Xác Định Giải Quyết Tranh Chấp Khi Mua Lại, Sáp Nhập

mua lại sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị mua lại, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị mua lại đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần được chuyển sang NHTM mua lại; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị mua lại (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang NHTM mua lại; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức… của NHTM bị mua lại cũng được chuyển sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại NHTM bị mua lại được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của NHTM bị mua lại được chuyển giao sang NHTM mua lại kể từ ngày mua lại có hiệu lực pháp luật [82]. Khi thực hiện mua lại một phần cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, hệ quả pháp lý của hoạt động mua lại NHTM là NHTM bị mua lại không trở thành công ty trực thuộc của NHTM mua lại NHTM đó. Về mặt pháp lý, NHTM mua lại chỉ có quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với số cổ phần hay tài sản và quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của NHTM khác trong phạm vi mua lại. Khi tỷ lệ mua lại đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của NHTM bị mua lại, quyết định quản lý, điều hành của NHTM bị mua lại thuộc về bên mua lại theo quy định của pháp luật và điều lệ NHTM.

Đối với giao dịch sáp nhập, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày sáp nhập có hiệu lực, được xác định trong văn bản chấp thuận sáp nhập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của bên bị sáp nhập sẽ do bên nhận sáp nhập thực hiện. Bên bị sáp nhập chấm dứt pháp nhân. Về mặt pháp lý, NHTM nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ pháp lý của NHTM bị sáp nhập, cụ thể bao gồm: (i) Quyền chủ nợ của NHTM bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM nhận sáp nhập; (ii) Quyền cổ đông, chủ sở hữu của NHTM bị sáp nhập được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iii) Quyền sở hữu đối với các tài sản của NHTM bị sáp nhập (trụ sở, bất động sản, tài sản khác…) được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập; (iv) Các nghĩa vụ nợ đối với khoản vay, tiền gửi dưới mọi hình thức… của NHTM bị sáp nhập cũng được chuyển sang NHTM nhận sáp nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật. Quyền của người gửi tiền tại

NHTM bị sáp nhập được bảo đảm; (v) Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng/thỏa thuận của NHTM bị sáp nhập được chuyển giao sang NHTM nhận sáp nhập kể từ ngày sáp nhập có hiệu lực pháp luật [82].

Một trong những hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM là quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Khi đó NHTM mua lại, nhận sáp nhập là chủ sở hữu với các tài sản này, có quyền đòi nợ và quyền định đoạt các tài sản này. Chuyển giao quyền đòi nợ là một trong những trường hợp thông dụng của việc chuyển giao quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng chuyển giao là quyền đòi nợ và việc chuyển giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng dân sự, nghĩa là bên chuyển giao chuyển quyền đòi nợ, còn bên nhận chuyển giao phải đáp ứng cho bên chuyển giao một số điều kiện nhất định. Trường hợp khoản nợ này có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Sau khi hợp đồng chuyển giao có hiệu lực, bên nhận chuyển giao trở thành bên thế quyền, nên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán khi khoản nợ đến hạn; đồng thời, có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo giao dịch bảo đảm đã ký kết trước đây giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ để thu hồi nợ, mà không yêu cầu phải ký lại giao dịch bảo đảm với bên có nghĩa vụ. Như vậy, sau khi ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực pháp luật, quyền chủ nợ của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập đối với các khoản cấp tín dụng, khoản đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán nợ khác được chuyển sang cho NHTM mua lại, nhận sáp nhập. Trong trường hợp có thỏa thuận từ trước về việc không chuyển giao quyền đòi nợ thì quyền này không có cơ sở pháp lý để chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập. Do đó pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM cần quy định rõ để việc chuyển giao quyền chủ nợ có thể thực hiện được trên thực tế, tránh phát sinh tranh chấp.

Như đã trình bày, thời điểm chuyển quyền sở hữu là ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực được xác định trong văn bản chấp thuận mua lại, sáp nhập đối với giao dịch mua lại, sáp nhập do cơ quan quản lý ngân hàng có thẩm quyền quy định. Khi đó bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng toàn bộ hoặc một phần tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, các khoản nợ, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của bên bị mua lại, bị sáp nhập, các báo cáo quản lý, tài chính đã được kiểm toán bắt buộc và được cơ quan quản lý ngân hàng chấp thuận. Ngoài việc nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng tài sản, các bên mua lại, nhận sáp

nhập sẽ tiếp nhận và thực thi quyền sở hữu đối với thương hiệu, hình ảnh, mã chứng khoán và các tài sản trí tuệ khác của bên bị mua lại, bị sáp nhập kể từ ngày mua lại, sáp nhập. Đối với các tài sản của bên bị mua lại, bị sáp nhập phải đăng ký hay thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định, bên mua lại, bên nhận sáp nhập sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký với tư cách là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng (tùy từng trường hợp áp dụng) đối với các tài sản đó. Bên bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bằng hợp đồng ủy quyền cho bên mua lại, nhận sáp nhập thay mặt để ký các văn bản và thực hiện tất cả các hành động cần thiết hoặc bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc pháp luật có liên quan nhằm thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký sở hữu hoặc sử dụng tài sản đó. Vào ngày mua lại, sáp nhập, toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động của bên bị mua lại, bị sáp nhập từ khi thành lập đến ngày mua lại, sáp nhập phải được chuyển giao cho bên mua lại, nhận sáp nhập.

Vào ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực, cổ đông sáng lập của NHTM bị mua lại, bị sáp nhập sẽ bị mất quyền cổ đông sáng lập, trở thành cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông, cụ thể là: (1) Không còn quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời gian luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết do đã trở thành cổ phiếu phổ thông.

(2) Không bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong thời hạn luật định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (3) Không còn nghĩa vụ phải cùng các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua số cổ phần phổ thông được quyền chào bán theo quy định kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.2.4.4. Xác định giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập

Pháp luật quy định giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập bao gồm các nội dung: xác định nội dung tranh chấp; quy định thời hiệu, thời hạn giải quyết tranh chấp; quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp; quy định phương thức giải quyết tranh chấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Cũng như hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM sẽ có nhiều nội dung phát sinh tranh chấp, khiếu kiện liên quan giữa NHTM với các thành viên của NHTM; giữa các thành viên của NHTM với nhau; liên quan đến việc chuyển giao tài sản, tài chính, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng lao động, thực hiện hợp đồng cấp tín dụng... Các tranh chấp giữa NHTM với các thành viên của NHTM là các tranh chấp về phần vốn góp của

mỗi thành viên đối với NHTM; về quyền sở hữu một phần tài sản của NHTM tương ứng với phần vốn góp vào NHTM; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào NHTM; về yêu cầu NHTM đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của NHTM, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà ngân hàng đã ký kết; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, mua lại, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức của NHTM. Các tranh chấp giữa các thành viên của NHTM với nhau là các tranh chấp về trị giá phần vốn góp vào NHTM giữa các thành viên của NHTM; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào NHTM giữa các thành viên của NHTM hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào NHTM của thành viên NHTM đó cho người khác không phải là thành viên của NHTM; về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên NHTM; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của NHTM; về các vấn đề khác giữa các thành viên của NHTM liên quan đến việc thành lập, hoạt động, mua lại, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức của NHTM.

Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay - 10

Về thời hiệu giải quyết tranh chấp khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM: Trong giao dịch dân sự, thời hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với các bên khi xảy ra tranh chấp. Trong pháp luật dân sự ở một số nước, thời hiệu được hiểu là căn cứ để xác lập hoặc xoá bỏ một quyền, bằng cách để cho một khoảng thời gian trôi qua [26]. Thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện dài hay ngắn là do pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật đó. Do đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (theo nghĩa rộng bao gồm cả tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động, kinh doanh thương mại) được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu một loại quan hệ pháp luật nào đó được pháp luật quy định rõ thời hiệu khởi kiện thì phải thực hiện theo quy định về thời hạn khởi kiện được quy định trong các văn bản pháp luật đối với loại quan hệ đó.

Thời điểm tính thời hạn kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã, đang bị người khác xâm phạm khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Họ được quyền khởi kiện tại tòa án tính từ thời điểm này trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Nếu người có quyền dân sự bị xâm phạm thực hiện quyền khởi kiện của mình trong khoảng thời gian luật định thì tòa án có trách nhiệm xem xét, phán xử về quan hệ tranh chấp đó. Thời hạn là khoảng thời gian xác định bắt đầu tính từ ngày biết được quyền, lợi ích hợp pháp của mình

bị xâm phạm, do đó nếu hết thời hạn mà người có quyền, lợi ích bị xâm phạm không khởi kiện thì về nguyên tắc sẽ mất quyền khởi kiện. Như vậy, để xác định đúng thời hiệu khởi kiện, phải xác định được quan hệ tranh chấp đó có được văn bản pháp luật nào quy định về thời hiệu khởi kiện hay không. Điều quan trọng thứ hai là phải xác định đúng ngày nào được coi là ngày có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện.

Pháp luật xác định cơ chế để giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại nói chung và khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Cơ chế giải quyết tranh chấp được hiểu là tổng hợp của tất cả các thành tố tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp gồm: Cơ quan giải quyết tranh chấp, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, các quy định về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp. Khi bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, Nguyễn Mai Phương (2009) cho rằng, một giao dịch M&A không có yếu tố nước ngoài thì luật điều chỉnh của giao dịch đó là luật Việt Nam và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài, tùy thuộc vào lựa chọn của các bên. Trong trường hợp giao dịch có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam cho phép các bên có thể lựa chọn luật nước ngoài là luật điều chỉnh và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hay trọng tài Việt Nam hoặc tòa án hay trọng tài nước ngoài [78].

Nhìn chung, mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến mua lại, sáp nhập NHTM phải được giải quyết trước hết bằng phương thức thương lượng, hòa giải giữa các bên. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải thì tranh chấp có thể được giải quyết tại tòa án trong nước hoặc tại trọng tài theo các thủ tục tố tụng của tòa án, trọng tài. Một giao dịch mua lại, sáp nhập NHTM không có yếu tố nước ngoài thì luật điều chỉnh của giao dịch đó là luật trong nước và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài, tùy thuộc vào lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, pháp luật các quốc gia thường cho phép các bên trong một giao dịch có thể lựa chọn luật nước ngoài là luật điều chỉnh của giao dịch và cơ quan giải quyết tranh chấp có thể là tòa án hoặc trọng tài trong nước hoặc tòa án hay trọng tài nước ngoài nếu giao dịch có yếu tố nước ngoài. Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải được xem xét trên cơ sở của pháp luật từng quốc gia quy định.

Pháp luật Việt Nam quy định giải quyết tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết tại trọng tài hoặc toà án; thẩm quyền của toà án các cấp; thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ; thẩm quyền của toà án theo sự lựa chọn của

nguyên đơn... Luật tố tụng dân sự của Việt Nam quy định, thẩm quyền riêng biệt giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch mà đối tượng là bất động sản là tòa án Việt Nam. Do vậy, các bên trong giao dịch mua tài sản là bất động sản không có cơ hội để đàm phán cơ quan giải quyết tranh chấp trong trường hợp này [78]. Những tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua lại, sáp nhập có tính đặc thù nên đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp này phải đảm bảo các yêu cầu như: (i) Phù hợp với tính chất của quan hệ tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM; (ii) Bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ tranh chấp;

(iii) Tạo sự ổn định tâm lý đối với người gửi tiền, tránh bất ổn xã hội, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh việc xác định các nội dung điều chỉnh chủ yếu nêu trên, pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM còn điều chỉnh những nhiều nội dung khác có liên quan như:

(i) Xác định nội dung quy định về định giá ngân hàng. Việc xác định đúng, đủ giá trị tài sản (hữu hình và vô hình) giúp bên bán đánh giá đúng giá trị của mình và bên mua cũng nhận thức được tài sản mà mình sẽ sở hữu cũng như giá trị của tài sản này. Vì vậy, pháp luật xác định nguyên tắc, cơ sở định giá tài sản, nội dung định giá, phương pháp định giá NHTM bị mua lại, sáp nhập; quy định về tổ chức, hoạt động của tổ chức tư vấn định giá tài sản; quyền, nghĩa vụ pháp lý của chuyên gia tư vấn trong việc định giá tài sản đối với hoạt động mua lại, sáp nhập NHTM...

(ii) Xác định nội dung quy định về thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM. Sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, nếu không có thỏa thuận nào khác giữa NHTM và khách hàng, NHTM mua lại, nhận sáp nhập phải thực hiện lãi suất, phí cấp tín dụng như quy định trong hợp đồng tiền gửi, hợp đồng cấp tín dụng đối với khách hàng đã được xác lập từ trước kể từ ngày mua lại, sáp nhập có hiệu lực pháp lý.

(iii) Xác định những nội dung quy định về chứng khoán nếu NHTM là doanh nghiệp niêm yết, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của các nhân, tổ chức nếu vượt quy định; xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế; điều chỉnh liên quan đến các quy định của hợp đồng mua lại, sáp nhập; xác định nội dung để quy định trong trường hợp NHTM bị mua lại, sáp nhập đang thực hiện hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn...

Kết luận chương 2


1. Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, việc tổ chức và hoạt động của ngân hàng có những đặc thù mà các doanh nghiệp thông thường không có, đó là được nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng cho khách hàng. Mặc dù có bản chất là doanh nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng.

2. Chính bởi những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại và vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế nên pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng so với pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thông thường. Khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, bên cạnh việc sử dụng khung pháp lý như đối với doanh nghiệp thông thường, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại còn có những điều chỉnh riêng.

3. Pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại được xác định cần đáp ứng vai trò là điều kiện khung pháp lý để giao dịch mua lại, sáp nhập ngân hàng được diễn ra trên thực tế, an toàn. Ngoài việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình mua lại, sáp nhập, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cũng cần đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; để cơ quan quản lý ngân hàng, các ngân hàng có cơ sở pháp lý khi thực hiện và buộc phải thực hiện trong khung pháp lý đó, kể cả khi có sự can thiệp của nhà nước cũng phải mang tính khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần xác định những nội dung điều chỉnh chủ yếu trong quá trình mua lại, sáp nhập. Theo đó, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao gồm những nội dung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần phải có pháp luật điều chỉnh.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1.1. Một số quy định chung điều chỉnh hoạt động mua lại, sáp nhập

Khung pháp lý liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập ở Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản luật khác nhau như: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thuế, Luật kế toán, Bộ Luật lao động, Luật đất đai, Luật NHNN, Luật các TCTD... Bên cạnh hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động mua lại, sáp nhập phải tuân theo các thoả thuận, hiệp ước song phương và đa phương như các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, các quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các Hiệp định ASEAN... Mỗi văn bản luật trên chi phối hay điều chỉnh các vấn đề khác nhau liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập.

* Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS (2005)) đặt ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức lại doanh nghiệp, bao gồm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi doanh nghiệp. Vấn đề sáp nhập pháp nhân được quy định tại Điều 95 của Bộ luật. Theo đó, một pháp nhân có thể sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi sáp nhập, pháp nhân bị sáp nhập chấm dứt hoạt động, đồng thời các quyền và nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho pháp nhân nhận sáp nhập. Theo quy định trên, việc sáp nhập có thể diễn ra theo thỏa thuận của các bên tham gia sáp nhập để thực hiện chiến lược, mục tiêu kinh doanh của các bên hoặc theo quyết định hành chính mang tính bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

BLDS (2005) đặt ra nhiều quy định để điều chỉnh liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập, đó là: Quy định quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 50) liên quan đến nguyên tắc tự nguyện khi tiến hành mua lại, sáp nhập, theo đó các bên sẽ dựa trên quyền và nguyên tắc này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022