sét dẻo màu đen, cứng

Tầng 17: đá Andesite

2.2.1.2. Đất đai

Khu du lịch Suối Tiên tọa lạc trên một vùng đất đồi hình chữ S, rộng 200.000m2. Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, đối với khu DLVH Suối Tiên nói riêng được hình thành trên hai tướng trầm tích: trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.

Ở Suối Tiên, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m.

2.2.1.3. Khí hậu

Với địa hình lòng chảo như đã trình bày ở trên, nên Suối Tiên bị hạn chế về


khí hậu, lượng mưa, gió,.. Do đó khí hậu Suối Tiên hơi khác so với nội thành TP.HCM. Đôi khi Suối Tiên nắng, nhưng ngay bên cạnh là Thủ Đức là mưa và ngược lại. Đôi khi những vùng lân cận giữa Thủ Đức và Biên Hòa mưa rất lớn mà Suối Tiên lại không mưa.

Trước kia khí hậu ở đây rất khắc nghiệt do bị cản trở giữa hai đỉnh đồi, nhưng với sự nổ lực nhằm cải tạo một khu đất nghèo nàn, phong hóa thành một vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, với các loại động và thực vật quý hiếm. Nên Suối Tiên được coi là “lá phổi xanh” của thành phố giữa một đô thị ồn ào, đông đúc với dân cư hàng triệu người. Và cũng nhờ “lá phổi xanh” này nên đến nay khí hậu ở Suối Tiên đã được thay đổi rất nhiều.

2.2.1.4. Nguồn nước

Khu du lịch Suối Tiên tọa lạc trên một vùng đất đồi hình chữ S, rộng 200.000m2, chính giữa có dòng suối với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chảy xuyên qua suốt chiều dài 2.000m.

2.2.1.5. Động, thực vật

Suối Tiên có một bộ sưu tập quí giá về các loài cây trái nhiệt đới, các loài động vật ở cả ba hệ sinh thái: dưới nước, mặt đât, trên không được nuôi trong môi trường tự nhiên và bán tự nhiên hoàn hảo.

Về động vật:

Tính đến ngày 10/06/2011, khu DLVHST gồm có:

Họ ăn thịt: cọp, gấu chó, gấu ngựa, Rái cá lông mượt, chồn mực, chồn hương, chồn vàng,.

Họ Linh trưởng: Voọc vá chân đen, Vượn đen bạc má, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, cu li.

Họ móng guốc: Mễn, Ani, hươu sao, dê núi, dê bách thảo.

Họ gặm nhắm: nhím, sóc.

Họ bò sát: kỳ đà hoa, trăn đen, trăn gấm, cá sấu nước ngọt, cua đinh, rùa đất, rùa biển, rùa hộp, rùa sọc xanh.


Họ chim: điên điển, còng cọc, hạc cổ trắng, già đầy trắng, già đầy Java, giang sen, cò trâu, cò ngà, diệc, diệc xám, vạc, vạc xám, le le, vịt nước, gà sao, gà rừng, trích cồ, hồng hoàng, niệc cổ hung, quạ, ó biển, bù cắt, ó cá, bồ câu, bồ câu Pháp, đà điểu châu Phi, vẹt ngực đỏ, vẹt Úc châu, dơi ngựa, dơi dừa, dơi sen,...

Họ cá: cá da trơn và cá có vẩy: cá ghép long phụng, cá Ali, cá Koi, cá hoàng hậu, cá chim, cá thù lù, cá khoang cổ, cá ngọc bích, cá hoàng đế, cá thia xanh, cá chim cờ,....

Về thực vật:

Khu DLVHST đang quản lí một tài sản quí báu một rừng nguyên sinh đặc điểm Nam Bộ, đặc thù của rừng nguyên sinh nhiệt đới, đặc thù của đất Gia Định xưa:

Họ Trâm có 5 loài

Họ Trâm bầu có 1 loài

Họ Bằng lăng có 2 loài

Họ Mẵng cầu có 2 loài

Họ Điệp có 7 loài

Họ Bông phấn có 1 loài

Họ Cám có 1 loài

Họ Cam, quýt có 2 loài

Họ Đại kích có 3 loài

Họ Cau có 5 loài

Họ Chuối có 1 loài

Họ Vòi voi có 1 loài

Họ Dâu tằm có 11 loài

Họ Hòa bản có 7 loài

Họ Lài có 3 loài

Họ Dầu có 4 loài

Họ Dừa có 3 loài


Họ Dứa có 1 loài

Họ Gòn có 1 loài

Họ Trinh nữ có 2 loài

Họ Me đất có 1 loài

Họ Dương có 1 loài

Họ Xaboche sến có 3 loài

Họ Liễu có 1 loài

Họ Trúc đào có 6 loài

Họ Mai có 2 loài

Họ Nhãn có 2 loài

Họ Thùa, Agao có 1 loài

Họ Quế có 1 loài

Họ Sếu, Du có 1 loài

Họ Quao, Đinh có 2 loài

Họ Đước có 1 loài

Họ Xoan có 3 loài

Họ Thiên tuế có 2 loài

Họ Thông có 1 loài

Họ Đậu có 1 loài

Họ Cò ke, Đây có 2 loài

Họ Vương tùng có 1 loài

Họ Tùng có 1 loài

Họ Long não có 1 loài

Họ Dạ hợp có 1 loài

Họ San hô có từ 30 đến 40 loài

Hệ thống cây xanh hiện có tại khu DLVHST đã hình thành một quần thụ trước mắt tạo bóng mát, điều hòa khí hậu môi trường, hình thành một mảng xanh đô thị, tuy vậy còn một số hạn chế như:

Chủng loại ít, số lượng mỗi loại lại quá nhiều.


Các loài đại thụ có đời sống lâu năm (40-50 năm) còn ít.

Hình thân tán lá không đẹp.

Quần thụ có kết cấu không bền vững, chỉ có một tầng tán mỏng, khả năng cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu cũng bị hạn chế.

2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội‌

2.2.2.1. Dân cư – lao động‌

Nói về tình hình dân cư tại Suối Tiên, nơi đây trước kia là vùng hoang sơ, chưa được con người biết đến nhiều. Bây giờ thì nơi đây lại tập trung con người sống đông đúc. Với số lao động khoảng 1.500 người, đây chính là nhân tố quan trọng giúp cho Suối Tiên phát triển mạnh kinh tế du lịch cũng như sự phát triển bền vững du lịch của toàn thành phố.

Trước đây, khu DLVHST là vùng đất phong hóa, đất canh tác bạc màu, nông nghiệp chỉ có một vụ nhưng trồng rất bấp bênh vì nghèo chất dinh dưỡng và nằm cách xa nội thành, nên nhân dân làm ăn ở đây rất vất vả, năng suất không có, đời sống dân cư khó khăn, nghèo khổ, ít người biết đến. Nhưng từ khi khu DLVHST được xây dựng, mở rộng đón tiếp được nhiều du khách trong và ngoài nước. Từ đó đời sống dân cư ở đây cũng được cải thiện, phát triển và thông qua du lịch, cộng đồng địa phương hiểu được giá trị của tài nguyên, và làm cho môi trường ở đây xanh hơn, sạch hơn, văn minh hơn.

Từ khi đi vào hoạt động, Suối Tiên đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của phường Tân Phú, Quận 9. Không những thế còn kích thích sự phát triển nhiều mặt:

Đã giải quyết việc làm cho hơn 650 lao động thường xuyên và 850 lao động thời vụ.

Tạo điều kiện việc làm thêm thường xuyên cho khoảng 500 sinh viên các trường Đại học Nông Lâm, Đại học Cảnh Sát, Đại học An Ninh,…

Đóng góp xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, trợ cấp các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng trạm y tế, trường học, nhà trẻ.

Nhưng quan trọng và có ý nghĩa hơn là góp phần ổn định tình hình an ninh – trật tự, chính trị xã hội tại địa phương, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí