ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
BÙI THỊ THỦY
PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC
Hệ đào tạo chính quy Khóa học: QH-2014-L
HÀ NỘI, 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
BÙI THỊ THỦY
PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
NGƯỜI HƯỚNG DẤN: ThS. Nguyễn Đăng Duy
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Bùi Thị Thủy
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự | |
DN | Doanh nghiệp |
CTCP | Công ty cổ phần |
PLVN | Pháp luật Việt Nam |
SHTT | |
TSTT | Tài sản trí tuệ |
TSVH | Tài sản vô hình |
TSCĐVH | Tài sản cố định vô hình |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay - 2
- Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay - 3
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Góp Vốn Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Kết cấu của khóa luận 9
Chương I: Những vấn đề lý luận về góp vốn và góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 10
1.1. Khái quát chung về góp vốn 10
1.1.1. Khái niệm góp vốn 10
1.1.2. Bản chất pháp lý của hành vi góp vốn 11
1.1.3. Tài sản góp vốn 11
1.2. Quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 14
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ 14
1.2.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 14
1.2.1.2. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 16
1.2.1.3. Đặc trưng quyền sở hữu trí tuệ 31
1.2.2. Những vấn đề cơ bản về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 32
1.2.2.1. Khái niệm góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 32
1.2.2.2. Đặc điểm góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 33
1.2. 2.3. Sự cần thiết của việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 35
1.3. Sơ lược về sự phát triển hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945 35
1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước năm 1995 35
1.3.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005 36
1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến 2009 37
1.3.4. Giai đoạn từ 2009 đến nay 37
Chương II: Pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 41
2.1. Các quy định pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
............................................................................................................................. 41
2.1.1. Chủ thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 41
2.1.2. Chủ thể nhận vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ 44
2.1.3. Đối tượng góp vốn 45
2.1.4. Điều kiện góp vốn 45
2.1.5. Định giá tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ 48
2.1.6. Hợp đồng góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ 54
2.1.7. Chuyển giao tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ 57
2.1.8. Những hạn chế trong góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 58
2. 1.9. Thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 63
2.1.10. Hậu quả pháp lý khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 64
2.2. Đánh giá pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 65
2.2.1. Các kết quả đạt được 65
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ hiện nay chưa hiệu quả 66
Chương III: Thực trạng và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 72
3.1. Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 72
3.2. Thực trạng hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở một số nước trên thế giới 75
3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 80
3.3.1. Giải pháp hàn thiện pháp luật góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ... 80
3.2.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật góp vốn bằng quyền SHTT 83
KẾT LUẬN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền sở hữu trí tuệ được con người biết đến và công nhận muôn hơn so với quyền đối với các tài sản hữu hình khác. Đã có một thời kỳ, người ta có thể sử dụng các công thức, bắt chước các kiểu dáng, phát minh mà không cần phải trả phí cũng như hỏi ý kiến người nghĩ ra chúng. Nhưng cùng với sự phát triển của loài người, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm và chú trọng. Quyền sở hữu trí tuệ không chỉ có ý nghĩa trong sự phát triển nền kinh tế mà qua đó còn thể hiện, đánh giá được sự phát triển của trí tuệ con người tại mỗi một quốc gia.
Với vai trò ngày càng được coi trọng, ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ đã là một loại tài sản đặc biệt. Việc khai thác loại tài sản vô hình này có thể đem lại được rất nhiều lợi ích vật chất.Sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp có thể nâng cao sản xuất,giảm chi phí hoạt động, tạo ra được những sản phẩm đặc trưng của riêng mình.Vì thế quyền sở hữu trí tuệ cũng được quy định là một trong những tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp để kinh doanh.Tuy nhiên, cũng bởi lẽ đây là một loại tài sản đặc biệt nên mặc dù đã được quy định trong pháp luật (luật dân sự, luật doanh nghiệp) hiện hành là một loại tài sản góp vốn nhưng trên thực tế hoạt động góp vốn bằng tài sản trí tuệ chưa đạt được hiệu quả bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hiểu được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp, đối với sự phát triển của đất nước, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Thông qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh đánh giá và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành, khóa luận muốn tìm hiểu rõ hơn về hành vi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả, cũng như tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới về hành vi góp vốn bằng
quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp tốt nhất, khách quan
nhất để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận đặt mục tiêu nghiên cứu khái quát các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu khái quát về hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu tri tuệ được quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành và có tham khảo đối chiếu với các quy định tương đương tại một số quốc gia trên thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Khóa luận đi từ những vấn đề lý luận cơ bản nhất về góp vốn, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ đến thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, phân tích đánh giá để đưa ra những nguyên nhân gây ra sự kém hiệu quả của việc áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành vào hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, cũng như đề ra những giải pháp thích hợp để khắc phục và nâng cao hiệu quả.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, khóa luận tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về góp vốn và góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ;
Thứ hai, phân tích đánh giá pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành;