Về Những Hành Vi Bị Nghiêm Cấm Trong Quảng Cáo Và Biện Pháp Xử Lý


Hiện nay, các quy định về nội dung và hình thức quảng cáo trong các văn bản pháp luật ở nước ta còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Vì thế rất khó trong việc áp dụng vào thực tế. Do đó kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về quảng cáo theo hướng như sau:

Thứ nhất, đối với những sản phẩm cần hạn chế quảng cáo, những sản phẩm có ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em như các loại thuốc, mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng… cần quy định cụ thể hơn nội dung quảng cáo, tránh tình trạng các sản phẩm này bị quảng cáo tràn lan hay quảng cáo tối ưu hóa tính năng của sản phẩm, gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2006/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, tiếp theo đó các Bộ Y tế, Thương mại, Văn hóa – Thông tin và UB Dân số – Gia đình & Trẻ em đã ban hành Thông tư 10/2006 liên bộ hướng dẫn thi hành Nghị định trên, trong đó có đề cập đến nội dung quảng cáo cho sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Đây là một động thái tích cực của các cơ quan chức năng cho thấy vấn đề dinh dưỡng của trẻ nhỏ đã được quan tâm hơn. Cũng cần phải có những quy định tương tự như thế với những sản phẩm nhạy cảm về quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ hai, đối với những quy định mang tính trừu tượng, cần phải đưa ra một định nghĩa nhằm làm rõ các khái niệm đó để pháp luật có thể đi vào đời sống chứ không phải là những quy định chung chung, hình thức. Cụ thể, đối với những quy định về hình thức của quảng cáo như phải có “tính thẩm mỹ”, phải có “dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo”, cần bổ sung quy định để cụ thể hóa. Có như thế mới tránh được việc áp dụng luật tùy tiện, khác nhau giữa các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động quảng cáo.


1.2.3. Về phương tiện quảng cáo

Về phương tiện quảng cáo cần bổ sung, sửa đổi một số quy định cụ thể

sau:

Đối với quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình. Do thực

tiễn ở Việt Nam, ngành phát thanh, truyền hình vẫn mang tính độc quyền, người xem, người nghe không có nhiều sự lựa chọn các kênh, các chương trình phát thanh, truyền hình nên vẫn cần có các quy định về thời lượng quảng cáo trên loại phương tiện này để đảm bảo quyền lợi cho người nghe, người xem đài. Tuy nhiên, cần quy định mức giới hạn như thế nào cho hợp lý. Hiện nay các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ quy định không được quảng cáo quá 5% thời lượng phát sóng của chương trình, trừ chương trình chuyên quảng cáo. Mặc dù vậy, như đã trình bày ở Mục II.4.1 Chương II, việc quy định như vậy chưa thật hợp lý. Vì với mỗi chương trình phát sóng có thời gian phát sóng khác nhau, nội dung khác nhau, mục đích khác nhau thì thời lượng quảng cáo xen vào cũng khác nhau. Vì thế không nên quy định chung như thế cho mọi chương trình mà cần quy định cụ thể hơn đối với từng loại chương trình. Chẳng hạn, với các chương trình vui chơi giải trí trên đài truyền hình, có thể cho phép một thời lượng phát xen quảng cáo dài hơn các chương trình khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Một điểm nữa là, tại điểm 2d Mục II Thông tư 43/2003/TT-BVHTT có quy định: chương trình chuyên quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép phải thông báo rõ lượng thời gian cụ thể của chương trình quảng cáo đó cho người xem, người nghe biết ngay từ đầu chương trình. Quy định này không có tính khả thi. Về lý luận, bản chất của quảng cáo là thông tin được đưa đến với công chúng nhằm mục tiêu thúc đẩy cơ hội sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ của người quảng cáo. Công chúng là người tiếp nhận những thông tin này. Thông tin càng thu hút được sự chú ý của


Pháp luật về quảng cáo của Việt Nam một số bất cập và giải pháp - 12

công chúng bao nhiêu thì cơ hội đạt mục đích càng cao. Về thực tiễn, cho đến nay, qua theo dõi trên các chương trình này, chẳng thấy một cơ quan thông tin đại chúng nào thực hiện quy định này cả. Một điều đơn giản có thể hiểu đó là không phải ai cũng có nhu cầu xem hay nghe quảng cáo nếu không nói là đôi khi quảng cáo “buộc” người ta phải xem, phải nghe. Cho nên, nếu có thông báo của người phát hành quảng cáo về thời gian sẽ dành cho quảng cáo, dù đó là quảng cáo vì mục tiêu lợi nhuận hay không thì chắc chắn sẽ khó có thể đạt được mục đích của người quảng cáo. Vì thế, nên chăng chúng ta cần bãi bỏ quy định không phù hợp này đi.

Đối với quảng cáo trên báo in. Ở Việt Nam, quảng cáo trên truyền hình là phương tiện hiệu quả nhất để tiếp cận với đại đa số công chúng. Tuy nhiên, do chi phí quảng cáo trên loại phương tiện này khá cao nên tới 83% số lượng quảng cáo trên truyền hình là của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước thường lựa chọn phương thức quảng cáo trên báo in. Vì thế, việc giới hạn quảng cáo trên báo in không được quá 10% tổng diện tích báo đã làm hạn chế hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, tức là hạn chế hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Nếu quảng cáo trong các phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo thì lại không mấy hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng ấn phẩm báo chí ở Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho người đọc có nhiều sự lựa chọn. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành quảng cáo, nên để cho người đọc – khách hàng tự quyết định diện tích quảng cáo trên báo thế nào là hợp lý. Vì vậy, kiến nghị nên bỏ quyết định giới hạn 10% về diện tích đối quảng cáo trên các loại báo in.

Về quảng cáo trên các phương tiện điện tử. Hiện nay Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn mới chỉ đề cập đến quảng cáo trên mạng thông tin


máy tính, tuy nhiên những quy định này còn rất chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn. Do sự phức tạp trong hoạt động quảng cáo trên mạng khiến các nhà quản lý văn hoá - thông tin không khỏi gặp khó khăn. Với đội ngũ cán bộ quản lý quảng cáo còn rất mỏng, trình độ chuyên môn về quảng cáo, về mạng thông tin máy tính như hiện nay thì khó có thể làm tròn nhiệm vụ được giao. Tình trạng luật quy định rồi nhưng không được thực hiện trên thực tế đã trở thành một vấn đề đáng phải xem xét lại. Đã đến lúc, các nhà quản lý hoạt động quảng cáo cần có biện pháp quản lý mới, thực sự hiệu quả. Với hình thức quảng cáo này, các cơ quan quản lý phải phối hợp với cơ quan có chuyên môn về khoa học - công nghệ thì mới đảm bảo công tác quản lý phát huy được đúng vai trò, chức năng của mình, chứ không chỉ là đặt ra rồi để đấy.

Ngoài ra, hình thức quảng cáo trên các phương tiện điện tử vô cùng phong phú và đa dạng. Với tính chất phức tạp của loại hình quảng cáo này thì những quy định chung chung sẽ không thể áp dụng được. Vì thế, cần phải có các quy định riêng cho từng hình thức quảng cáo trên các phương tiện điện tử, không thể có quy định áp dụng chung cho mọi hình thức. Theo dự kiến, dự thảo Thông tư mới nhất của Bộ Thương mại hướng dẫn về quảng cáo thương mại trên các phương tiện điện tử sẽ được sửa thành Thông tư về quảng cáo thương mại bằng thư điện tử, và Thông tư này sẽ chỉ điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ thư điện tử cũng như gửi thư điện tử quảng cáo thương mại [48]. Tiếp đến, các cơ quan quản lý cũng cần nhanh chóng soạn thảo và ban hành các văn bản mới quy định về các hình thức khác của quảng cáo trên phương tiện điện tử. Đặc biệt trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của các nhà cung cấp các dịch vụ Internet và dịch vụ thông tin di động, vì những người này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa thông tin quảng cáo đến với người sử dụng dịch vụ Internet và thông tin di động.


Đối với quảng cáo ngoài trời. Hiện nay, phương tiện quảng cáo ngoài trời là nơi diễn ra nhiều sai phạm nhất về hoạt động quảng cáo, do vậy, chúng ta cần có những quy định cụ thể. Để khắc phục tình trạng phức tạp đang diễn ra, giải pháp đưa ra là các cơ quan quản lý ở địa phương cần lập ra một chiến lược định hướng phát triển quảng cáo trong từng giai đoạn cũng như quy hoạch quảng cáo ngoài trời, rồi từ đó công bố bản đồ quảng cáo làm cơ sở cho các doanh nghiệp theo dõi, triển khai hoạt động. Ở một số con đường, khu phố, nếu vì mục đích bảo tồn di tích lịch sử, bảo vệ môi trường hay an toàn giao thông… thì có thể không cho phép lắp đặt một số loại phương tiện quảng cáo ngoài trời nhất định nào đó, còn lại về nguyên tắc là không cấm loại hình này. Việc làm này đã được một số địa phương thực hiện nhưng với tính nhỏ lẻ nên chưa tạo được hiệu quả cao. Việc lập và công bố bản đồ quảng cáo trong thời gian tới cần được thống nhất, nhân rộng trong phạm vi toàn quốc. Có như vậy, diện mạo của các đô thị mới được cải thiện và hoạt động quảng cáo ngoài trời sẽ phát triển trong sự quản lý của pháp luật.

1.2.4. Về những hành vi bị nghiêm cấm trong quảng cáo và biện pháp xử lý

Đối với những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo cần bổ sung một số quy định sau đây:

Thứ nhất, cần quy định cụ thể về hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp. Trong các nội dung của văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ quy định chung là cấm doanh nghiệp so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy rằng, để đạt được hiệu quả trong quảng cáo và thu hút sự chú ý của khách hàng, các doanh nghiệp khi quảng cáo vẫn thường sử dụng thủ pháp so sánh, miễn là sự so sánh ấy không trực tiếp làm giảm uy tín hay gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Luật pháp của nhiều nước trên thế giới cũng không cấm quảng cáo so sánh nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Vì thế, pháp luật về quảng cáo mới cần đưa ra


những quy định cụ thể hơn để xác định thế nào là so sánh trực tiếp, từ đó mới có đủ căn cứ pháp lý để quản lý, giám sát và xử lý hành vi này.

Thứ hai, đối với các biện pháp xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thì hiện nay, chế tài xử lý bao gồm trách nhiệm hình sự, được quy định trong Bộ luật Hình sự với tội danh quảng cáo gian dối (Điều 168 Bộ luật Hình sự) và trách nhiệm hành chính được quy định trong Nghị định mới nhất số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, trong đó có các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Có thể nhận thấy pháp luật còn thiếu những chế tài cụ thể đối với những vi phạm pháp luật quảng cáo thương mại. Hơn nữa, mức xử phạt còn nhẹ. Theo Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, mức phạt tiền với các vi phạm phổ biến thường không cao, dao động từ 200.000 đồng đến 20 triệu đồng. Đối với hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam mà chưa được cho phép; văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam đã hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì mức phạt có thể dao động từ 20 - 30 triệu đồng. Đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, theo Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định về việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật về cạnh tranh, mức phạt có thể từ 5 – 70 triệu đồng. Đây được coi là “hạt muối bỏ bể”, không thấm vào đâu so với khoản chi phí vài trăm triệu đồng mà doanh nghiệp bỏ ra xây dựng một bộ phim quảng cáo. Đôi khi, để thực hiện ý đồ quảng cáo của mình, các doanh nghiệp dù biết hành vi đó là vi phạm pháp luật nhưng vì lợi nhuận hay mục đích nào đó vẫn cố tình thực hiện và sẵn sàng chịu nộp phạt. Ý kiến đề xuất mà tác giả muốn đưa ra là nên chăng cần phải nâng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật


quảng cáo thương mại, bởi khi thấy lợi ích kinh tế của mình có thể bị đe doạ, ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, đối với chế tài bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Hình sự, phải cụ thể hóa nội dung “gây hậu quả nghiêm trọng” để các nhà hành pháp có căn cứ xác định hành vi vi phạm.

2. Nhóm giải pháp vi mô

Pháp luật về quảng cáo là do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh và đưa hoạt động này đi theo đúng quỹ đạo mà Nhà nước mong muốn. Tuy nhiên, luật pháp không phải được đặt ra một cách tùy tiện mà phải xuất phát từ thực tiễn. Bên cạnh đó, người thực thi luật pháp và chịu tác động trực tiếp của nó chính là các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo. Vì thế, để hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thì không thể không xét đến vai trò tích cực của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo. Trong phần này sẽ chỉ tập trung vào nhóm giải pháp vi mô đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo ở Việt Nam.

2.1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật

Có thể thấy, thời gian qua, những vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo là khá nhiều. Theo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại, vì quản lý chưa chặt nên những quảng cáo phản cảm xuất hiện đầy rẫy. Đặc biệt, những vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời rất phổ biến. Những hiện tượng như quảng cáo không xin giấy phép, hết thời hạn trong giấy phép nhưng không dỡ bỏ biển quảng cáo, quảng cáo sai về vị trí, diện tích… xảy ra rất thường xuyên. Nhưng nguy hiểm hơn là những tấm panô dựng không cẩn thận trên nóc những tòa nhà cao tầng vào mùa mưa bão luôn là hiểm họa đe dọa những người dân ở xung quanh. Đây là một thói quen rất không tốt của các doanh nghiệp quảng cáo. Thực trạng lộn xộn của ngành quảng cáo thời gian qua khiến cho cơ quan quản lý phải thắt chặt hơn hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, gây tốn kém, phiền hà cho cả


phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp. Thêm vào đó, ngành quảng cáo vốn chưa được thực sự nhìn nhận là một ngành thương mại dịch vụ sẽ phải “chịu” thêm những ý kiến không thiện cảm từ phía công chúng.

Vì vậy, về phía doanh nghiệp hoạt động quảng cáo, cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp và điều kiện, khi luật chưa điều chỉnh hết những vấn đề thực tiễn phát sinh, doanh nghiệp có thể được phép làm những điều mà luật không cấm. Nhưng nguyên tắc chung là không được vi phạm các quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp nội địa không chỉ phải nghiêm túc thực hiện các quy định trong nước mà còn phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng ta sẽ phải “chơi” theo một luật chơi chung của nền kinh tế toàn cầu. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và tránh những rắc rối về pháp lý có thể gặp phải khi tham gia nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề doanh nghiệp quảng cáo của Việt Nam cần đặc biệt quan tâm khi gia nhập “sân chơi” toàn cầu.


2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực luôn là hạt nhân của sự phát triển đối với bất kỳ một đất nước, một lĩnh vực, ngành nghề cũng như một doanh nghiệp. Để có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam cần phải đầu tư cho nguồn nhân lực của mình. Đồng thời, đầu tư cho nguồn nhân lực của ngành quảng cáo cũng là góp phần hạn chế tình trạng lộn xộn hiện nay trong hoạt động quảng cáo. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cái khó lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp quảng cáo, cũng là nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022