phương có cảm giác bị phá vỡ, bị xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này, năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được nhu cầu của du khách, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của du khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là quan niệm về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu này của du lịch, cần phải tiến hành nghiên cứu các sức chứa của các địa điểm cụ thể và căn cứ vào đó sẽ có những quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành với các nhóm đối tượng “khách, thị trường” khác nhau phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ.
1.2.2.7. Lấy ý kiến quần chúng và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào Du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng Du lịch.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển hợp lý và bền vững. Ngược lại sự phát triển bền vững sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân bản địa nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ. Để đạt được mục tiêu đó, cần có chiến lược phát triển phù hợp của địa phương sở tại.
Để sự tham gia của cộng đồng địa phương thật sự hiệu quả, cần có chiến lược giáo dục bài bản, khoa học và cho phép họ tham gia vào quá trình hoạch định và tiến hành các chiến lược phát triển.
Sự đồng lòng giữa công nghiệp Du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan khác nhau là rất cần thiết, đồng thời cùng nhau giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi.
Tham khảo ý kiến quần chúng nhằm tranh thủ sự quan tâm của họ trong việc dung hòa giữa phát triển kinh tế và sự tác động tiềm ẩn của nó lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa. Đó là việc làm cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp của quần chúng địa phương.
Thiếu sự tham khảo ý kiến giữa cơ quan nhà nước và cộng động địa phương có thể đưa đến sự thù địch và đối kháng thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi.
Các cộng đồng địa phương trên toàn thế giới nếu được trang bị kiến thức đầy đủ, họ sẽ là những người quan tâm nhất và đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường của chúng ta.
Phát triển bền vững là tính đến các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người dựa trên sự lựa chọn, hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hóa. Tham khảo ý kiến mang tính chất then chốt vì nó hàm nghĩa trao đổi thông tin, ý kiến đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng kiến thức và các nguồn lực địa phương.
1.2.2.8. Đào tạo nhân viên
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch.
Một lực lượng lao động được đào tào có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch góp phần nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, sự tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, lòng tin vào tính hiệu quả của tất cả các cấp đối với sự phát triển của ngành du lịch.
Việc đào tạo phải bào gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cưởng hiểu biết cho học viên, giúp họ đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách.
Đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, đặc biệt là các cán bộ tổ chức các hướng dẫn viên du lịch, sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho ngành.
Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sự phồn vinh về kinh tế - xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý môi trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững cần phải bao hàm những vấn đề về xã hội, văn hóa và kinh tế.
1.2.2.9. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành các công tác nghiên cứu
Việc tiếp thị cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội của địa phương đồng thời làm tăng thêm sự thỏa mãn của du khách.
Tiếp thị và quảng cáo là vũ khí lợi hại giúp tiêu thụ thành công bất cứ sản phẩm nào. Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân văn và mức sống (có tính đến giá thành của những giá trị về môi trường).
Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của tài nguyên du lịch và những nguồn lực khác, đồng thời luôn quan tâm đến cán cân Cung – Cầu.
Sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan tạo nên sự cạnh tranh trong tiếp thị du lịch.
Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu và giám sát ngành công nghiệp Du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích hiệu quả các số liệu là cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề tồn đọng, mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành và cả khách hàng.
Để ngành Du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là có dự đoán vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của Du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và
xã hội; mà những khu vực này thường khó thu thập số liệu. Vì thế cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà cho cả sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên – môi trường. Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành Du lịch với các trường Đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức, cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và sự cam kết về nghiệp vụ.
1.2.3. Những điều kiện và chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch
1.2.3.1. Những điều kiện cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch
- Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề quan trọng cơ bản để xây dựng nên các điểm du lịch, khu du lịch. Điều này đã được khẳng định ngay trong pháp lệnh du lịch: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác để thỏa mãn nhu cầu du lịch, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại ở dạng tiềm năng do:
Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ.
Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng “cầu” còn thấp.
Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm du lịch.
Các điều kiện để tiếp cận và các phương tiện để khai thác hạn chế, do đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác.
Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác.
Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích văn hóa lịch sử, lịch sử cách mạng mặc dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch: nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miền Trung, nhiều lễ hội … vẫn chưa đầy đủ điều kiện đưa vào khai thác và sử dụng.
Ngoài tài nguyên du lịch, nhân tố quan trọng cơ bản để xây dựng các điểm, khu du lịch còn có các yếu tố khác như: vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn,… Các yếu tố này trong nhiều trường hợp quyết định mức độ sử dụng tài nguyên và ảnh hưởng rất nhiều đến sức hấp dẫn của các điểm, khu du lịch.
- Cơ sở hạ tầng du lịch:
Nếu tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên các điểm, các trung tâm, các vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị tài nguyên đó hình thành nên các điểm, khu du lịch. Đặc biệt cơ sở hạ tầng du lịch mà trực tiếp là hệ thống giao thông là điều kiện không thể thiếu để hình thành nên các khu du lịch. Tóm lại, cơ sở hạ tầng bao gồm:
+ Hệ thống và phương tiện giao thông:
Đây được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu, bởi hoạt động du lịch gắn liền với sự di chuyển của du khách từ nơi cư trú đến các điểm tham quan. Hệ thống giao thông ở đây không chỉ là hệ thống đường (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) mà còn bao gồm cả các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bến cảng, các cửa khẩu quốc tế.
+ Hệ thống cung cấp điện:
Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu để đảm bảo sinh hoạt của khách du lịch và các dịch vụ du lịch có liên quan. Trong du lịch bền vững luôn khuyến khích các nguồn năng lượng tự nhiên tại chỗ như các máy thủy điện nhỏ, pin mặt trời.
+ Hệ thống cấp thoát nước:
Là yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch không thể thiếu trong hoạt động du lịch vì nó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của du khách. Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải trong hoạt động du lịch luôn là yếu tố được coi trọng khi xây dựng các điểm, khu du lịch. Đối với phát triển bền vững du lịch, vấn đề xử lý nước thải là đặc biệt quan trọng vì nước thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường, hủy hoại ngay nguồn tài nguyên chính mà điểm du lịch đó khai thác và phát triển.
+ Hệ thống thông tin liên lạc:
Đảm bảo hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc với bạn bè, người thân thậm chí còn duy tri mối quan hệ công việc mà người đó đảm nhận trong thời gian đi du lịch là rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động du lịch.
Ngoài những yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch trên, còn một số yếu tố khác cũng cần được lưu ý: hạ tầng tài chính, y tế,... để đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch, có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, vì vậy chúng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điểm, khu du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành dịch vụ có liên quan. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm:
+ Cơ sơ lưu trú du lịch: là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu (pháp lệnh du lịch 1999). Đây được xem là loại cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản thuộc hệ thống dịch vụ của ngành.
+ Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí: đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí và tái tạo sức khỏe cho du khách, những cơ sở này bao gồm các công trình thể thao, các công viên vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú.
+ Các công trình thông tin, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật: trung tâm văn hóa
– thông tin, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ nghệ thuật, phòng trưng bày triển lãm... Đây đồng thời cũng là những công trình phúc lợi xã hội.
+ Các cơ sở dịch vụ bảo trợ khác: hiệu rửa ảnh, trạm xăng dâu, hiệu cắt tóc, hiệu sửa chữa đồng hồ... Thực chất đây là các cơ sở dịch vụ xã hội tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
1.2.3.2. Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm du lịch
Việc xây dựng các điểm, khu du lịch thường dựa trên những tiêu chí cơ bản sau đây:
- Vị trí của điểm du lịch:
Vị trí tương đối của điểm du lịch với thị trường cung cấp khách có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng phát triển hoạt động du lịch ở các điểm du lịch đó. Thực tế cho thấy những điểm du lịch có tài nguyên du lịch với mức độ hấp dẫn tương đồng thì điểm du lịch nào có vị trí gần với thị trường cung cấp khách hơn thì việc xây dựng phát triển điểm du lịch đó sẽ thuận lợi hơn.
Xác định mức độ thuận lợi để xây dựng phát triển các điểm du lịch ở góc độ khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt động du lịch thường sử dụng 4 cấp:
Rất thuận lợi | khoảng cách từ 10-100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và có thể sử dụng từ 2-3 phương tiện vận chuyển thông dụng. | |
Cấp 2 | Khá thuận lợi | khoảng cách 100-200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và có thể sử dụng từ 2-3 phương tiện vận chuyển thông dụng. |
Cấp 3 | Thuận lợi | khoảng cách 200-500 km, thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và có thể sử dụng từ 1-2 phương tiện vận chuyển thông dụng. |
Cấp 4 | Kém thuận lợi | khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường ít hơn 24 giờ và có thể sử dụng từ 1-2 phương tiện vận chuyển thông dụng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Phương Pháp Phân Tích Tổng Hợp Và Phân Tích Hệ Thống
- Những Điều Kiện Cơ Bản Và Nguyên Tắc Đảm Bảo Phát Triển Bền Vững Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Khu Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Bền Vững Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- Độ hấp dẫn của điểm du lịch:
Độ hấp dẫn của điểm du lịch là chỉ tiêu mang tính tổng hợp các yếu tố như tính hấp dẫn của cảnh quan được nhiều du khách công nhận; sự thích hợp của khí hậu; tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng tham quan du lịch… Độ hấp dẫn này thường được chia thành 4 cấp:
Rất hấp dẫn | có ít nhất trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 5 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch. | |
Cấp 2 | Khá hấp dẫn | có ít nhất trên 3-5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 2 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được từ 3-5 loại hình du lịch. |
Cấp 3 | Hấp dẫn | có ít nhất trên 1-2 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 1 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 1-2 loại hình du lịch. |
Cấp 4 | Kém hấp dẫn | có cảnh quan đơn điệu và chỉ có thể phát triển được một loại hình du lịch. |
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Đây được xem là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển điểm, khu du lịch với 4 cấp độ khác nhau:
Rất tốt | điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển các điểm, khu du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao. | |
Cấp 2 | Khá tốt | có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia. |
Cấp 3 | Trung bình | có được một số cơ sở hạ tậng, cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng không đồng bộ. |
Cấp 4 | Kém | điều kiện cơ sở hạ tậng, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, không đồng bộ. |