Phân Loại Các Trường Hợp Đơn Phương Chấm Dứt Hđlđ

- Thứ tư, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật sẽ giải phóng cho chủ thể khỏi các nghĩa vụ ràng buộc trong HĐLĐ.

HĐLĐ được ký kết đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động. Thời điểm xuất hiện một trong những căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng theo pháp luật lao động thì cũng đồng nghĩa với việc, HĐLĐ đã hết hiệu lực, các bên không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ đã được ký kết trước đây.

1.3. Phân loại các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ


Sự phân loại các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ là cơ sở cần thiết để những cơ quan có thẩm quyền đưa ra những bản án, quyết định chính xác, đúng đắn khi giải quyết những tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, qua đó bảo vệ NLĐ, NSDLĐ. Đồng thời, tìm ra những nguyên nhân, thực trạng vi phạm và những giải pháp nhằm giảm thiểu hiện tượng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật trên thực tế. Trên cơ sở qui định của pháp luật, có thể phân loại như sau:

1.3.1. Căn cứ vào ý chí của chủ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ


Căn cứ vào ý chí của chủ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ được chia thành đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NSDLĐ.

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NLĐ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, một trong những quyền pháp lý cơ bản của NLĐ đó là quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Đây là trường hợp HĐLĐ đang còn hiệu lực pháp lý nhưng NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phụ thuộc vào việc NSDLĐ có đồng ý hay không.

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NSDLĐ

Pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 3

Cũng như trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, khi HĐLĐ đang còn hiệu lực thực hiện nhưng NSDLĐ đơn phương chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐLĐ mà không phụ thuộc vào việc NLĐ có đồng ý hay không.

1.3.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đơn phương chấm dứt HĐLĐ được chia làm hai loại là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật (hợp pháp) và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (bất hợp pháp).

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật


Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật là sự đơn phương chấm dứt HĐLĐ tuân theo đầy đủ các yêu cầu của pháp luật lao động về căn cứ cũng như thủ tục chấm dứt.

Về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ: Có căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp do pháp luật lao động qui định tại Điều 37, Điều 38 BLLĐ 2012 và NSDLĐ không được thực hiện việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ vào các trường hợp qui định tại Điều 39 BLLĐ 2012.

Về thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ: Phải tuân thủ đúng các thủ tục đã được pháp luật qui định. Ví dụ như tuần thủ về thời hạn báo trước đối với NLĐ hoặc NSDLĐ….

Đối với các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thường diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, ít phát sinh tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được bảo vệ, đảm bảo cho quan hệ lao động phát triển một cách hài hòa và ổn định.

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Điều 41 BLLĐ 2012 đã đưa ra khái niệm đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau: “Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng qui định tại các Điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này”.

Như vậy, có thể hiểu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là sự đơn phương chấm dứt HĐLĐ không tuân theo hoặc có tuân theo nhưng không tuân theo đầy đủ các yêu cầu của pháp luật lao động về căn cứ cũng như thủ tục chấm dứt. Nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chỉ khi tuân thủ đúng và đầy đủ các yêu cầu của pháp luật, hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới được coi là hợp pháp. Việc vi phạm bất cứ qui định nào của pháp luật liên quan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ đều được coi là hành vi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và chủ thể vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật qui định.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật gồm ba trường hợp: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm về mặt nội dung; đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm về mặt thủ tục và đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm cả về mặt nội dung và thủ tục.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm về mặt nội dung là trường hợp chấm dứt HĐLĐ nhưng không có căn cứ hợp pháp (không đúng với những căn cứ qui định tại Điều 37, Điều 38 BLLĐ 2012).

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm về mặt thủ tục bao gồm các trường hợp sau:


+ Đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm thủ tục trao đổi và nhất trí với Công

đoàn.


+ Đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước.


+ Đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm những thủ tục khác do pháp luật qui

định.

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do vi phạm cả về mặt nội dung và vi phạm về mặt thủ tục là trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi vừa không có căn cứ hợp pháp, vừa không tuân thủ những thủ tục nhất định.

Hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật khác với đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Với trường hợp chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên nhanh chóng và thuận lợi, ít xảy ra tranh chấp, khiếu kiện. Ngược lại, trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thường phức tạp và hay xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

1.4. Tác động của đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với các bên trong quan hệ lao động

1.4.1. Tác động của đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật

1.4.1.1. Đối với người lao động


Ở một khía cạnh nhất định, đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NLĐ góp phần đảm bảo quyền tự do việc làm cho chính họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực khi NLĐ (chủ động hay bị động) đơn phương chấm dứt HĐLĐ là không nhỏ. Ngoài việc NLĐ sẽ đột ngột bị mất việc làm, đồng nghĩa với mất thu nhập, các khoản thưởng, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân và gia đình họ.

1.4.1.2. Đối với người sử dụng lao động


Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ mang nhiều ý nghĩa như: Đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do tuyển dụng lao động của NSDLĐ; Thúc đẩy sự phát triển của quan hệ lao động và nâng cao chất lượng lao động; Qui định NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ phù hợp với sự biến động đa dạng của nền kinh tế thị trường và góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển lành mạnh; Giúp NSDLĐ linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động có sẵn, từ đó phát triển lợi thế doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển trong từng thời kì nhất định.

1.4.1.3. Đối với nhà nước và xã hội


Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới NLĐ và NSDLĐ mà còn ảnh hưởng tới Nhà nước và xã hội. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật giúp Nhà nước quản lý lao động tốt hơn, giữ gìn trật tự, kỉ cương trong xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân về một Nhà nước công bằng, dân chủ và văn minh.

1.4.2. Tác động của đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

1.4.2.1. Đối với người lao động


Bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NLĐ sẽ phải đối mặt với một loạt các vấn đề như việc làm, thu nhập, đời sống của bản thân, gia đình, cung với những lo toan làm sao có được một việc làm mới, làm sao để có thu nhập nhằm đảm bảo đời sống của bản than và gia đình. Như vậy, ảnh hưởng đó cũng không đơn thuần chỉ là đối với đời sống của cá nhân NLĐ mà kéo theo sau đó là đời sống của gia đình, vợ chồng, cha mẹ, con cái của NLĐ, đặc biệt khi thu nhập của NLĐ là nguồn lực, cũng như quyết tâm để chiến thắng sức ép vì mất việc làm, mất thu nhập, sự không thông cảm của gia đình và xã hội, tâm lý chán nản sẽ dẫn họ đi vào con đường tệ nạn xã hội, biến họ từ những NLĐ chân chính trở thành kẻ trộm cắp, những con nghiện, những “con ma men”, những người chồng vũ phu,….

Trong những trường hợp tự đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NLĐ sẽ không được hưởng tiền trợ cấp thôi việc do NSDLĐ trả theo qui định của pháp luật và phải bồi thường cho NSDLĐ theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, việc NLĐ tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn thể hiện sự vô kỉ luật trong lao động. Sự thiếu ý thức của một cá nhân sẽ có tác động xấu đến ý thức tôn trọng kỉ luật của một tập thể lao động. Như vậy, dù là chủ thể của hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật hay là nạn nhân của hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì NLĐ ít nhiều đều phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về mặt vật chất hoặc tinh thần, mà thông thường họ là những người phải chịu những hậu quả to lớn nhất. Bởi trong quan hệ lao động, họ là bên có vị thế yếu hơn, là đối tượng bị quản lý trong suốt quá trình lao động.

1.4.2.2. Đối với người sử dụng lao động


Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến NSDLĐ là chủ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NSDLĐ sẽ phải nhận NLĐ trở lại làm việc và bồi thường cho NLĐ theo luật định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới “tài chính” của NSDLĐ. Hơn nữa, khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NLĐ sẽ sử dụng triệt để quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp của mình tới các cơ quan có thẩm quyền, khi đó NSDLĐ buộc phải tham gia với tư cách là một đương sự trong vụ tranh chấp, việc tiêu hao tiền của và thời gian của NSDLĐ trong trường hợp này là không thể tránh khỏi.

Trong tường hợp NSDLĐ là chủ thể bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, kế hoạch sản xuất kinh doanh của NSDLĐ rất có thể bị ảnh hưởng do chưa thể tìm được NLĐ thay thế, đặc biệt với những vị trí lao động cần NLĐ có trình độ, tay nghề cao và phải qua đào tạo mới có thể đảm đương được. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NSDLĐ. Như vậy, xét ở nhiều góc độ khác nhau, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đều ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của NSDLĐ.

1.4.2.3. Đối với nhà nước và xã hội


Nhà nước, xuất phát từ mục đích bình ổn quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, nên đã thiết lập nên những hành lang pháp lý cho hành vi của các chủ thể trong quan hệ chấm dứt HĐLĐ. Việc phá vỡ những hành lang pháp lý đã được thiết lập từ các hành vi của các chủ thể làm cho mục đích quản lý lao động của Nhà nước không đạt được.

Ảnh hưởng của đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không chỉ dừng lại ở đó khi lợi ích của Nhà nước và xã hội được đánh giá trên chính những lợi ích của các thành viên trong xã hội. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ khiến cho NLĐ không có việc làm, không có thu nhập. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chính bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình họ. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới xã hội vì mỗi cá nhân là một thực thể của xã hội, đời sống của từng thành viên trong xã hội không được

đảm bảo đồng nghĩa với sự ổn định của xã hội cũng không được đảm bảo. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc nạn thất nghiệp cũng gia tăng. Thất nghiệp gia tăng thường kéo theo hiện tượng tội phạm gia tăng sẽ gây tác động tiêu cực tới sự ổn định của xã hội.

Như vậy, từ việc nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như trên, vấn đề bức thiết đặt ra là phải tìm hiểu tình hình đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật hiện nay và đưa ra những biện pháp để hạn chế tình trạng trên.

1.5. Điều chỉnh pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ

1.5.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ bằng pháp luật

Thực tế cho thấy, trong bất kỳ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của Nhà nước bằng pháp luật để giải quyết những vấn đề mà tự thân cơ chế kinh tế không thể giải quyết được. Do đó, điều chỉnh bằng pháp luật đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ là yêu cầu mang tính khách quan. Khi điều chỉnh việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ này theo ý chí chủ quan của Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HĐLĐ về (i) phương diện kinh tế; (ii) phương diện xã hội; (iii) điều chỉnh bằng pháp luật để bảo đảm quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ và NSDLĐ không đi ngược lại lợi ích chung của xã hội và không trái với xu thế phát triển của các quan hệ lao động. Nhà nước thực hiện điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một sự cần thiết và khách quan.

1.5.2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ


- Thứ nhất, điều chỉnh bằng pháp luật về thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

NLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải có lý do và phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định, phải báo trước cho NSDLĐ một khoảng thời gian nhất định.

- Thứ hai, điều chỉnh bằng pháp luật về thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ

Cũng như NLĐ khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ, để có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ cũng phải có lý do, cũng phải tuân theo qui định về thủ tục đơn phương chấm dứt, phải thông báo cho NLĐ trước một khoảng thời gian nhất định.

- Thứ ba, điều chỉnh bằng pháp luật về giải quyết hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Theo như phân tích về khái niệm đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì về bản chất, đơn phương chấm dứt HĐLĐ là chấm dứt tất cả các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, khi sự kiện pháp lý xảy ra dẫn đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ kế tiếp của NLĐ và NSDLĐ, được gọi là hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Như vậy, có thể hiểu, hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt HĐLĐ là những qui định của pháp luật về nghĩa vụ của các bên khi đơn phương chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mình được thỏa thuận trong HĐLĐ trước đó. Nghĩa vụ của mỗi bên sẽ có những khác biệt phụ thuộc vào việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật hay trái pháp luật.

+ Trường hợp thứ nhất, hậu quả pháp lý khi các bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật: Dù nguyên nhân việc đơn phương chấm dứt xuất phát từ bên nào thì NLĐ cũng sẽ được hưởng các lợi ích về vật chất như trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, được NSDLĐ trả sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội, các giấy tờ khác liên quan…

NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì hầu hết các quốc gia đều qui định không phải bồi thường cho NLĐ, mà sẽ trả trợ cấp mất việc làm hoặc đền bù cho NLĐ một khoản tiền theo thỏa thuận hay theo qui định.

+ Trường hợp thứ hai, hậu quả pháp lý khi các bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì nguyên tắc chung là phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền theo luật định.

NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền và có thể không được hưởng một số chế độ trợ cấp khác hay phải bồi thường chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Tương ứng với nghĩa vụ của NLĐ khi họ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là quyền lợi của NSDLĐ.

Có thể thấy một điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, đó là NLĐ không phải khôi phục lại quan hệ lao động đã bị phá vỡ. Nguyên nhân xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động. NSDLĐ có nhiều ưu thế hơn khi họ có quyền tuyển chọn, sử dụng lao động, cho nên họ có trách nhiệm khôi phục lại quan hệ lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái qui định.

Ngoài ra, tùy từng mức độ cụ thể mà NSDLĐ có thể còn phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính nếu gây tổn thương nghiêm trọng về tinh thần, thể chất đối với NLĐ. Như vậy, hậu quả trực tiếp nhất của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là làm chấm dứt HĐLĐ. Trong một số trường hợp, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật có thể không làm chấm dứt quan hệ lao động nếu sau đó nó được giải quyết, xử lý đúng pháp luật.

- Thứ tư, điều chỉnh bằng pháp luật về giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Những tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, sao cho giải quyết xong quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của các bên được bảo đảm tốt nhất, tạo sự bình ổn trong quan hệ lao động. Vì vậy, giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một vấn đề quan trọng, mang tính cấp thiết. Tùy theo tính chất, mức độ mâu thuẫn, có thể sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp cơ bản như thương lượng, hòa giải, trọng tài hay tòa án.


Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ

2.1. Qui định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người lao động và thực tiễn thực hiện

Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ được qui định tại Điều 37, Điều 43 BLLĐ 2012. Các qui định về vấn đề này so với BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) hầu như không có sự thay đổi mà chỉ bổ sung thêm trường hợp NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ là khi bị quấy rối tình dục (điểm c, Khoản 1 Điều 37). Ngoài ra, các nội dung khác về thời hạn báo trước, trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ … nói chung không có sự thay đổi so với các qui định trước đây. Pháp luật lao động cần có sự giải thích và cách hiểu thống nhất với từng trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ để tránh những bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, BLLĐ 2012 chưa qui định rõ còn văn bản hướng dẫn về HĐLĐ thì không có nội dung này, vì không thuộc thẩm quyền theo Điều 242 BLLĐ 2012.

2.1.1. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một trong những quyền của NLĐ khi tham gia giao kết HĐLĐ. Tuy nhiên, không phải vì lí do đó mà NLĐ tùy ý muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào, với bất cứ lí do gì cũng được. Pháp luật lao động qui định, NLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần phải tuân theo những qui định về căn cứ đơn phương chấm dứt cũng như thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Đối với NLĐ, quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng được qui định khác với quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn. Đối với HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện: một là, có căn cứ chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật; hai là, thực hiện thủ tục báo

trước đúng pháp luật. Còn đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ chỉ cần thực hiện thủ tục báo trước là đủ. Cụ thể như sau:

a) Đối với HĐLĐ xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) và HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Thứ nhất, về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ.


NLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ xác định thời hạn đúng pháp luật phải viện dẫn được một trong các lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;


d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí