1.1.4.2. Mục tiêu của DLBV
- Gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Cải thiện, đảm bảo công bằng xã hội trong phát triển.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của công đồng địa phương (bản đia).
- Đáp ứng tối đa và ngày càng cao nhu cầu của du khách.
- Đảm bảo duy trì sự ổn định và chất lượng của môi trường.
1.1.4.3. Nguyên tắc của du lịch bền vững
- Sử dụng tài nguyên du lịch (tự nhiên, xã hội, văn hóa, …) để làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển du lịch lâu dài.
- Giảm tối đa những tác động tiêu cực để có thể giảm chi phí, khôi phục suy thoái môi trường, nâng cao chất lượng du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Phương Pháp Phân Tích Tổng Hợp Và Phân Tích Hệ Thống
- Lấy Ý Kiến Quần Chúng Và Lôi Kéo Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương
- Thực Trạng Phát Triển Khu Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Bền Vững Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- Duy trì và phát triển tính đa dạng sinh thái (tự nhiên, văn hóa, xã hội) tạo sự cuốn hút mạnh du khách, thúc đẩy tốc độ phát triển du lịch.
- Phải đặt qui hoạch du lịch trong qui hoạch tổng thể KTXH của quốc gia và địa phương.
- Du lịch phải nhằm hổ trợ kinh tế địa phương (phát triển ổn định, tăng trưởng, nâng cao mức sống).
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, đem lại lợi ích cho cả địa phương, doanh nghiệp du lịch và du khách (sử dụng lao động địa phương, tham gia tu bổ, …).
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh du lịch có trình độ tương xứng để thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
- Phải cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin có trách nhệm cao để nâng cao sự hiểu biết, sự tôn trọng và trách nhiệm của du khách.
- Phải có những lý giải thuyết phục về vấn đề lợi ích cho nhà kinh doanh, cơ sở quản lí địa phương và khách du lịch.
Như vậy, du lịch bền vững không phải là trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại.
1.1.5. Điểm du lịch
Các nhà nghiên cứu và lập pháp đã đưa điểm du lịch vào pháp lệnh Du lịch được chủ tịch nước kí và công bố vào tháng 02/1999, theo đó “điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch”.
Như vậy, theo pháp lệnh Du lịch, “điểm du lịch” là khái niệm tương đối mở, không hạn chế về quy mô lãnh thổ. Đồng thời với khái niệm trên, “điểm du lịch” có thể bao gồm: điểm tài nguyên, nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và có khả năng thu hút khách, có thể chưa đưa vào khai thác, điểm chức năng – nơi các tài nguyên du lịch đã được khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Tuy nhiên, khái niệm trên vẫn để ngỏ vấn đề “quy hoạch” đối với điểm du lịch. Trong trường hợp lãnh thổ du lịch được quy hoạch thì sự khác biệt với khái niệm “khu du lịch” được xác định ngay trong pháp lệnh Du lịch, theo đó “khu Du lịch là nơi có tài nguyên Du lịch… được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách..” là chưa rõ ràng. Trong thực tế cuộc sống, hai khái niệm này thường được sử dụng một cách vô thức mà chưa có sự phân biệt rõ ràng.
1.1.6. Khu du lịch
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Điều kiện để được công nhận là khu du lịch
Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao.
- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.
Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch địa phương:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.
- Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch.
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
1.2. Những điều kiện cơ bản và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch
1.2.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch
Để ngành du lịch phát triển một cách bền vững cần những điều kiện sau:
1.2.1.1. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch
Đối với tài nguyên thiên nhiên, gắn với nó là loại hình du lịch sinh thái, dòi hỏi tính đan dạng sinh học cao.
Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh thái, đa dạng di truyền và đa dạng
loài.
Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các
cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu,.. đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc một số loài sinh vật (theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Riodejaneiro về môi trường).
Đối với tài nguyên nhân văn bao gồm những di tích lịch sử, di tích cách mạng, những công trình văn hóa, kiến trúc… kể cả những giá trị văn hóa truyền
thống cần được giữ gìn, bảo tồn để mỗi điểm du lịch mang nét độc đáo riêng, tạo sự hấp dẫn đa dạng cho ngành du lịch.
1.2.1.2. Sự am hiểu về du lịch
Người làm công tác Du lịch đặc biệt là các nhà điều hành, hướng dẫn viên du lịch và dân địa phương phải thật am hiểu – đây cũng là một trong những nguyên tắc củ Du lịch bền vững.
Sự am hiểu ở đây bao gồm hiểu về tài nguyên du lịch (các đặc điểm sinh thái tự nhiên, văn hóa cộng đồng), tác động tiềm ẩn của hoạt động du lịch đối với tài nguyên – môi trường và cả ngoại ngữ. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của du lịch. Muốn vậy cần phải có chiến lược giáo dục thật hiệu quả, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương về những kiến thức du lịch và bảo vệ môi trường. Vì hơn ai hết chỉ có họ mới có thể ý thức được quyền lợi họ được hưởng và bảo vệ môi trường du lịch chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ. Họ cũng là người truyền đạt những kiến thức đó đến du khách hiệu quả nhất. Từ đó, tất cả các lực lượng tham gia du lịch, dân bản địa cùng nhau bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển một cách bền vững.
Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lí các khu tự nhiên và môi trường. Họ chỉ đơn giản tạo cho du khách một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, để đạt được nền du lịch bền vững, các nhà điều hành Du lịch phải có sự cộng tác với các nhà quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên, cộng đồng địa phương và các lực lượng bảo vệ môi trường với mục đích là bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên, nhân văn, văn hóa địa phương và môi trường; cải thiện cuộc sống, nâng cao sự am hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.
1.2.1.3. Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch
Giao thông vận tải: đảm bảo đủ chất lượng việc đi lại an toàn cho du khách đến các địa điểm du lịch.
khách.
Thông tin liên lạc: đảm bảo để du khách liên lạc với gia đình và người thân. Điện, nước: cung cấp đầy đủ cho các hoạt động du lịch và sinh hoạt cho du
Cơ sở lưu trú: chất lượng và phù hợp với môi trường du lịch của địa phương. Các dịch vụ du lịch khác: ăn uống, mua sắm, … phải đảm bảo trên cơ sở tươi
sống, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phải phù hợp.
1.2.1.4. Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách
Việc thỏa mãn nâng cao nhu cầu hiểu biết của du khách về tự nhiên, văn hóa bản địa thường rất khó khăn song lại là nhu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
1.2.2. Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch
1.2.2.1. Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là rất cần thiết, đây là đòn bẩy cho việc kinh doanh phát triển lâu dài.
Tất cả các hoạt động kinh tế đều liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên (thiên nhiên và nhân văn). Nhiều nguồn trong đó không thể đổi mới, tái tạo hay thay thế được.
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai, một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng. Ngăn ngừa những thay đổi không thể tránh được đối với tài sản môi trường không có khả năng thay thế, ngăn chặn sự mất đi của tầng ôzôn và các loài sinh vật, sự phá hoại chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái, điều này cũng có nghĩa là việc tính đến các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là hàng hóa cho không mà phải tính vào chi phí các hoạt động kinh tế.
Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn. Cần trân trọng các nền văn hóa địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai người ta dựa vào để sống.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này là vấn đề sống còn đối với việc quản lý một cách hợp lí mang tính chất toàn cầu và cũng mang ý nghĩa kinh doanh tích cực.
1.2.2.2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch
Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn tới sự hủy hại môi trường toàn cầu và đi ngược lại với sự phát triển bền vững. Kiểu tiêu thụ này là đặc trưng của những nước có nền công nghiệp phát triển và lan rộng rất nhanh trên toàn cầu.
Sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí, không cần thiết đã gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hóa, xã hội. Sự phớt lờ hoặc không quản lí chất thải của các công trình mà dự án triển khai không có đánh giá tác động đến môi trường làm cho môi trường xuống cấp lâu dài, khó khắc phục. Vì thế cần phải có những biện pháp xử phạt đối với các công trình trên.
1.2.2.3. Duy trì tính đa dạng
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch và là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
Sự đa dạng trong môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là thế mạnh mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực. Đa dạng cùng sự sống còn để tránh việc quá phụ thuộc một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Phát triển bền vững chủ trương việc để lại cho thế hệ tương lai sự đa dạng cả về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Nhận thức được rằng thay đổi về môi trường sinh học, văn hóa, kinh tế là kết cục không tránh khỏi của bất cứ loại hình phát triển nào.
Chiến lược bảo tồn thế giới (1980) nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gien. Từ đó mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng các cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hóa.
1.2.2.4. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch và trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
Các mâu thuẫn quyền lợi, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên và tình trạng quá phụ thuộc có thể tránh hay giảm thiểu bằng cách hợp nhất lĩnh vực này với lĩnh vực khác dựa trên hai quy tắc: quy hoạch chiến lược dài hạn và đánh giá tác động môi trường.
Khuôn khổ hoạch định có tính chiến lược cho phép đánh giá các tác động của sự phát triển đối với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở cả cấp địa phương và khu vực trong khuôn khổ ngắn, trung và dài hạn.
Đánh giá tác động môi trường được tiến hành trong các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện của dự án sẽ làm giảm thiểu tổn hại đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đánh giá tác động của môi trường bao gồm tác động gián tiếp và trực tiếp của con người đối với các hệ động – thực vật, đất đai, nguồn nước, khí hậu và cảnh quan; và cả tác động qua lại của các nhân tố này với các tài nguyên nhân văn. Tuy nhiên sự đánh giá này mới diễn ra chủ yếu ở cộng đồng Châu Âu, phần lớn các nước còn lại đang trong giai đoạn thử nghiệm.
1.2.2.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương
Ngành Du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương, tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về môi trường.
Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) mà biểu hiện của nó là các giá trị hàng hóa trên thị trường; còn giá trị các loại hình dịch vụ và tài nguyên môi trường không được tính, dẫn đến tình trạng hủy hoại môi trường.
Sự phát triển bền vững, một mặt thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi của con người đồng thời vẫn duy trì và cải thiện môi trường. Quan tâm đến chức năng kinh tế và việc đánh giá tác động đến môi trường của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan
trọng.
Cốt lõi của sự phát triển kinh tế bền vững là tính không phụ thuộc, ngày càng
phát triển và đa dạng. Nó đòi hỏi sự tái thiết lập hệ thống thị trường để hợp lí hóa các dịch vụ ở góc độ môi trường và các chi phí sản xuất có tính xã hội rộng lớn hơn.
Hoạt động kinh tế quan tâm đến môi trường cũng là quan tâm đến lợi ích quần chúng địa phương.
1.2.1.6. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa
Nhằm hạn chế tới mức tối đa tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên Du lịch và môi trường, đạt đến nền Du lịch bền vững, cần tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lí, sinh học, tâm lí học và xã hội học. Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lượng khách ở mỗi thời điểm trong cùng một địa điểm.
Với góc độ vật lí: “sức chứa” được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực đó có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách, cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ.
Với góc độ sinh học: “sức chứa” được hiểu là lượng khách tối đa, mà nếu lượng khách này lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, làm cho hệ sinh thái xuống cấp, tài nguyên nhân văn bị tổn hại và các giá trị truyền thống bị mai một dần.
Đứng ở gó độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá bản thân du khách cảm thẩy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Nói cách khác mức độ thỏa mãn của du khách giảm xuống qua mức bình thường do tình trạng quá tải.
Đứng ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà ở đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa