Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 1


LƯƠNG KHẢI ÂN


PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LƯƠNG KHẢI ÂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 1


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.01.07


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Vân

PGS. TS. Phan Huy Hồng


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng để phân tích, đánh giá trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định.

Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi thực hiện một cách trung thực, khách quan, chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác.


Lương Khải Ân


MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6

5. Các điểm mới của luận án 7

6. Kết cấu của luận án 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước 9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 15

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 16

1.2.1. Cơ sở lý thuyết 16

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1. Khái niệm và bản chất của hợp đồng cho vay 24

2.1.1. Khái niệm về hợp đồng cho vay 24

2.1.2. Bản chất của hợp đồng cho vay 30

2.2. Điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng 40

2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ hợp đồng cho vay .40 2.2.2. Quan hệ pháp luật về hợp đồng cho vay 45

2.2.3. Giao kết, thực hiện, và giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay 58

2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá pháp luật về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng 63

2.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật hợp đồng cho vay 63

2.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng cho vay 66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

3.1. Các quy định về chủ thể của hợp đồng cho vay 69

3.1.1. Năng lực pháp lý của chủ thể hợp đồng cho vay 69

3.1.2. Quy định về cấm hoặc giới hạn cho vay 73

3.1.3. Quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng tiềm năng 76

3.2. Pháp luật về hình thức của hợp đồng cho vay, mối quan hệ giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm 79

3.2.1. Hình thức văn bản của hợp đồng cho vay 79

3.2.2. Mối quan hệ giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm 80

3.3. Pháp luật về nội dung của hợp đồng cho vay 87

3.3.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tín dụng 87

3.3.2. Quy định về mục đích sử dụng vốn, kiểm tra giám sát sử dụng vốn 91

3.3.3. Thỏa thuận lãi suất, phí tín dụng trong hợp đồng cho vay, nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay 98

3.3.4. Quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, quyền chấm dứt cho vay thu hồi vốn trước hạn theo hợp đồng cho vay 106

3.3.5. Chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ, xử lý tài sản theo hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm 110

Chương 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

4.1. Những nhu cầu, định hướng và nguyên tắc 123

4.1.1. Nhu cầu và định hướng 123

4.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện 125

4.2. Giải pháp pháp lý khắc phục bất cập, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng cho vay 127

4.2.1. Quy trình thực hiện hợp đồng cho vay an toàn, hiệu quả đối với bên cho vay 127

4.2.2. Xây dựng, tuân thủ quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng ..129

4.2.3. Một số giải pháp khắc phục sự rời rạc, thiếu ràng buộc trong quan hệ giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm 132

4.2.4. Nhận diện và xử lý những trường hợp áp dụng không đúng các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng cho vay để bảo vệ quyền lợi bên vay 134

4.2.5. Bảo đảm quyền yêu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay tại tòa án, trọng tài 136

4.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay .138

4.3.1. Bổ sung quy định nhằm bảo đảm quyền được giao kết, thực hiện hợp đồng của bên vay 138

4.3.2. Trách nhiệm pháp lý của các bên trước khi ký kết hợp đồng cho vay (giai đoạn tiền hợp đồng) 140

4.3.3. Cơ chế đồng thuận và trách nhiệm pháp lý của bên cho vay trong quan hệ hợp đồng cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) 142

4.3.4. Kiến nghị bổ sung một số quy định để bảo vệ quyền lợi bên vay khi vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng 145

4.3.5. Hoàn thiện các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng cho vay 149

Kết luận 153

Phụ lục 1: Khảo sát về hợp đồng cho vay 156

Phụ lục 2: Mẫu hợp đồng cho vay của một tổ chức tín dụng 161

Phụ lục 3: Tóm lược một vài vụ án tranh chấp hợp đồng cho vay điển hình .170

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 200

Danh mục tài liệu tham khảo 201


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


BLDS Bộ luật dân sự

HĐCV Hợp đồng cho vay

HĐTD Hợp đồng tín dụng

NHNN NHTM

Nghị định số 96/2014/NĐ-CP

Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại

Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/4/2014 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Nghị quyết số 42/2017/QH14 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ban

hành ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN

Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước

TCTD Tổ chức tín dụng

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Thông tư số 39/2016/TT-NHNN

của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Thông tư số 43/2016/TT-NHNN Thông tư số 43/2016/TT-NHNN

của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi từ mô hình một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp, vận hành dựa trên quy luật cung - cầu của thị trường. Để phục vụ quá trình chuyển đổi này, khung pháp lý cho các giao dịch vay được hình thành, hoàn thiện hơn phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đưa ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ về số lượng, loại hình các TCTD.1

Trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay vẫn là giao dịch phổ biến, đáp ứng nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế.2 Đây cũng là lĩnh vực hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro đe dọa an ninh tiền tệ và là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật HĐCV tiệm cận với sự phát triển của nền kinh tế nhằm bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng công bằng cho khách hàng vay, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng vốn vay; bảo đảm chất lượng tín dụng, kiểm soát được những rủi ro, dự phòng những biện pháp xử lý hiệu quả khi có dấu hiệu, nguy cơ mất an toàn vay trong hoạt động ngân hàng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thông lệ, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.

Với bản chất là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay, HĐCV còn có các tên gọi khác nhau trong pháp luật và thực tiễn áp dụng: “hợp đồng cho vay”, “hợp đồng tín dụng”, hay là “thỏa thuận cho vay” (như quy định trong luật hiện nay)3. Thuật ngữ này hiểu theo nghĩa hẹp, đó là thỏa thuận được giao kết giữa các TCTD (bên cho vay) với các tổ chức, cá nhân (“bên vay” hay còn gọi là “khách hàng vay”) nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên - căn cứ pháp lý quan trọng để các bên hợp đồng thực hiện mục tiêu kinh tế, dân sự của mình. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan thẩm quyền xác định phạm vi trách nhiệm và mức độ tuân thủ hợp đồng vay, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Do đó, quan hệ hợp đồng vay phải thể hiện các nguyên tắc pháp lý căn bản của quan hệ hợp đồng (bình đẳng, tự do, tự định đoạt ý chí của các chủ thể hợp đồng), đồng thời phải phù hợp với những đặc thù của giao dịch này.

Trong quan hệ hợp đồng vay, nguyên tắc “hoàn trả đầy đủ tiền vay và lãi suất” của bên vay là yêu cầu bắt buộc, chi phối xuyên suốt quá trình thực hiện. Các quyền và


1 Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 31/12/2017, vốn tự có của NHTM nhà nước là 4.570.097 tỷ đồng (tăng trưởng so với năm trước liền kề là 18,34%; vốn tự có của NHTM cổ phần là 4.028.497 tỷ đồng (tăng trưởng 17,69%). Xem tại https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tkmsctcb?, truy cập lúc 4:19 ngày 13/4/2018

2 Tỷ trọng này chiếm 64,6% trong năm 2017, ước tính 63,6% trong năm 2018. Xem: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017), Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017, tr. 37, truy cập lúc 08:30 ngày 8/3/2018

3 Thuật ngữ “thỏa thuận cho vay” sử dụng chính thức theo luật, tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí